Tiết 31, Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Bùi Đình Đương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- HS kể một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.

2 . Kĩ năng:

- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hóa qua thí nghiệm.

- Khái quát hóa, tư duy tổng hợp. Liên hệ thực tế giải thích bằng cơ sở khoa học

- Hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến hoạt động tiêu hóa.

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2082Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Bùi Đình Đương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 28/11/2014
Tiết 31 Ngày dạy: 02/12/2014
BÀI 30: VỆ SINH TIÊU HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- HS kể một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.
2 . Kĩ năng:
- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hóa qua thí nghiệm.
- Khái quát hóa, tư duy tổng hợp. Liên hệ thực tế giải thích bằng cơ sở khoa học 
- Hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến hoạt động tiêu hóa.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
8A4: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
8A5: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8A6: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Nêu cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? 
3. Hoạt động dạy - học:
Mở bài: GV: qua các bài học trước các em đã thấy được tầm quan trọng của hệ tiêu hóa. Vậy làm cách nào để chúng ta có hệ tiêu hóa khỏe mạnh ?
-> Vào bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 30.1 
- GV kẻ sẵn bảng 30.1 vào bảng lớn cho các nhóm viết kết quả vào bảng.
- GV đánh giá kết quả các nhóm.
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK kết hợp tranh ảnh trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS tự sửa chữa và quan sát tranh ảnh về các bệnh tiêu hóa .
Bảng 30 - Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa 
Nhóm
Tác nhân
Cơ quan hay hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Sinh vật
Vi khuẩn 
- Răng 
- Dạ dày , ruột 
- Các tuyến tiêu hóa 
- Tạo môi trường axit làm hỏng men răng. 
- Bị viêm loét 
- Bị viêm à tăng tiết dịch 
Giun sán 
- Ruột 
- Các tuyến tiêu hóa
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống mật 
Chế độ ăn uống
Ăn uống không đúng cách 
- Các cơ quan tiêu hóa 
- Hoạt động tiêu hóa 
- Hoạt động hấp thụ 
- Có thể bị viêm 
- Kém hiệu quả 
- Giảm 
- GV hỏi :
 + Cho biết các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa ?
 + Mức độ ảnh hưởng tới các cơ quan do các tác nhân gây ra như thế nào ?
 + Ngoài các tác nhân trên em còn biết có tác nhân nào nữa gây hại cho hệ tiêu hóa ?
- HS dựa vảo bảng kiến thức trả lời một cách khái quát 
- HS có thể nêu: Một số loại trùng gây tiêu chảy một số chất bảo vệ thực phẩm, chất bảo vệ thực vật. 
Tiểu kết: Nội dung trong bảng.
 Hoạt động 2 : Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 - GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi :
 + Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
 + Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh ?
 + Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp tiêu hóa đạt hiêu quả ?
 + Em đã thực hiện bảo vệ hệ tiêu hóa như thế nào ?
- GV cho thảo luận toàn lớp . 
- GV chốt lại kiến thức.
- GV hỏi :
 + Tại sao không nên ăn vặt ?
 + Tại sao những người lái xe đường dài hay bị đau dạ dày ?
 + Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối?
 + Tại sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ? 
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trả lời 
+ Đánh răng , kem đánh răng 
+ Thức ăn chín, tươi, sôi, sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học.
+ Thức ăn được nghiền nát, thấm đều dịch vị. 
+ Ăn chậm nhai kĩ ăn xong phải nghỉ ngơi, bảo vệ môi trường xung quanh.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức của chương tiêu hóa và thực tế để giải thích . 
Tiểu kết:
Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa 
+ Ăn uống hợp vệ sinh 
+ Khẩu phần ăn hợp lí 
+ Ăn uống đúng cách 
+ Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Đọc phần ghi nhớ.
- Để có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ta phải làm gì?
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Liên hệ bản thân về vấn đề tiêu hóa, chế độ ăn 
- Đọc mục “Em có biết ”.
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành.
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Vệ sinh tiêu hóa - Bùi Đình Đương - Trường THCS Liêng Trang.doc