Tiết 30, Bài 25: Tính chất của phi kim - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất vật lí của phi kim.

- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.

- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.

- Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập tích cực và cẩn thận trong học tập.

4. Trọng tâm:

 Tính chất hóa học chung của phi kim.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1358Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 30, Bài 25: Tính chất của phi kim - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn: 17/11/2014
Tiết : 30 Ngày dạy: 21/11/2014
CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ 
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Bài 25. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Tính chất vật lí của phi kim.
- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.
- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
- Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập tích cực và cẩn thận trong học tập. 
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học chung của phi kim. 
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Máy chiếu và bảng phụ. 
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Đàm thoại – Vấn đáp – Thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lí và hóa học chung của kim loại? HS: Trả lời.
GV: Vậy, đơn chất phi kim có những tính chất vật lí và hóa học gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nghiên cứu bài mới.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tính chất vật lí của phi kim (8’).
- GV chiếu slide 5: Yêu cầu HS nêu tên một số loại phi kim ?
- GV chiếu slide 6: Yêu cầu HS rút ra tính chất vật lí khác kim loại của phi kim?
-GV chiếu các slide 7,8,9,10,11: Yêu cầu HS quan sát và nêu trạng thái của các mẫu phi kim ở điều kiện thường?
- GV: Thông báo: Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
- HS: Cacbon, nitơ, photpho, lưu huỳnh.
- HS: Trả lời. 
- HS: Quan sát và trả lời.
-HS: Nghe giảng và ghi bài. 
I. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
- Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn(C,S,P); lỏng(Br2); khí(O2, Cl2, N2 ). 
- Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
Hoạt động 2. Tính chất hoá học của phi kim(20’).
- GV: Chiếu slide 14: Yêu cầu HS hoàn thiện các PTHH sau: 
1. Na + Cl2 2. Fe + S
3. Fe + O2 4. Cu + O2
(Phụ đạo HS yếu kém)
-GV: Chiếu slide 15: Yêu cầu HS cho biết sản phẩm thuộc loại hợp chất nào:
-GV:Yêu cầu HS kết luận tính chất phi kim tác dụng với kim loại
-GV: Chiếu slide 17: Mô phỏng thí nghiệm của Cl2 với H2 . Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng?
- GV: Nhận xét.
-GV: Liên hệ kiến thức lớp 8 phản ứng của H2 với O2 .
-GV: Yêu cầu HS nêu kết luận tính chất phi kim tác dụng với H2.
-GV: Chiếu slide 19 cho HS quan sát hình ảnh của một số phi kim cháy trong oxi.
-GV: Yêu cầu HS lên viết PTHH.
-GV: Kết luận.
- GV: Chiếu slide 22,23 : Yêu cầu HS nhận xét mức độ hoạt động của các phi kim?
-GV: Căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động của phi kim?
-GV: Kết luận.
- HS: Lên bảng hoàn thiện các PTHH.
-HS: Trả lời.
- HS: Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit
-HS: Theo dõi thí nghiệm mô phỏng và nêu hiện tượng.
-HS: Lắng nghe.
-HS: Nhớ lại kiến thức cũ.
-HS: Trả lời.
-HS: Quan sát.
-HS: S + O2 SO2
-HS: Ghi bài.
-HS: Nhận xét.
-HS: Suy luận, trả lời.
-HS: Lắng nghe và ghi bài.
II. Phi kim có những tính chất hóa học nào? 
1. Tác dụng với kim loại: 
2Na + Cl2 2NaCl
→Kết luận: Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hidro:
+ Oxi tác dung với hidro:
2H2 + O2 2H2O
+ Clo tác dụng với hidro:
H2 + Cl2 2HCl
→Kết luận:Phi kim phản ứng với H2 tạo thành hợp chất khí
3. Tác dụng với oxi: 
 S + O2 SO2
 C + O2 CO2
4. Mức độ hoạt động của phi kim: 
-Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và với hidro.
- Phi kim hoạt động mạnh như: F2, O2, Cl2
- Phi kim hoạt động yếu hơn : C, S, P. 
3. Củng cố(15’): 
- GV: Tổ chức thảo luận nhóm trong 5’: Yêu cầu HS hoàn thiện các PTHH cho chuỗi sơ đồ phản ứng sau: SSO2SO3H2SO4K2SO4BaSO4.
- GV: Chiếu slide 27 cho HS trả lời các câu hỏi của trò chơi ô chữ. 
4. Nhận xét - Dặn dò (1’):
- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ học tập của lớp trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà 3, 4, 5SGK/76.
- Chuẩn bị trước bài: “Clo”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Tính chất của phi kim - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc