Tiết 29, Bài 34: Thực hành Dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Đinh Văn Tuyến

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : - Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

2. Kĩ năng : - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện

3. Thái độ :- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn khi dùng điện khi sử dụng và sửa chữa

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: - Giáo án bài giảng, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành.

2. HS : - Đọc và xem trước bài học.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .

2. Kiểm tra bài cũ :

 -Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện là gì?

 - Biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng, sửa chữa điện?

3. Đặt vấn đề : - Bên cạnh lợi ích to lớn của điện năng ta thấy tác hại không nhỏ nếu để tai nạn điện xảy ra . Vậy chúng ta phải biết cách hạn chế tối đa tai nạn điện xảy ra.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29, Bài 34: Thực hành Dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Đinh Văn Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Ngày soạn: 20/11/2013 
Tiết: 29	 Ngày dạy: 25/11/2013
Bài 34 : THỰC HÀNH
DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. 
2. Kĩ năng : - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3. Thái độ :- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn khi dùng điện khi sử dụng và sửa chữa 
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: - Giáo án bài giảng, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành.
2. HS : - Đọc và xem trước bài học.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp . 
2. Kiểm tra bài cũ : 
	-Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện là gì?
	- Biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng, sửa chữa điện?
3. Đặt vấn đề : - Bên cạnh lợi ích to lớn của điện năng ta thấy tác hại không nhỏ nếu để tai nạn điện xảy ra . Vậy chúng ta phải biết cách hạn chế tối đa tai nạn điện xảy ra.
4. Tiến trình :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện.:
- Suy nghĩ tìm ra vấn đề
-Làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi, hoàn thành bài thực hành
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc điểm của các dụng cụ an toàn điện 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu và sử dụng bút thử điện :
- Theo dõi bút thử điện và nêu cấu tạo của bút thử điện
-Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng của bút thử điện.
-Dựa vào công thứ tính điện trở của vật dẫn
I = U/R
Gần bóng đèn bút thử điện có điện trở rất lớn để hạn chế dòng điện.
- Giới thiệu bút thử điện
+Cấu tạo bút thử điện.
+Công dụng bút thử điện
-Giới thiệu cách sử dụng và nguyên tắc làm việc của nó.
+Tại sao dòng điện chạy qua cơ thể người thông qua bút thử điện mà chúng ta không bị giật.
-Hướng dẫn cách kiểm tra sự rò điện 
Hoạt động 3 : Củng cố , hướng dẫn về nhà
- Trả lời câu hỏi của GV .
-Chú ý rút kinh nghiệm
- Hướng dẫn HS hoàn thành mẫu báo cáo ?
- Nhận xét buổi thực hành .
- Xem lại các nội dung đã học .
- Chuẩn bài mới 
5. Nội dung ghi bảng
1.Dụng cụ bảo vệ an toàn điện :
-Nhận biết vật liệu cách điện: Thuỷ tinh, gỗ, êbônít, sứ...
-Ý nghĩa các số liệu kĩ thuật cho biết mức điện áp an toàn khi sử dụng
-Công dụng cách ly dòng điện với người sử dụng 
2.Tìm hiểu bút thử điện :
-Bút thử điện dùng kiểm tra sự trò điện của các thiết bị điện có U< 1000V
-Cấu tạo: Đầu bút gắn với thân bút , điện trở (1-2 triệu Ohm) , đèn báo , lò xo , nắp bút , kẹp kim loại
-Nguyên lý hoạt động : Khi chạm tay vào kẹp kim loại, chạm đầu bút vào vật mang điện, dòng điện chạy từ vật dẫn qua đèn qua cơ thể người xuống đất, tạo thành mạch kín.:
3 . Báo cáo thực hành :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 34. Thực hành - Dụng cụ bảo vệ an toàn điện - Đinh Văn Tuyến - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc