Tiết 36, Bài 39: Đèn huỳnh quang - Trần Thanh Tâm

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang.

- Hiểu được các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.

- Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.

2. Kỹ năng

- Quan sát kênh hình, nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận khoa học.

- Vận dụng được kiến thức đã học vào trong thức tế.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng đèn huỳnh quang nhằm tiết kiệm điện năng trong gia đình.

- Yêu thích học tập bộ môn.

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.

- Hai điện cực của bóng đèn ống huỳnh quang.

2. Học sinh

- Đọc trước bài; SGK Công nghệ 8.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 36, Bài 39: Đèn huỳnh quang - Trần Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2010	Ngày dạy: / / 2010
Lớp:............... – Tiết:..
Tiết thứ 36 	 Bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG
Mục tiêu
Kiến thức
Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang.
Hiểu được các đặc điểm của đèn ống huỳnh quang.
Hiểu được ưu nhược điểm của mỗi loại đèn điện để lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà.
Kỹ năng
Quan sát kênh hình, nhận xét, đánh giá, rút ra kết luận khoa học.
-	 Vận dụng được kiến thức đã học vào trong thức tế.
Thái độ
Có ý thức sử dụng đèn huỳnh quang nhằm tiết kiệm điện năng trong gia đình.
Yêu thích học tập bộ môn.
Chuẩn bị
Giáo viên
Đọc kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.
Hai điện cực của bóng đèn ống huỳnh quang.
Học sinh
Đọc trước bài; SGK Công nghệ 8.
Tổ chức bài giảng
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ
(?1) Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn sợi đốt?
Đáp án, biểu điểm:
 - Cấu tạo của đèn sợi đốt.	(7.5đ)
Sợi đốt ( dây tóc)
- Sợi đốt thường được làm bằng Vônfram có dạng lò xo xoắn.
- Sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.
Bóng thuỷ tinh
- Được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt.
- Người ta rút hết không khí và bơm khí trơ vào trong đó.
- Kích thước bóng phải đủ lớn đảm bảo bóng thủy tinh không bị nóng nổ.
- Có 2 loai bóng sáng và bóng mờ.
Đuôi đèn
Được làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh.
Có 2 kiểu đuôi xoáy và đuôi ngạnh. 
- Nguyên lí làm việc: Khi đóng dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao dây tóc đèn phát sáng 	(2.5đ)
3. Tiến trình bài giảng
Giới thiệu: Đèn huỳnh quang và đèn compac huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích thước, công suất mà đèn dược dùng để chiếu sáng trong nhà, đường phố, trong nhà máy xí nghiệp...vì sao chúng có tính năng như vậy? chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay- Bài học thứ 33- Bài 38: “ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động của Giáo viên
H.động của HS
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Đèn ống huỳnh quang”
* Y/cầu: Dựa vào hình 39.1 SGK cho biết:
? Đèn ống huỳnh quang có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính, đó là gì?
?Ống thủy tinh có đặc điểm gì?
?Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì?(Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang bên trong ống - Màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào lớp bột huỳnh quang)
?Tại sao người ta phải rút hết không khí trong ống thủy tinh và bơm vào trong ống một ít hơi thủy ngân và khí trơ?(rút hết không khí nhằm tránh hiện tượng cháy không khí bên trong ống thủy tinh làm đen 2đầu và khí trơ cũng là môi trường xúc tác cho quá trình phóng tia tử ngoại của 2 điện cực).
* GV cho HS quan sát điện cực của đèn ống huỳnh quang.
? Điện cực thường được làm bằng chất liệu gì? Có cấu tạo như thế nào?
? Mỗi đèn ống huỳnh quang có mấy điện cực? Mỗi điện cực được cấu tạo như thế nào?(Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện)
? Đèn ống huỳnh quang hoạt động như thế nào? Màu sắc ánh sáng phụ thuộc vào gì?
? Đèn ống huỳnh quang có những đặc điểm gì?
? Trong thực tế, khi bật đèn ống huỳnh quang em thấy có hiện tượng gì?
? Tại sao lại có hiện tượng nhấp nháy?Hiện tượng này gây hại gì cho mắt? Biện pháp khắc phục là gì?( Với dòng điện tần số 50Hz đèn phát ra ánh sáng không liên tục, gây mỏi mắt. BP khắc phục là giảm bớt thời gian sử dụng đèn ống huỳnh quang trong thời gian dài)
? Khi đèn làm việc, hiệu suất điện năng của đèn tiêu thụ như thế nào?
? Em hãy so sánh hiệu suất phát quang của bóng đèn sợi đốt và bóng đèn ống huỳnh quang? Em có nhận xét gì?
? Đèn ống huỳnh quang ở gia đình em thường dùng trong khoảng thời gian bao lâu? (2-3 năm~ 8000 giờ sử dụng) Em có nhận xét gì về tuổi thọ của đèn ống HQ với bóng đèn sợi đốt?(lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần)
? Tại sao trong đèn ống HQ cần phải có quá trình mồi phóng điện?Để mồi phóng điện, người ta sử dụng thiết bị gì?( Vì khoảng cách giữa 2 điện cực của đèn lớn, nên để thực hiện được quá trình phóng điện của điện cực cần phải có quá trình mồi phóng điện bằng cách dùng chấn lưu điện cảm+ tắc te hoặc chấn lưu điện tử)
? Em hãy nêu các số liệu kỹ thuật đối với loại đèn ống HQ thường sử dụng trong gia đình?
? Đèn ống HQ thường sử dụng phổ biến ở đâu? Gia đình em có mấy chiếc?
? Cần phải làm gì để đèn phát sáng tốt?
- Quan sát, trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trình bày
- Trả lời
- Liên hệ
- Trả lời
- Trả lời được
- So sánh, nhận xét
- Liên hệ, nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Liên hệ
- Trả lời
I- Đèn ống huỳnh quang
1. Cấu tạo
- Gồm 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và hai điện cực
a. Ống thủy tinh
- Có nhiều loại chiều dài. Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang(phốt pho).
- Rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thủy ngân và khí trơ (acgon, kripton).
b. Điện cực
- Làm bằng dây Vonfram có dạng lò xo xoắn.
- Điện cực được tráng 1 lớp bari – oxit để phát ra điện tử.
- Có 2 điện cực ở 2 đầu ống. Mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
2. Nguyên lý làm việc
- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng.
3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
a. Hiện tượng nhấp nháy
- Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
b. Hiệu suất phát quang
- Khoảng 20%-25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt- cao gấp khoảng 5 lần đèn sợi đốt.
c. Tuổi thọ
- Khoảng 8000 giờ
- Lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
d. Mồi phóng điện
- Phải mồi phóng điện nhờ chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.
4. Các số liệu kỹ thuật
- Điện áp định mức: 127V, 220V.
- Chiều dài ống 0,6m; công suất 18W, 20W.
- Chiều dài ống 0,8m; công suất 36W, 40W
5. Sử dụng
- Sử dụng phổ biến để chiếu sáng trong nhà.
- Cần lau chùi bộ đèn thường xuyên.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Đèn Compac huỳnh quang”
* Y/cầu HS quan sát hình 39.2 cho biết: Cấu tạo của đèn Compac HQ?
? So sánh hiệu suất phát quang của đèn Compac HQ?
- Quan sát, tr.lời.
- So sánh
II – Đèn compac huỳnh quang
- Nguyên lý làm việc: Giống đèn ống HQ.
- Cấu tạo: 
+ Bóng đèn
+ Đuôi đèn: Chấn lưu thường đặt trong đuôi đèn
 Kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng.
- Hiệu suất phát quang gấp khoảng 4 lần đèn sợi đốt.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu về “ So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang”
- Gọi HS đọc bài tập trong SGK – 139, làm vào vở bài tập: So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
* Nói: Chúng ta nên dùng 2 loại đèn này một cách phù hợp trong cuộc sống hàng ngày nhằm tiết kiệm điện năng nhất, nhưng cũng phải đảm bảo cho sức khỏe nhất.
- Làm bài tập
III- So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1, Ánh sáng liên tục
2, Không cần chấn lưu
1, Tuổi thọ thấp
2, Không tiết kiệm điện năng
Đèn huỳnh quang
1, T.kiệm điện năng
2, Tuổi thọ cao
1, Ánh sáng ko liên tục
2, Cần chấn lưu
4Củng cố
Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK /T 139.
Đọc phần “ có thể em chưa biết – Chấn lưu đèn huỳnh quang”
5. Dặn dò về nhà
Học bài trước khi đến lớp, làm bài tập trong Vở bài tập.
Đọc trước bài 40 – Thực hành: Đèn ống huỳnh quang.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Đèn huỳnh quang - Trần Thanh Tâm - Trường THCS Tràng Lương.doc