Tiết 28, Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về kim loại, về dãy hoạt động hoá học, về sự ăn mòn kim loại.

2. Kĩ năng:

- Viết phương trình hoá học , giải thích các hiện tượng trong thực tế.

- Vận dụng để giải các bài tập hoá học có liên quan.

3. Thái độ:

- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

4. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. Giáo viên: Bảng phụ có sẵn bài tập

b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức ở chương : Kim loại.

2. Phương pháp: Vấn đáp – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân .

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28, Bài 22: Luyện tập chương 2: Kim loại - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn: 15/11/2014
Tiết : 28 Ngày dạy: 18/11/2014
Bài 22: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về kim loại, về dãy hoạt động hoá học, về sự ăn mòn kim loại.
2. Kĩ năng: 
- Viết phương trình hoá học , giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Vận dụng để giải các bài tập hoá học có liên quan.
3. Thái độ: 
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên: Bảng phụ có sẵn bài tập
b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức ở chương : Kim loại.
2. Phương pháp: Vấn đáp – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức đã học về kim loại và vận dụng để giải các bài tập nhanh chóng ta sẽ vào bài 22.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông 1: Các kiến thức cần nhớ (16’)
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của kim loại?(Phụ đạo HS yếu kém).
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 + Hãy viết dãy hoạt động hoá học của một số kim loại?
+ Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại? (Phụ đạo HS yếu kém).
- GV: Nhận xét. 
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi So sánh tính chất hoá học của Alvà Fe?
- GV: Nhận xét, sửa bài và đánh giá.
- GV: Treo lên bảng bảng phụ sau:
Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng.
Gang 
Thép 
Thành phần
Tính chất
Sản xuất
- GV: Lên bảng hoàn thành bảng phụ.
-GV: Nhận xét 
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
+ Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
+ Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? 
- HS: Nhắc lại 
- HS: Nhắc lại 
- HS: Lắng nghe
- HS: Thảo luận nhóm
1.Tính chất hoá học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau?
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Lên hoàn thành bảng.
2. Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất, và quá trình sản xuất gang thép.
- HS: Đại diện các nhóm lên hoàn thiện bảng.
- HS: Lắng nghe
- HS: Trả lời 
3. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Hoạt động 2: Luyện tập (25’)
- GV: Treo bảng phụ 2:Yêu cầu HS làm nhanh vào vở bài tập sau: 
Bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng hoá học biểu diễn sự chuyển hoá sau:
Al "Al2(SO4)3 "AlCl3 " Al(OH)3 "Al2O3 "Al "Al2O3 "Al(NO3)3
Bài tập 2. 
Fe " FeCl3 " Fe(OH)3 " Fe2O3 "Fe " Fe3O4 
- GV: Hướng dẫn HS làm Bài tập 5 SGK/69
- HS: Làm nhanh vào vở bài tập 1: 
2 Al + 3H2SO4 "Al2(SO4)3 + 3H2
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 "2AlCl3 + 3BaSO4
AlCl3 + 3NaOH " Al(OH)3 +3NaCl
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
Al2O3 + 3H2 " 2Al + 3H2O
4Al + 3O2 2Al2O3 
Al2O3 + 6HNO3"2Al(NO3)3 + 3H2O
Bài tập 2: 
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
FeCl3 + 3NaOH " Fe(OH)3 +3NaCl
 2Fe(OH)3 " Fe2O3 +3 H2O
Fe2O3 + 3H2 " 2Fe +3H2O
3Fe + 2 O2 Fe3O4 
- HS: Lắng nghe hướng dẫn và làm Bài tập 5 SGK /69
2A + Cl2 " 2ACl
2 mol 3 mol
Khối lượng clo phản ứng là: 
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
 = 23,4 – 9,2 = 14,2 (g)
Số mol Cl2 là: nCl2 = = 0,2 (mol)
 Số mol của A = = 23 " Vậy A là Na
3. Nhận xét - Dặn dò (3’) 
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học. 
- Làm lại các bài tập vào vở.
- Xem trước bài thực hành: Tính chất hoá học của Nhôm và kẻ bảng tường trình . 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Luyện tập chương 2 Kim loại - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc