Tiết 31, Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) (Tiết 1) - Dương Thị Oanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

 - Kể được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) và nêu được các cơ quan đó do ai bầu ra.

 - Nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở.

2. Về kỹ năng: HS biết chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước ở địa phương.

3. Về thái độ: - Tôn trọng các cơ quan nhà nước ở cơ sở.

 - Ủng hộ hoạt động của các cơ quan đó.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Xử lí thông tin về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

- Tư duy phê phán về vai trò của các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu quyền và nghĩa vụ công dân với đại biểu do mình bầu ra? Trách nhiệm NN với các quyền CD?

3. Dạy - học bài mới:

 a. Giới thiệu: Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở. Để hiểu rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4410Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) (Tiết 1) - Dương Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 NS:14/04/2013
Tiết 31 NG:16/04/2013
Bài 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
 (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
 - Kể được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) và nêu được các cơ quan đó do ai bầu ra.
 - Nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
2. Về kỹ năng: HS biết chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước ở địa phương.
3. Về thái độ: - Tôn trọng các cơ quan nhà nước ở cơ sở.
 - Ủng hộ hoạt động của các cơ quan đó.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Xử lí thông tin về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
- Tư duy phê phán về vai trò của các cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu quyền và nghĩa vụ công dân với đại biểu do mình bầu ra? Trách nhiệm NN với các quyền CD?
3. Dạy - học bài mới: 
 a. Giới thiệu: Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở. Để hiểu rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
 b. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác tình huống SGK.
*GV gọi 2 HS đọc phần hỏi – đáp pháp luật (SGK/60), sau đó cho HS đàm thoại theo câu hỏi:
H: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?
HS: Hội đồng nhân dân (xã, phường, thị trấn) và Uỷ ban nhân dân (xã, phường, thị trấn).
=>GV chốt chuyển ý: Bộ máy nhà nước là một nước lớn, có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đất nước. UBND phường thì quản lý mọi mặt ở địa phương và địa bàn phường như một nhà nước thu nhỏ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn các cấp cơ sở.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin bài học II/62 cùng đàm thoại:
H: HĐND và UBND xã là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
H: Hội đồng nhân dân xã do ai bầu ra và có trách nhiệm gì?
H: Uỷ ban nhân dân xã do ai bầu ra và có trách nhiệm gì?
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’) theo câu hỏi:
-N1,3: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
-N2,4: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
=>Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – các nhóm HS nhận xét bổ sung, GV chuẩn kiến thức và gọi 2 HS đọc thông tin về nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND (SGK /60 – 61).
*Sau đó, GV chốt chuyển ý:
-Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và do nhân dân bầu ra.
-Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của HĐND – do HĐND bầu ra – là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp - luật – văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
I. Tình huống, thông tin:
II. Nội dung bài học:
1.Phân loại: Gồm 2 cơ quan:
+ HĐND xã (phường, thị trấn): là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.
+ UBND xã (phường, thị trấn): là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND xã bầu ra.
2. Nhiệm vụ:
a. HĐND xã (phường, thị trấn): 
- Ổn định kinh tế.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Củng cố quốc phòng và an ninh.
2.UBND xã (phường, thị trấn):
- Quản lí nhà nước ở địa phương.
- Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật.
- Bảo đảm an ninh chính trị- xã hội.
4. Củng cố: GV cho HS trả lời nhanh:
- Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?
- Uỷ ban nhân dân do ai bầu ra?
5. Đánh giá: 
 *GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định nhiệm vụ - quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn)?
1. Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng - phát triển địa phương
2. Giám sát thực hiện nghị định HĐND.
3. Thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo địa phương.
4. Quản lý hành chính địa phương.
5. Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
6. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
7. Bảo vệ tự do bình đẳng.
8. Thi hành pháp luật.
9. Phòng, chống tệ nạn xã hội địa phương.
=>HS xác định, GV chuẩn xác và chốt lại:
-Nhiệm vụ quyền hạn của HĐND là câu 1, 2, 8.
-Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND là câu 3, 4, 5, 6, 7, 9.
6. Hoạt động tiếp nối:
 - Học bài theo các nội dung.
 - Tìm hiểu trách nhiệm công dân.
 - Chuẩn bị giờ sau làm bài tập.
7. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phon.doc