Tiết 27, Bài 22: Dẫn nhiệt - Nguyễn Văn Quảng

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là sự dẫn nhiệt.

- Tìm được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt

- So sánh tính dẫn nhiệt của chất

- Dùng hiểu biết về chuyển động của các phân tử, nguyên tử của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.

 2. Kĩ năng

: - Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.

3. Thái độ:

 Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, , giáo án. dụng cụ thí nghiệm:

- Giá thí nghiệm 5,

- Thanh đồng AB 4,

- Đinh ghim 24,

- Đèn cồn, sáp 5,

- Ống nghiệm 8,

- Ba thanh đồng, thủy tinh, thanh nhôm.

 2. HS: SGK, SBT, vở ghi,

 

docx 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1361Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 27, Bài 22: Dẫn nhiệt - Nguyễn Văn Quảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Vật lí 8
Lớp dạy 8A-BB
	Ngày soạn: 07/03/2015
	Ngày dạy : 11/03/2015
	Người soạn: Nguyễn Văn Quảng 
	GVHD: Nguyễn Thị Lan Anh
Tiết :27 BÀI 22: DẪN NHIỆT
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là sự dẫn nhiệt.
- Tìm được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất 
- Dùng hiểu biết về chuyển động của các phân tử, nguyên tử của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. 
 2. Kĩ năng
: - Rèn kĩ năng phân tích TN mô hình để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:
 Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, , giáo án. dụng cụ thí nghiệm: 
- Giá thí nghiệm 5, 
- Thanh đồng AB 4, 
- Đinh ghim 24, 
- Đèn cồn, sáp 5, 
- Ống nghiệm 8, 
- Ba thanh đồng, thủy tinh, thanh nhôm.
 	2. HS: SGK, SBT, vở ghi,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1. Ổn định tổ chức ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Nhiệt năng là gì? 
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
Đáp án: 
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng là: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
3. Bài mới : 
- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại SGK, quan sát hình ảnh
 Đặt vấn đề vào bài học.
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung 
HĐ 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt?
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết mục tiêu và dụng cụ thí nghiệm?
- HS: Hoạt động cá nhân,
 Nhận xét câu trả lời của bạn 
- GV:Nhân xét ,đưa ra kết luận và lưu ý HS làm cẩn thận không bỏng. 
 Chia lớp thành 4 nhóm làm TN.
-GV : Yêu cầu HS làm TN, quan sát hiện tượng theo nhóm và trả lời C1- C3
- HS: Hoạt động nhómlàm TN, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV: giải thích sâu hơn, đầu A nhiệt tăng
-> chuyển động của các phân tử tăng
-> sự va chạm vào các phân tử bên cạnh 
-> động năng phân tử tăng, đồng thời nhiệt năng cũng tăng dần theo chiều từ A đến B. - Đưa ra đáp án và khái niệm về sự dẫn nhiệt
- HS: Hoàn thiện vào vở
HĐ2: Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất 
 - GV: Yêu cầu HS đọc TN 1 SGK nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành TN? 
- HS: Đọc, trả lời câu hỏi, 
 Nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Nhận xét, yêu cầu HS làm TN theo nhóm đã chia và trả lời C4, C5
- HS: Làm TN nhóm, thảo luận đưa ra câu trả lời.
- GV: Các đinh ghim không đồng thời, chứng tỏ nhiệt độ truyền trên các thanh không giống nhau. Nhiệt năng truyền trong kim loại tốt nhất. 
 Kết luận và hướng dẫn HS làm TN 2 
- GV: Yêu cầu HS nêu mục đích, dụng cụ thí nghiệm.
- HS: Làm TN, quan sát và trả lời C6
- GV: Nhận xét, nhắc lại kiến thức cũ,gọi HS trả lời:
Nước sôi ở bao nhiêu độ C? 100 C
Nhiệt độ nóng chảy sáp nến ? 80 C
Đầu ống nghiệm nước có nhiệt độ 100C mà cuối ống nghiệm sáp nến chưa nóng chảy chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
-GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
- HS: Làm TN, quan sát và trả lời C7
- GV: Nhận xét, so sánh về sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
 Đưa ra kết luận.
- HS: Ghi vở
HĐ 3: Vận dụng
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C8, C9, C10, C11, C12 ( SGK-T78)
- HS: Hoạt động cá nhân, 
 Nhận xét câu trả lời của bạn,
- GV: Kết luận, đưa ra các đáp án.
- HS: Ghi vào vở
I. Sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm : ( Hình 22.1 – sgk ) 
2. Trả lời câu hỏi
- C1: Các đinh rơi xuống-> Nhiệt truyền đến sáp -> Sáp nóng chảy ra
- C2: Theo thứ tự a, b, c, d, e
- C3: Chứng tỏ nhiệt được truyền dần từ đầu A vào đầu B của thanh đồng.
*Kết luận: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức truyền nhiệt.
II.Tính dẫn nhiệt của các chất
1. Th í nghiệm 1: ( Hình 22.2 – sgk ) 
- C4: Các đinh gắn ở đầu các thanh không đồng thời rơi xuống. Hiện tượng này chứng tỏ kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh
- C5: Trong ba chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất
*Kết luận: Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2. Thí nghiệm 2:( H ình 22.3 – sgk )
- Mục đích TN: Tìm hiểu sự dẫn nhiệt của chất lỏng
- C6: Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
=> Nhận xét: Chất lỏng dẫn nhiệt kém so với chất rắn.
3. Thí nghiệm 3:( H ình 22.4 – sgk ) 
- C7: Khi đáy ông nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm không bị nóng chảy. Chất khí dẫn nhiệt kém
=> Nhận xét: Chất khí dẫn nhiệt kém so với chất lỏng, chất rắn.
III. Vận dụng
- C8: HS tự viết 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt vào vở.
- C9: Vì trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
- C10: Vì không khí ở giữa nhiều lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
- C11: Về mùa đông chim hay đứng xù lông, để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
- C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào kim loại nhiệt năng từ cơ thể truyền ra bên ngoài lên ta cảm thấy lạnh. Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể khi sờ vào nhiệt năng từ kim loại truyền vào cơ thể làm ta cảm thấy nóng hơn.
4.Củng cố : 
 	- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết SGK
	- HS: Hoạt động cá nhân
	- HS: Làm bài cá nhân và thống nhất đáp án.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- GV: Học thuộc ghi nhớ SGK
- GV: Làm các bài tập 22.1 đến 22.5
 - Chuẩn bị bài 23 : ĐỐI LƯU – BỨC XẠ
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
	Ngày , tháng , năm
	 Giáo viên duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 22. Dẫn nhiệt - Nguyễn Văn Quảng.docx