Tiết 27, Bài 27: Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người - Nguyễn Quý Mạnh

I.Mục tiêu bài học

- HS nắm được các tư thế vận động của con người, nắm được cách vẽ dáng người.

- Vẽ được những dáng người ở các tư thế đơn giản.

- Thấy được vẻ đẹp của con người.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học

+ Gv : - Sưu tầm một số tranh, ảnh có các dáng người vận động.

+ Hs : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nên tỉ lệ cơ thể trẻ em và người trưởng thành theo đơn vị đầu người?

- GV nhận xét bổ sung, cho điểm khuyến khích.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 27, Bài 27: Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người - Nguyễn Quý Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27-Tiết 27
 Giáo án mĩ Thuật 8
	 	 Ngày soạn:09/03/2008 
 Ngày dạy:21/03/2008
Bài 27: ve theo mẫu
Tập vẽ dáng người
I.Mục tiêu bài học
- HS nắm được các tư thế vận động của con người, nắm được cách vẽ dáng người.
- Vẽ được những dáng người ở các tư thế đơn giản.
- Thấy được vẻ đẹp của con người.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
+ Gv : - Sưu tầm một số tranh, ảnh có các dáng người vận động.
+ Hs : - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập 
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nên tỉ lệ cơ thể trẻ em và người trưởng thành theo đơn vị đầu người?
- GV nhận xét bổ sung, cho điểm khuyến khích.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
a. Hoạt động 1: 
I. Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát hình ảnh con người với những cử động khác nhau.
- Đặt các câu hỏi:
? Khi chạy, đi, ngồi, bưng, bêcó những bộ phận nào liên quan mật thiết với nhau?
- Trên cơ sở các câu trả lời của HS, GV chỉ ra những bộ phận có liên quan mật thiết với nhau như:
- GV gọi một vài HS lên bục làm một số động tác trên: 
+ Nhận xét về nhịp điệu và sự lặp lại các động tác, nhận xét về 
- Cho HS quan sát một số bài vẽ dáng người của các bạn HS trước.
b, Hoạt động 2: 
II. Cách vẽ dáng người:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SGK.
- Giới thiệu các bước vẽ dáng người:
+ Quan sát kĩ đối tượng.
+ Vẽ phác nét chính. (Đầu, xương sống, vị trí chân, tay)
+ Nhìn mẫu, dựa vào các nét vẽ phác để vẽ các chi tiết khác như tóc, quần áo
- Chú ý: Khi vẽ cần dựa vào việc quan sát kĩ mẫu thực để tìm tỉ lệ phù hợp, không nên nhìn chi tiết trước mà phải nhìn tổng quát, sau đó mới vẽ đến những chi tiết khác.
c, Hoạt động 3:
III. Thực hành:
- Tập quan sát bạn rồi ước lượng rồi vẽ.
- Vẽ dáng người ở các tư thế vận động khác.
- GV gơi ý hướng dẫn cùng HS thực hành vẽ dáng người.
- HS quan sát hình ảnh con người với những cử động khác nhau.
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi về sự liên quan của các bộ phận khi vận động.
+ Chạy: Đầu, lưng, chân tay 
+ Đi: Đầu, lưng, chân, tay.
+ Ngồi: Lưng, chân
+ Bưng, bê: Tay, chân 
- HS lên tham gia làm các động tác.
- HS quan sát nhận ra sự liên quan của các bộ phận khi vận động ở các tư thế khác nhau.
- HS quan sát minh hoạ trong SGK nắm được cách vẽ phác nét chính, phương pháp vẽ người bằng nét chính (người que) 
- Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên 
- Vẽ tỉ lệ cơ thể bạn mình trong lớp.
4. Đánh giá, củng cổ:
- Thu bài và chọn một số bài nhận xét các tỉ lệ so với thực tế .
- Nhắc lại các bước vẽ dáng người.
* Hướng dẫn về nhà.
- Tập vẽ các dáng người ở các tư thế khác.
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành trang trí cho bài học sau – Minh hoạ truyện cổ tích.
Thông qua giáo án tuẩn 27

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người - Nguyễn Quý Mạnh.doc