Tiết 3, Bài 3: Tế bào (Tuần 2)

1. Kiến thức:

- Mô tả được các thành phần cấu tạo nên tế bào

- Biết được cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng

- Xác định được tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể.

-

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung.

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng làm việc độc lập với SGK

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2442Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Tế bào (Tuần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: 22/08/2011 – 28/15/2011
Tiết 3
Bài 3: TẾ BÀO
Mục tiêu:
Kiến thức:
Mô tả được các thành phần cấu tạo nên tế bào
Biết được cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng
Xác định được tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể.
Kĩ năng:
Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung.
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng làm việc độc lập với SGK
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp.
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Thái độ:
Có thái độ học tập tích cực
Có hứng thú với khoa học tự nhiên và môn Sinh học
Có ý thức bảo vệ cơ thể, vệ sinh cơ thể.
Phương pháp và phương tiện dạy học:
Phương pháp:
Vấn đáp – tìm tòi bộ phận
Quan sát tranh tìm tòi bộ phận
Hoạt động nhóm
Phương tiện:
SGK
Hình ảnh liên quan bài học
Phiếu học tập
Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 4 phút
Cơ thể người cấu tạo gồm mấy phần? Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
Hệ cơ quan là gì? Nêu vị trí, các cơ quan và chức năng của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp?
Em hãy phân tích một ví dụ để chứng minh sự phối hợp hoạt động của các cơ quan?
Bài mới:
Các em có biết cơ thể của chúng ta được cấu tạo từ những đơn vị được gọi là tế bào, vậy tế bào được cấu tạo như thế nào và hoạt động ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đó khi học bài hôm nay.
Hoạt động 1: I. CẤU TẠO TẾ BÀO (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NÔI DUNG BÀI HỌC
- Quan sát hình 3.1 hãy trình bày cấu tạo một tế bào điển hình?
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- Tổng kết và rút ra kết luận
- Quan sát và suy nghĩ
- lên bảng trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Ghi chép
I. Cấu tạo tế bào:
Tế bào được cấu tạo từ những thành phần sau: 
- Màng sinh chất
- Chất tế bào: ti thể, trung thể, ribôxôm, bộ máy golgi, lưới nội chất hạt
- Nhân
Hoạt động 2: II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO ( 15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hãy nghiên cứu nôi dung trong bảng 3 – 1 và thảo luận nhóm, sau đó từng nhóm lên abrng trình bày cho cô:
+ Vị trí và chức năng của màng sinh chất? Vì sao màng sinh chất thực hiện được chức năng đó?
+ Vị trí và chức năng của chất tế bào? Các bào quan trong chất tế bào? Vì sao chất tế bào thực hiện được chức năng trên?
+ Vị trí và chức năng của nhân? Vì sao nhân thực hiện được chức năng như vậy?
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
- Gọi HS trả lời, nếu HS trả lời được thì cho điểm.
GV giaûng theâm: 
* Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào vơi máu và dịch mô. Chất tế bào có nhiều bào quan như lưới nội chất (trên lưới nội chất có các ribôxôm), bộ máy Goongi.trong nhân là dịch nhân chứa nhiễm sắc thể 
- Lên bảng trình bày
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào:
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
- Chất tế bào: thực hiện các hoạt động sống của tế bào
+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Ribôxôm: nơi tổng hợp protein
+Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng.
+ Bộ máy Golgi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
+ Trung thể: tham gia quá trình phân chi tế bào.
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
+ Nhiễm sắc thể: là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền
+ Nhân con: tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
Hoạt động 3: III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NÔI DUNG BÀI HỌC
- Đọc thông tin trong SGK và cho biết thành phần hóa học của tế bào?
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- Vì sao khẩu phần ăn hằng ngày nên có đầy đủ các chất gluxit, protein, lipit....
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Vì cung cấp các chất hữu cơ cho tế bào..
III. Thành phần hóa học của tế bào:
- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ.
- Chất hữu cơ gồm: protein, gluxít, lipit, axit nuclêit.
- Chất vô cơ gồm: canxi, ka, natri, sắt, đồng..
Hoạt động 4: IV. HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV hoûi:
+ Cô theå laáy thöùc aên töø ñaâu?
+ Thöùc aên ñöôïc bieán ñoåi vaø chuyeån hoaù theá naøo trong cô theå ?
+ Cô theå lôùn leân do ñaâu?
+ Giöõa teá baøo vaø cô theå coù moái quan heä nhö theá naøo ?
- Qua hình 3-2 em hãy cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?
_ Laáy ví duï ñeå thaáy moái quan heä giöõa chöùc naêng cuûa tế bào vôùi cô theå vaø moâi tröôøng ( GV giaûng giaûi)
- Lấy thức ăn từ môi trường
- Thức ăn được biến đổi ở dạ dày và hấp thụ.
- Cơ thể lớn lên do sự phân chia tế bào
IV. Hoạt động sống của tế bào:
- Các hoạt động sống của tế bào gồm:
+ Trao đổi chất: cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể
+ Lớn lên và phân chia: giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản
+ Cảm ứng: giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
4. Củng cố: 3 phút
- Nêu cấu tạo một tế bào điển hình?
- Hãy nêu chức năng của màng sinh chất và nhân trong tế bào?
	5. Dặn dò: 1 phút
- Học bài và đọc mục “ Em có biết”
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Làm bài tập 1 trong SGK trang 13
- Chuẩn bị bài mới:
+ Mô là gì?
+ Cơ vân, cơ trơn và cơ tim khác nhau ở những điểm nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tế bào.doc