Tiết 28, Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết)

1 – MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS hiểu Hiến pháp là gì , vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật .

- HS Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được các quy định trong hiến pháp.

- HS thực hiện thành thạo phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác .

1.3 Thái độ:

- Thói quen : Học sinh có thói quen ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp .

- Tính cách : Có trách nhiệm trong học tập , tìm hiểu về Hiến pháp .

2 – NỘI DUNG HỌC TẬP

Nêu được khái niệm Hiến pháp

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 24464Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28, Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 29 TIẾT: 28
NGÀY DẠY :......./......../........
BÀI 20 
HIẾN PHÁP
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2 tiết )
1 – MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- HS hiểu Hiến pháp là gì , vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật .
- HS Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được các quy định trong hiến pháp.
- HS thực hiện thành thạo phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác .
1.3 Thái độ:
- Thói quen : Học sinh có thói quen ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp .
- Tính cách : Có trách nhiệm trong học tập , tìm hiểu về Hiến pháp .
2 – NỘI DUNG HỌC TẬP
Nêu được khái niệm Hiến pháp
3 – CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: Tình huống ,câu chuyện, bảng phụ.
3.2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà 
4 – TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
8a1: 8a2:.. 8a3:. 
4.2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1: Kiểm tra nội dung bài cũ
?Em hiểu quyền tự do ngôn luận là gì ? Em có thể làm gì để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ?( 10 đ)( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
HS: - Quyền tự do ngôn luận: Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc ,thảo luận ,đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của cộng đồng đất nước ,xã hội .(7đ)
-Học sinh :Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật , học tập văn hóa trên mọi lĩnh vực ..( 3đ).
- Câu 2 : Kiểm tra nội dung liên quan bài mới
Hãy điền vào bảng sau chọn đúng ,sai:(10 đ)
1.Tự do ngôn luận là ai muốn nói gì thì nói.
s
2.Tự do ngôn luận hiện quyền làm chủ của nhà nước xã hội của công dân .
đ
3.Trẻ em còn nhỏ chưa có quyền tự do ngôn luận .
s
4.Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật .
đ
Bài học của chúng ta hôm nay là bài nào? HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
4.3. Tiến trình bài học
 Giới thiệu bài :
 ? Kể tên một vài quyền và nghĩa vụ của công dân mà em đã được học ? 
HS :Quyền khiếu nại, quyền tố cao ,quyền tự do ngôn luận ,quyền được bảo vệ tính mạng ,sức khỏe danh dự nhân phẩm..
 GV: Tất cả các quyền đó đều được ghi nhận trong Hiến pháp nhà nước ta . Vậy Hiến pháp là gì Hiến pháp có vị trí như thế nào ,Ý nghĩa ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 :10 PHÚT
Mục tiêu :
KT: Khai thác đặt vấn đề .
KN: Giải quyết vấn đề.
HS: Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 55 
?Trên cơ sở quyền trẻ em đã được học em hãy nêu một vài điều trong luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ,mà theo em đó là sự cụ thể hóa điều 65 của Hiến pháp ? 
GV bổ sung :
-Điều 7 luật chăm sóc và giáo dục trẻ em “ Trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ “
- Điều 10: “Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập “.
-Điều 5: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch .“ 
? Từ điều 65 và điều 146 của Hiến pháp và các điều luật trên em có nhận xét gì vế mối quan hệ giữa Hiến pháp với luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em , luật hôn nhân gia đình ?
 Hs : Nhận xt .
Liên hệ : Nêu ví dụ ở các bài đã học để chứng minh ?
HS: -Bài 12 : Điều 64 -Hiến pháp 1992: “Gia đình là tế bào của xã hội”.
 - Điều 2:Luật hôn nhân và gia đình : “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích “.
 -Bài 16 :-Điều 58 –Hiến pháp 1992 :”Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành”
 - Điều 175 – BLDS: “ Bảo vệ quyền sở hữu.. “ 
 - Bài17: Điều 17-Hiến pháp 1992 : Đất đai rừng núi sông hồ thuộc sở hữu toàn dân .
-Điều 78: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng . 
Kĩ năng : Hãy phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác ?
? Từ các nội dung trên em tháy Hiến pháp có vị trí gì trong hệ thống pháp luật ? 
HOẠT ĐỘNG 2 :20 phút
Mục tiêu:
KT: Hiểu khái niệm Hiến pháp :
KN: Nêu được khài niệm Hiến Pháp
? Hiến pháp là gì ? 
? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật ?
HS: Nhà nước .
? Nhà nước cộng hòa XHCN VN ra đời vào năm nào?( 1945)
?Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp ? Vào năm nào ?
HS:Từ khi thành lập nước cho đến nay đã ban hành 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
Mở rộng : -Hiến pháp 1946 sau khi cách mạng tháng Tám thành công ,nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân .
 -Hiến pháp 1959 của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà .
- Hiến pháp 1980 của thời kì quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước . 
 - Hiến pháp 1992 của thời kì đổi mới.
? Hiến pháp nào sửa đổi ,bổ sung ? Vì sao có sự sửa đổi và bổ sung ? 
HS: Hiến pháp sửa đổi ,bổ sung là : 1959, 1980, 1992. Cho phù hợp với tình hình của đất nước .
 ? Em hiểu gì về Hiến pháp Việt Nam ? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS:Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng CSVN trong từng thời kì , từng giai đoạn cách mạng .
GV: Giới thiệu các nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 được Quốc hội nước cộng hòa XHCN VN khóa VIII kì họp thứ 11 nhất trí thông qua phiên họp ngày 15.4.1992 và được Quốc hội khóa X kì họp thứ 10 sửa đổi ,bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2000 /QH 10. Hiến pháp bao gồm 147 điều chia làm 12 chương . 
Chương 1 : Nước CHXHCN VN -chế đđộ chính trị (Điều 1- 14 )
Chương 2: Chế đđộ kinh tế (Điều 15-29) 
Chương 3: Văn hóa,giáo dục , khoa học , công nghệ (Điều 30-43)
Chương 4: Bảo vệ tổ quốc XHCN (Điều 44-48)
Chương 5 : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 49-82)
Chương 6: Quốc hội (Điều 83-100)
Chương 7: Chủ tịch nước (Điều 101-108)
Chương 8: Chính phủ (Điều 109- 117)
Chương 9: HĐND-UBND (Đ118-125)
Chương 10 : TAND và kiểm sát nhân dân (Điều 126-140) 
Chương 11: Quốc kỳ , quốc huy , quốc ca ,ngày quốc khánh thủ đô (Điều 141 -145) 
Chương 12 : Hiệu lực của HP và việc sửa đđổi HP (Điều 116- 147 ) 
Gv : HP là đạo luật quan trọng nhất của nhà nước .HP đđiều chỉnh những QHXH cơ bản nhất của một quốc gia , định hướng chođđường lối phát triển KTXH của đđất nước.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Điều 8 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em “ Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng,thân thể danh dự nhân phẩm.” 
-Giữa các Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau ,mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp và là sự cụ thể hóa Hiến pháp . 
= Khẳng định Hiền pháp là cơ sở là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam .
II .NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp .
 4.4 Tổng kết
Lồng ghép vào phần bài tập.
Bài 2 SGK/ 57
Văn bản
Các cơ quan
Quốc hội
Bộ giáo dục đào tạo
Bộ kế hoạch đầu tư
Chính phủ
Bộ tài chính
Đoàn TN CS HCM
Hiến pháp 
x
Điều lệ đoàn TN
x
Luật doanh nghiệp 
x
Qui chế tuyển sinh vào đại học và cao đẳng 
x
Luật thuế GTGT 
x
Luật giáo dục 
x
Bài 3 SGK/ 58:
Cơ quan
Cơ quan quyền lực nhà nước 
Quốc hội , HĐND các cap
Cơ quan quản lý nhà nước 
Chính phủ, UBND quận, Bộ GD&ĐT, Bộ nông nghiệp và PTNT, Sở GD&ĐT, Sở LĐTBXH 
Cơ quan xét xử 
Toà án nhân tối cao. TAND địa phương. TA quân sự
Cơ quan kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, VKS địa phương, VKS quân sự
Bài tập : Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung hiến pháp được thực hiện bởi(Đánh dấu x vào ô trống)
x
 Chính phủ. 
 Quốc hội.
 Toà án nhân dân.
 Viện kiểm sát.
GV : Kết luận toàn bài : 
 Hiến pháp năm 1992 - Đạo luật cơ bản của Nhà nước và xã hội Việt Nam là cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước của các tổ chức xã hội và cho công dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng là tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa các quy định Hiến pháp và thực hiện quy định đó trong cuộc sông hàng ngày. Đó là : Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết này :	
 -Học bài kết hợp SGK trang 56.
-Tìm hiểu thêm về các điều của Hiến pháp trong từng lĩnh vực .
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
Chuẩn bị bài 21: “Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
 - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK trang 58,59.
 - Xem nội dung bài học SGK trang 60.
 - Xem phần bài tập SGK trang 60,61.
5/PHỤ LỤC:
Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 8.
Học tập và thực hành theo chuẩn kiến thức,kĩ năng GDCD 8.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 8.
Kĩ năng sống GDCD 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.doc