Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Huỳnh Thị Thùy Dương

1.1 Kiến thức:

HS bít được:

- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.

- Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với dd axit, dd kiềm và dd muối, ngoài ra muối cacobat dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao, giải phóng khí cacbonic.

- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

HS hiểu được:

-Tính chất hoá học của muối cacbonat và muối hidrocacbonat có điểm giống nhau và khác nhau.

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường

1.2 Kỹ năng:

HS thực hiện được:

- Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat; biết quan sát giải thích và kết luận.

- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể

HS thực hiện thành thạo: Viết PTHH minh hoạ cho tính chất, giải toán

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Huỳnh Thị Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày dạy: / 01/ 2013
Tiết 37–Bài 29: 
u MỤC TIÊU
Kiến thức: 
HS biết được:
- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.
- Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với dd axit, dd kiềm và dd muối, ngoài ra muối cacobat dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao, giải phóng khí cacbonic.
- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
HS hiểu được:
-Tính chất hoá học của muới cacbonat và muới hidrocacbonat có điểm giớng nhau và khác nhau.
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ mơi trường
Kỹ năng:
HS thực hiện được:
- Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat; biết quan sát giải thích và kết luận.
- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể
HS thực hiện thành thạo: Viết PTHH minh hoạ cho tính chất, giải toán
1.3 Thái độ:
Biết được tính chất hữu ích của muối cacbonat và sử dụng đúng lúc; kích thích lòng ham muốn tìm hiểu về hóa học.
v NỢI DUNG HỌC TẬP
 	Axit cacbonic và muối cacbonat
w CHUẨN BỊ
3.1 GV: bảng phụ, phiếu học tập, tranh H3.17 (chu trình C trong tự nhiên)
+ Hóa chất: NaHCO3, Na2CO3 , HCl, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2
+ Dụng cụ:ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, ống dẫn khí, thìa lấy hóa chất, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh.
3.2 HS:đọc bài ở nhà “ axit cacbonic và muối cacbonat” SGK /88 và xem lại tính chất hóa học của muối.(đã học ở bài 9)
x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện 
4.2 Kiểm tra miệng
Câu hỏi:
Câu 1:sửa bài tập 1 SGK / 87. (8Đ)
Câu 2: hãy chứng minh khí CO2 là một oxit axit bằng các phương trình phản ứng. (9đ)
Câu 3: Muới cacbonat được phân thành mấy loại ? kể tên và cho ví dụ CTHH của mỡi loại.
 Nêu tính tan của muới cacbonat. (9đ)
1Trả lời:
GV: gọi 3 HS làm bài.
HS1: sửa bài tập 1:
PTHH: a) 2CO + O2 2CO2 ; 	b) CO + CuO Cu + CO2
- Loại phản ứng: phản ứng oxi hóa – khử.
- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ
- Vai trò của CO: chất khử.
- Ưùng dụng: làm nhiên liệu, điều chế kim loại.
HS2: tác dụng với nước, dd bazơ, oxit bazơ.
PTHH: CO2 + H2O D H2CO3
 CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O
 CO2 + NaOH " NaHCO3 
 CO2 + CaO " CaCO3
HS3: Có 2 loại muối:
- Muối cacbonat trung hòa: Na2CO3, CaCO3
- Muối cacbonat axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2
Tính tan:
- Hầu hết các muối hidro cacbonat tan; 
- Muối cacbonat không tan (trừ: K2CO3, Na2CO3, (NH4)2CO3)
GV: gọi HS khác nhận xét và sửa sai nếu có, kết luận chấm điểm cho 2 HS.
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỢNG 1 (5 phút)
I.Axit cacbonic
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: - Axit cacbonic là axit yếu, không bền.
Kĩ năng: nghiên cứu tài liệu để thu thập thơng tin và dự đoán tính chất hoá học của axit cacbonic
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:vấn đáp – tìm tòi
Phương tiện dạy học: cớc đựng nước, ớng hút, quỳ tím
(3) Các bước của hoạt đợng
HOẠT ĐỢNG CỦA GV & HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của axit cacbonic
GV:khí CO2 có hòa tan trong nước không? Với tỷ lệ thể tích bằng bao nhiêu ?
HS:CO2 tan được trong nước tạo thành dd H2CO3, với tỉ lệ là 
GV: nước tự nhiên, nước mưa có hòa tan CO2 , một phần tạo thành dd H2CO3, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử.
Bước 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit cacbonic
GV:các em hãy chứng minh axit H2CO3 là axit yếu và không bền?
HS: trình bày
là axit yếu: làm quỳ tím đỏ nhạt; (làm TN chứng minh)
là axit không bền: không tồn tại trong sản phẩm phản ứng hóa học mà phân hủy thành CO2 và H2O
GV: kết luận.
I. Axit cacbonic:H2CO3
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý.
 - CO2 tan được trong nước tạo thành dd H2CO3, với tỉ lệ là 
 - Nước tự nhiên, nước mưa có hòa tan CO2 , một phần tạo thành dd H2CO3, phần lớn vẫn tồn tại ở dạng phân tử.
2. Tính chất hóa học:
 - Là axit yếu: làm quỳ tím đỏ nhạt; 
 - Là axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng bị phân hủy ngay thành CO2 và H2O
HOẠT ĐỢNG 2 (25 phút)
II. Muới cacbonat
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Muối cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với dd axit, dd kiềm và dd muối, ngoài ra muối cacobat dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao, giải phóng khí cacbonic.
- Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
Kĩ năng: quan sát thí nghiệm, phân tích hiện tượng, tởng hợp kết luận, viết PTHH
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: đặt vấn đề – giải quyết vấn đề; thí nghiệm
Phương tiện dạy học: 
+ Hóa chất: NaHCO3, Na2CO3 , HCl, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl2
+ Dụng cụ:ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, ống dẫn khí, thìa lấy hóa chất, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh.
 (3) Các bước của hoạt đợng
HOẠT ĐỢNG CỦA GV & HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: tìm hiểu tính tan và thành phần hoá học của muới cacbonat
GV: muối cacbonat là muối như thế nào?
HS: là muối của axit cacbonic, trong phân tử có chứa gốc =CO3, - HCO3
GV: muối cacbonat được phân thành những loại nào? Cho ví dụ.
HS: có 2 loại muối:
- Muối cacbonat trung hòa: Na2CO3, CaCO3
- Muối cacbonat axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2
Bước 2: Tìm hiểu tính tan của muới cacbonat
GV: làm thí nghiệm biểu diễn:
Cho 1 ít bột NaHCO3 vào cốc 1 đựng nước, CaCO3 vào cốc 2 đựng nước , khuấy nhẹ, để yên. Quan sát hiện tượng ở 2 cốc.
HS:cốc 1: tan, còn cốc 2: không tan.
GV:dựa vào TN trên và hiểu biết về muối cacbonat, từ đó em hãy khái quát tính tan của muối cacbonat.
HS: hầu hết các muối cacbonat axit tan; còn muối cacbonat không tan (trừ: K2CO3, Na2CO3, (NH4)2CO3)
Bước 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của muới cacbonat
GV: em hãy nhắc lại tính chất hóa học của muối?
HS: muối tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối, một số muối bị nhiệt phân hủy.
GV:chúng ta làm thí nghiệm xem muối cacbonat có tính chất nào.
Thí nghiệm 1: tác dụng với axit HCl.
HS: làm thí nghiệm và trả lời:
- Hiện tượng: có giải phóng khí, tạo thành dd trong suốt không màu.
- PTHH:
NaHCO3 + HCl " NaCl + CO2 +H2O
CaCO3 + 2 HCl " CaCl2 + CO2 +H2O
- Vậy: muối cacbonat tác dụng với axit mạnh tạo thành muối mới, nước và giải phóng khí CO2
GV:nhận xét và kết luận.
Thí nghiệm 2: tác dụng với dd bazơ:
Cho dd K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2
HS: làm thí nghiệm và trả lời:
- Hiện tượng: có chất rắn màu trắng xuất hiện.
- PTHH: 
 K2CO3 + Ca(OH)2 "CaCO3 $ + 2KOH
- Vậy: một số muối cacbonat tác dụng với dd bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và dung dịch bazơ mới
GV: nhận xét, kết luận.
ơ Lưu ý: muối hidro cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacobnat trung hòa và nước.
PTHH:
NaHCO3 + NaOH " Na2CO3 +H2O
KHCO3 + NaOH " NaKCO3 + H2O
Thí nghiệm 3: tác dụng với dd muối
Cho dd Na2CO3 tác dụng với dd CaCl2 
HS:làm thí nghiệm và trả lời:
- Hiện tượng: có chất rắn màu trắng xuất hiện.
- PTHH: 
Na2CO3 + CaCl2 " CaCO3$ + 2NaCl
- Vậy: hai dd muối tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
GV: nhận xét và kết luận
ơ Lưu ý: PTHH sau: Ca(HCO3)2 + Na2CO3 " CaCO3+ 2NaHCO3
Thí nghiệm 4: NaHCO3 bị nhiệt phân hủy.
GV: làm thí nghiệm biểu diễn.
- Lắp đặt dụng cụ và hóa chất như H3.16 SGK /89
- Dùng đèn cồn đun nóng sơ toàn bộ ống nghiệm chứa NaHCO3, sau đó đun tập trung tại nơi chứa hóa chất. 
F Quan sát hiện tượng xảy ra ở thành ống nghiệm và cốc nước vôi trong.
HS:xuất hiện giọt nước ở thành ống và nước vôi trong bị vẩn đục.
GV: ngoài 2 chất mới được sinh ra là H2O vàCO2 còn có một chất mới nữa là muối natri cacbonat. Em hãy viết phương trình xảy ra.
HS: 
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 # +H2O
GV: tương tự, em hãy hoàn chỉnh phương trình phản ứng sau: Ca(HCO3)2
HS:Ca(HCO3)2CaCO3+ CO2 +H2O
GV: nhưng phản ứng này xảy ra theo 2 chiều và đó là nguyên nhân của hiện tượng thạch nhũ hình thành trong các hang động núi đá vôi. Vậy sự hình thành thạch nhũ trong các hang động là như thế nào?
HS: đọc “em có biết ?” SGK / 91 trả lời.
GV: kết luận : muối hidro cacbonat đều bị nhiệt phân hủy thành muối cacbonat, khí CO2 và H2O
GV: muối cacbonat nào sau đây bị nhiệt phân hủy? CaCO3, K2CO3, Na2CO3.Viết PTHH xảy ra
HS: CaCO3 CaO + CO2
GV: muối cacbonat nào bị nhiệt phân hủy?
HS: hầu hết các muối cacbonat ( trừ K2CO3, Na2CO3) bị nhiệt phân hủy thành oxit và khí CO2
GV: gọi HS nêu lại tính chất bị nhiệt phân hủy.
Bước 4: Tìm hiểu ứng dụng muới cacbonat
GV: muối cacbonat dùng để làm gì?
HS:trả lời:
- Đá vôi: làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng
- Na2CO3:dùng để nấu xà phòng, thủy tinh
- NaHCO3: dùng làm dược phẩm, hóa chất
II. Muối cacbonat
1. Phân loại:
Có 2 loại muối:
- Muối cacbonat trung hòa: Na2CO3, CaCO3
- Muối cacbonat axit: NaHCO3, Ca(HCO3)2
2. Tính chất
a) Tính tan:
- Hầu hết các muối hidro cacbonat tan; 
- Muối cacbonat không tan (trừ: K2CO3, Na2CO3, (NH4)2CO3)
b) Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với dung dịch axit:
- PTHH:
NaHCO3 + HCl " NaCl + CO2 +H2O
CaCO3 + 2 HCl " CaCl2 + CO2 +H2O
- Vậy: muối cacbonat tác dụng với axit mạnh tạo thành muối mới, nước và giải phóng khí CO2
+ Tác dụng với dung dịch bazơ:
PTHH: 
 K2CO3 + Ca(OH)2 "CaCO3 $ + 2KOH
ơ Lưu ý: muối hidro cacbonat tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat trung hòa và nước.
PTHH:
NaHCO3 + NaOH " Na2CO3 +H2O
KHCO3 + NaOH " NaKCO3 + H2O
+ Tác dụng với dung dịch muối:
- PTHH: 
Na2CO3 + CaCl2 " CaCO3$ + 2NaCl
- Vậy: hai dd muối tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
+ Bị nhiệt phân hủy:
- Muối hidro cacbonat đều bị nhiệt phân hủy thành muối cacbonat, khí CO2 và H2O
PTHH
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 # +H2O
- Hầu hết các muối cacbonat ( trừ K2CO3, Na2CO3) bị nhiệt phân hủy thành oxit và khí CO2
PTHH:
CaCO3 CaO + CO2
3. Ưùng dụng:
- Đá vôi: làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng
- Na2CO3:dùng để nấu xà phòng, thủy tinh
- NaHCO3: dùng làm dược phẩm, hóa chất
HOẠT ĐỢNG 1 (5 phút)
III. Chu trình cacbon trong tự nhiên
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: chu trình cacbon trong tự nhiên là như thế nào ?
Kĩ năng: nghiên cứu tài liệu để thu thập thơng tin
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:vấn đáp – tìm tòi
Phương tiện dạy học: tranh H3.17
(3) Các bước của hoạt đợng
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
GV: trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa C từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên , liên tục và tạo thành chu trình khép kín được thể hiện như hình sau:(GV đưa H3.17 như SGK /90 lên bảng)
GV: phân tích mối quan hệ của chu trình thể hiện sự khép kín của nó.
 Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa C từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên , liên tục và tạo thành chu trình khép kín.
y TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tởng kết
- GV:dùng lược đồ tư duy tĩm tắt bài học:
- Bài tập: thảo luận
Bài 1: hãy cho biết các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau?
a) H2SO4 và KHCO3 b) Na2CO3 và KCl
c) BaCl2 và K2CO3 d) Ba(OH)2 và Na2CO3
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất rắn sau: BaSO4, CaCO3, NaCl.
1 Đáp án :
Bài 1: PTHH 
 a) H2SO4 + 2KHCO3 " K2SO4 + CO2 + 2H2O
 b) Na2CO3 + KCl : không xảy ra.
 c) BaCl2 + K2CO3 " BaCO3 + 2KCl 
d) Ba(OH)2 + Na2CO3 " BaCO3 + 2NaOH
Bài 2: hòa tan bằng nước , nhận ra : NaCl ; hòa tan bằng axit, nhận ra : CaCO3
PTHH: CaCO3 + 2HCl " CaCl2 + CO2 + H2O
5.2 Hướng dẫn học tập
Đới với bài học ở tiết học này:
- Học bài: axit cacbonic và muối cacbonat.
- Làm bài tập:3, 5 SGK / 91
Đới với bài học ở tiết học tiếp theo
- Xem bài 30:” Silic và công nghiệp silicat” SGK / 92 và trả lời theo nội dung sau:
Em biết gì về nguyên tố silic.
Silic đioxit có tính chất hóa học như thế nào?
Kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp silicat.
‘ PHỤ LỤC
fịe

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 29. Axit cacbon và muối cacbonat - Huỳnh Thị Thuỳ Dương.doc