Tiết 31, Bài 26: Clo (Tiết 1) - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất vật lí của clo.

- Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học.

- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm.

- Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.

- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.

3. Thái độ :

- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .

4. Trọng tâm:

 Tính chất vật lí và hóa học của clo.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1342Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 26: Clo (Tiết 1) - Bùi Thị Như Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 	 Ngày soạn : 28/11/2014
Tiết : 31 	 Ngày dạy: 01/12/2014
Bài 26. CLO ( T1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Tính chất vật lí của clo.
- Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
2. Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của clo và viết các phương trình hoá học.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy mầu của clo ẩm.
- Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn. 
3. Thái độ : 
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .
4. Trọng tâm: 
- Tính chất vật lí và hóa học của clo. 
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên:
- Hình vẽ đốt cháy dây đồng trong khí clo, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm.
b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới. 
2. Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan – Thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp (1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (5’): 
HS: Nêu tính chất hoá học của phi kim?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’): Clo là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, vậy clo có những tính chất như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu. 
b. Các hoạt động chính :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tính chất vật lí của phi kim (5’)
- GV: Cho HS đọc thông tin trong SGK.
-GV: Nêu tính chất vật lý của clo.
- GV: Nhận xét và kết luận về tính chất vật lí của Clo. 
- HS: Đọc SGK
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, tan được trong nước.
- Clo là khí độc. 
Hoạt động 2. Tính chất hoá học của clo (25’)
- GV: Thông báo clo có tính chất của phi kim.
- GV: Vậy clo có những tính chất hóa học nào ?
(Phụ đạo HS yếu kém).
- GV: Nhận xét và thông báo thêm clo không tác dụng trực tiếp với oxi
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH cho các tính chất trên của Clo. 
(Phụ đạo HS yếu kém).
- GV: Ngoài các tính chất của phi kim. Clo còn có tính chất hóa học nào khác? 
- GV: Cho HS quan sát tranh vẽ hình 3.3/SGK
- GV: Dựa vào hình 3.3 mô tả thí nghiệm:
+ Điều chế khí clo và dẫn khí Clo ¦ Cốc đựng nước.
+ Nhúng một mẩu giấy quì tím vào dd thu được ¦ gọi HS nhận xét hiện tượng.
- GV: Giải thích : Phản ứng của clo + nước theo hai chiều:
Cl2 + H2O HCl + HClO 
 - Nước clo có tính tẩy màu 
(do axit hipoclorơ) có tính oxi hoá mạnh ¦ làm mất màu quỳ tím.
- GV: Vậy khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học.
- GV: Thuyết trình phản ứng Clo tác dụng với dd NaOH.
- GV: Hướng dẫn HS viết PTHH
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 
¦ dd nước giaven có tính tẩy màu do NaClO là chất oxi hoá mạnh. 
- GV: Gọi HS nhắc lại các tính chất của clo.
- HS: Nghe giảng
- HS: Dự đoán.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Viết PTHH .
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Cu + Cl2 CuCl2
H2 + Cl2 2HCl
- HS: Nghe giảng.
- HS:Quan sát 
- HS: Quan sát thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu ngay 
- HS: Nghe giảng.
-HS: Vừa xảy ra hiện tượng vật lí và hoá học.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Nhắc lại. 
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
1. Clo có tính chất hoá học của phi kim không ? 
a. Tác dụng với kim loại
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Cu + Cl2 CuCl2
b.Clo tác dung với hidro
H2 + Cl2 2HCl
2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác
a. Tác dụng với nước
H2O + Cl2 HCl +HClO
b. Tác dụng với dung dịch NaOH
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
4. Củng cố (7’)
Bài tập: Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi clo tác dụng với :
a. Nhôm 	b. Đồng	c. Hidro	d. Nước	e. Dung dịch NaOH
5. Nhận xét - Dặn dò (2’)
- Nhận xét, đánh giá tinh thần của tiết học.
- Làm bài tập về nhà:3,4,5,6 SGK/80
- Xem tiếp phần còn lại của bài: “Clo (Tiết 2 )”
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Clo - Bùi Thị Như Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc