Tiết 39, Bài 34: Vitamin và muối khoáng - Nguyễn Văn Hiển

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

 - Trình bày được vai trò của vi ta min và muối khoáng

 - Vận dụng được những hiểu biết và vi ta min và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống

- Kỹ năng sống: tự nhận thức, tư duy sáng tạo

 3. Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp, chế biến thức ăn khoa học

II. Chuẩn bị

1. HS: Nghiên cứu SGK

2. GV: - Tranh trẻ em bị còi xương

- Phương pháp- kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở vấn đáp, chia nhóm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 - 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số

 - 2. Kiểm tra bài cũ: không

 - 3. Bài mới

 

doc 66 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 39, Bài 34: Vitamin và muối khoáng - Nguyễn Văn Hiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h.
 Hoạt động 1
 TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG
 * Mục tiêu: HS tiến hành thành công 3 thí nghiệm ở lô 1 từ thí nghiệm của 3 lô nêu được chức năng của tủy sống.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
- GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm trên ếch đã hủy não.
* Thí nghiệm 1
- GV lưu ý sau mỗi thí nghiệm kích thích bằng a xít phải rửa thật sạch chỗ da có a xít và dể khoảng 5 phút mới kích thích lại.
- Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, GV yêu cầu HS dự đoán về chức năng của tủy sống.
- GV ghi nhanh dự đoán ra góc bảng
 * Thí nghiệm 2 GV tiến hành
- GV biểu diễn lô 4, 5 
+ GV cắt ngang tủy ếch hoặc cóc ở vị trí đốt thứ 4 và 5 ( Với ếch là đôi dây TK thứ nhất và 2 với cóc vết cắt là đầu mút 2 cơ thoi sau.
+ Treo ếch trên giá.
+ Tiến hành KT 2 chi sau rồi 2 chi trước.
CH: Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
* Thí nghiệm 3 GV biểu diễn thí nghiệm lô 6, 7 
+ Hủy tủy ếch trên vết cắt ngang 
+ Tiến hành kích thích ở chi trước và chi sau.
- GV cho HS đối chiếu dự đóan ban đầu và sửa chữa.
-HS quan sát cách làm của GV 
- HS tiến hành thí nghiệm theo các bước giới thiệu ở bảng 44
- Yêu cầu đọc kỹ 3 thí nghiệm các nhóm phải làm và ghi kết quả quan sát vào bảng 44
- Thí nghiệm thành công khi có kết quả : 
+ Lô 1: chi sau nào bị kích thích thì chi đó co.
+ Lô 2: Kích thích 1 chi sau cả 2 chi đều co.
+ Lô 3 Kích thích 1 chi co toàn thân. 
- Các nhóm ghi kết quả ra dự đoán ra giấy nháp.
- Một số HS đọc kết quả.
- HS quan sát cách làm thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng ghi kết quả thí nghiệm 4, 5 vào cột trống bảng 44.
- Kết quả: 
+Lô 4 chỉ 2 chi sau co.
+ Lô 5 chỉ 2 chi trước co.
- Mục đích tìm hiểu xem các căn cứ thần kinh có liên hệ với nhau không ?
- Thí nghiệm thành công khi có kết quả.
+ 2 chi trước không co
+ 2 chi sau co.
* Kết luận:
- các căn sứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền.
- Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ.
 Hoạt động 2
 NGHIÊN CỨU CẤU TẠO CỦA TỦY SỐNG
GV cho HS nghiên cứu hình 44.1, 44.2 SGK và đôid chiéu với mô hình 1 đoạn tủy sống 
CH: Hãy chỉ trên mô hình cấu tạo tủy sống và hoàn thiện bảng sau 
- Tủy sống
 Đặc điểm
- Cấu tạo ngoài
- Vị trí, màu sắc, hình dạng
Cấu tạo trong
Chất xám, Chất trắng
GV chốt lại kiến thức về cấu tạo tủy sống
HS sửa chữa theo bảng chuẩn.
 Tủy sống
 Đặc điểm
 Cấu tạo ngoài
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2
- Hình dạng: + Hình trụ dài 50 cm.
 + Có 2 phần phình là phần phình cổ và phình thắt lưng.
- Màu sắc : Màu trắng bong.
- Màng tủy: Có 3 lớp: Màng cứng, màng nhện, màng nuôi có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.
 Cấu tạo trong 
- Chất xám: Nằm trong có hình cánh bướm.
- Chất trắng: Nằm ngoài bao quanh chất xám.
Từ kết quả 3 lô thí nghiệm trên, liên hệ với cấu tạo trong của tủy sống , GV yêu cầu HS nêu rõ chức năng của : 
+ Chất xám ?
+ Chất trắng?
HS dựa vào kết quả thí nghiệm và bảng nêu chức năng của tủy sống
* Kết luận: 
- Chất xám là căn cứ thần kinh của các phản xậ không điều kiện
- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với não bộ.
IV. BÁO CÁO THU HOẠCH
 - Hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập.
 - Trả lời câu hỏi:
 CH: Các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhiệm? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
 CH: Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó.
V. DẶN DÒ
 - Học cấu tạo của tủy sống.
 - Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
 - Đọc bài 45.
TuÇn 22
	Ngày soạn:	
Tiết 47 Bµi 45 DÂY THẦN KINH TỦY 
I. MỤC TIÊU
 1 Kiến thức
 - HS trìng bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
 - Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
 2. Kỹ năng : 
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh phóng to H 45.1, 45.2, 45.3 
Tranh câm hình 45.1 và các miếng bìa rời ghi chú thích từ 1 đến 5 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ
 CH: trình bày cấu tạo và chức năng tủy sống.
Bài mới:
* Mở bài: Từ tủy sống phát ra 31 đôi dây thần kinh tủy, vậy dây thần kinh tủy có chức năng gì? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
 Hoạt động 1
 CẤU TẠO CỦA DÂY THẦN KINH TỦY 
 * Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được cấu tạo dây thần kinh tủy.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 44.2, 45. 2 trả lời
CH: Trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy?
-
- GV đánh giá và chốt kiến thức
- GV treo tranh câm h45.1 gọi hS lên dán các mảnh bìa chú thích vào tranh câm.
- HS quan sát 2 hình vẽ đọc thong tin SGK tr 142 và tự thu thập thông tin.
- Một HS trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy , lớp bổ sung
- HS nêu kết luận
- 1-2 HS lên dán trên tranh câm, lớp nhận xét bổ sung 
* Kết luận:
- Có 3 đôi dây thần kinh tủy 
- Mỗi dây thần kinh tủy có 2 rễ: Rễ trước ( vận động ), Rễ sau ( cảm giác)
- Các rễ tủy đi qua lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy.
 Hoạt động 2
 CHỨC NĂNG CỦA DÂY THẦN KINH TỦY
 * Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm HS rút ra được kết luận về chức năng của dây thần kinh tủy.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm đọc kỹ bảng 45. tr 143, rút ra kết luận.
CH: Nêu chức năng của rễ tủy?
CH: Nêu chức năng của dây thần kinh tủy?
- GV nhận xét đánh giá và hoàn thiện kiến thức.
CH: Vì sao dây thần kinh tủy là dây pha?
- HS đọc nội dung thí nghiệm và kết luận ở SGK bảng 45 ghi nhớ kiến thức.
 Thảo luận nhóm rút ra kết luận về chức năng của rễ tủy.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS nêu kết luận.
* Kết luận: 
- Rễ trước dẫn truyền xung vận động ( li tâm).
- Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác ( hướng tâm).
- Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau nên dây thần kinh tủy là dây pha vì dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều.
Kết luận: HS đọc kết luận chung SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 Ch: Trình bày cấu tạo của dây thần kinh tủy?
 Ch: Trả lời câu hỏi 2 SGK tr 145 
 Gợi ý: Kích thích mạnh lần lượt các chi
 + Nếu không gây co chi nào thì rễ sau bị đứt.
 + Nếu chi nào co thì chi đó rễ trước vẫn còn.
 + Nếu chi đó không co , chi khác co thì rễ vận động chi đó đứt.
V. DẶN DÒ
 - Học bài trả lời câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 46.
 - Kẻ bảng 46 vào vở bài tập.
TuÇn 24
	Ngày soạn:	
Tiết 48 Bµi 46 TRỤ NÃO - TIỂU NÃO – NÃO TRUNG GIAN
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
 - Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não.
 - Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.
 - Xác định được vị trí và chức năng chủ yếu của tiểu não.
 2. Kỹ năng: 
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
 - Kỹ năng hoạt động nhóm
 3. Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh phóng to h 46.1, 46.3 
 - Mô hình bộ não lắp ráp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Ổn định tổ chức
 B. Kiểm tra bài cũ
 CH: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
 C. Bài mới
 * Mở bài: Tiếp theo tủy sống là não bộ bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí và các thành phần của bộ não cũng như cấu tạo và chức năng của chúng.
 Hoạt động 1
 VỊ TRÍ VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA NÃO BỘ 
 *Mục tiêu: Tìm hiểu về vị trí và các thành phần của não bộ .
 Xác địng được giới hạn của trụ não, tiểu não và não trung gian.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát h 46.1 hoàn thành bài tập điền từ tr 146.
- GV chính xác kiến thức 
- GV treo tranh vẽ não bộ gọi 1 HS lên chỉ vị trí. giới hạn của tiểu não, trụ não, não trung gian. 
CH: Bộ não từ dưới lên gồm các phần chính nào? 
- HS dựa vào hình vẽ để tìm hiểu vị trí các thành phần não để hoàn thành bài tập điền từ.
- Yêu cầu
1 não trung gian.
2 hành não
3 cầu não
4 não giữa
5 cuống não
6 củ não sinh tư
7 tiểu não 
1-2 HS đại diện dọc đáp án các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nêu
- Não bộ từ dưới lên gồm có: Trụ não → não trung gian → đại não. Tiểu não nằm sau trụ não
 Hoạt đông 2
 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRỤ NÃO
 * Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và chức năng chủ yếu của trụ não. So sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa trụ não và tủy sống.
- GV yêu cầu HS đọc thong tin tr144 
CH: Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não?
- GV hoàn thiện kiến thức.
- GV giới thiệu : Từ nhân xám xuất phát 12 đôi dây thần kinh não gồm dây cảm giác, dây vận động và dây pha.
- GV yêu cầu HS làm bài tập so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não và tủy sống theo mẫu bảng 45 tr 145
- HS tự thu thập thong tin để trả lời câu hỏi
- 1 vài HS phát biểu và lớp nhận xét bổ sung.
- HS dựa vào hiểu biết về cấu tạo và chức năng của tủy sống , trụ não để hoàn thiện bảng bằng cách thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
* Kết luận: Trụ não tiếp liền với tủy sống.
- Cấu tạo: Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong.
- Chức năng: Chất xám điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan, chất trắng có chức năng dẫn truyền.
 Tủy sống
 Trụ não
 Vị trí
 chức năng
 VỊ trí
 Chức năng
 Bộ phận
 Chất xám
Ởgiữa thành dải liên tục
Là căn cứ thần kinh
Ở trong, phân thành nhân xám
Là căn cứ thần kinh
Trung ương
 Chất trắng
Bao quanh chất xám
 Dẫn truyền
Bao ngoài nhân xám
 Dẫn truyền dọc
Bộ phận 
Ngoại biên
Có 31 đôi dây thần kinh 
 Dẫn truyền
Có 12 đôi dây thần kinh 
Dẫn truyền: Cảm giác, vận động, pha.
 Hoạt động 3
 NÃO TRUNG GIAN
- GV yêu cầu HS xác định được vị trí của não trung gian trên tranh hoặc mô hình
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thong tin và trả lời câu hỏi
CH: Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian?
- GV chuẩn kiến thức
- HS quan sát và chỉ trên mô hình, tranh giới hạn não trung gian.
- HS tự ghi nhận kiến thức
- 1 và HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu kết luận
* Kết luận: 
- Chất trắng nằm ngoài chuyển tiếp các đường từ dưới lên trên não.
- Chât xám là các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
 Hoạt động 4
 TIỂU NÃO 
- GV yêu cầu HS quan sát lại h 46.1- 46.3 đọc thong tin trả lời:
CH: Nêu vị trí của tiểu não.
CH: Tiểu não cấu tạo như thế nào?
CH: Nêu chức năng của tiểu não.
- GV nêu thí nghiệm mục ▼
- HS quan sát hình đọc kỹ thong tin
- Nêu được vị trí , chức năng của tiểu não.
- HS trả lời
- Vị trí: Tiểu não nằm sau trụ não dưới bán cầu não.
- Cấu tạo: Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não, chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền.
- Chức năng: Điều hòa, phối hợp, các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
HS đọc kết luận chung SGK 
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não theo mẫu.
 Đặc điểm
 Trụ não
 Não trung gian
 Tiểu não
 Cấu tạo
 Chức năng
V. DẶN DÒ
 Học bài theo câu hỏi SGK
 Trả lời câu 2 vào vở bài tập.
 Đọc mục em có biết
 Mỗi nhóm chuẩn bị 1 não lợn tươi. 
TuÇn 25
	Ngày soạn:	
Tiết 49 Bµi 47 ĐẠI NÃO
I. MỤC TIÊU
 1 Kiến thức
 - Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo vủa đại não người đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hóa so với động vật thuộc lớp thú.
 - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não ở người.
 2. Kỹ năng 
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ não bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Tranh phóng to h 47. 1, 2 ,3 ,4 
 Mô hình não tháo lắp.
 Bộ não lợn tươi.
 Tranh câm hình 47.2, các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh, thùy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Ổn định tổ chức
 B. Kiểm tra bài cũ
 CH: Nêu cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 C. Bài mới
 * Mở bài: Các em nhân thấy có những biểu hiện gì ở những người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thong hay tai nạn lao động, những người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, do huyết áp cao gây ra xuất huyết não? Tại sao như vậy? Chắc chắn tất cả các trường hợp trên đều có liên quan đến não. Vậy , đại não có cấu tạo như thế nào, chức năng ra sao? ta tìm hiểu bài hôm nay . 
 Hoạt động 1
 CẤU TẠO CỦA ĐẠI NÃO
 * Mục tiêu: Tình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
- Gv yêu cầu HS quan sát các hình 47.1 đến 47.3 trả lời.
CH: Xác định vị trí của đại não?
CH; Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
- Gv điều khiển các nhóm hoạt động thảo luận
- GV chốt kiến thức.
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 47.1,2 và trình bày cấu tạo ngoài của đại não?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 47.3 đối chiếu bộ não lợn tươi cắt ngang từ đó mô tả cấu tạo trong của đại não.
- GV hoàn thiện lại kiến thức.
- GV cho HS giải thích hiện tượng liệt nửa người.
- HS quan sát kỹ hình với chú thích kèm theo bản thân tự thu nhận thong tin.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
 + Vị trí: Phía trên não trung gian, đại não rất phát triển.
 + Lựa chon các thuật ngữ cần điền.
- Đại diên nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Các từ cần điền:
 1 khe 2 rãnh
 3 Trán 4 Đỉnh
 5 Thùy thái dương 
 6 Chất trắng
- HS quan sát kỹ hình, kết hợp bài tập vừa hoàn thành để trình bày hình dạng cấu tạo ngoài của đại não trên mô hình, lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan sát hình và bộ não lợn và mô tả được: Vị trí, độ dày của chất xám, chất trắng.
- Một HS phát biểu ,lớp nhận xét bổ sung.
* Kết luận: 
- Hình dạng cấu tạo ngoài của đại não:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa .
+ Rãnh sau chia mỗi bán cầu não làm 4 thùy ( trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
+ Khe, rãnh tạo thành khúc cuộn não đã làm tăng diện tích mặt não.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám nằm ngoài làm thành vỏ não, dày 2-3 mm gồm 6 lớp.
+ Chất trắng nằm trong là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.
 Hoạt động 2
 SỤ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO 
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, đối chiếu hình 47.4 để hoàn thành bài tập mục tr 14 
- Gv ghi kết quả của các nhóm lên bảng → trao đổi toàn lớp để chốt lại đáp ắn đúng : a3, b4, c6, d7, e5, g8, h2, i1.
CH: So sánh sự phân vùng chức năng giữa người và động vật. 
- Cá nhân tự thu nhận thong tin.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Các nhóm đọc kết quả.
- HS tự rút ra kết luận:
* Kết luận: 
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
- Vỏ đại não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng.
- Các vùng có ở người và động vật
+ Vùng cảm giác 
+ Vùng vận động 
+ Vùng thị giác 
+ Vùng thính giác
+ Vùng khứu giác
+Vùng vị giác
- Vùng chức năng chỉ có ở người:
+ Vùng vận động ngôn ngữ.
+ Vùng hiểu tiếng nói.
+ Vùng hiểu chữ viết.
* Kết luận : HS đọc kết luận SGK
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
 GV treo tranh câm h 47.2 gọi HS lên dán các mảnh bìa ghi tên các rãnh, các thùy.
 HS khác nhận xét.
 CH: Nêu cấu tạo và chức năng của đại não?
V. DẶN DÒ
 Tập vẽ sơ đồ đại não.
 Đọc mục em có biết
 Trả lời câu hỏi SGK. 
TuÇn 25
	Ngày soạn:	
Tiết 50 Bµi 48 HỆ THẦN KINH sINH DƯỠNG 
 I. MỤC TIÊU
 1 Kiến thức
 - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
 - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
 2 Kỹ năng 
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ 
 - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh phóng to hình 48.1,2,3
 - Bảng pgụ ghi nội dung phiếu học tập 
 - HS chuẩn bị phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên vào vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Ổn định tổ chức
 B. Kiểm tra bài cũ
 CH: Hãy nêu cách phân chia hệ thần kinh theo chức năng.
 C. Bài mới
 * Mở bài: Qua bài 43 chúng ta biết nếu xét về chức năng thì hệ thần kinh được phân thành : Hệ thần kinh vận động, điều khiển hoạt động của các cơ vân và hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh sinh dưỡng.
 Hoạt động 1
 CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG
 * Mục tiêu: Phân biệt được cung phản xậ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 48.1 trả lời
CH: Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A và B 
CH: Hoàn thành phiếu học tập vào vở bài tập. 
- GV kẻ phiếu học tập gọi HS lên bảng làm.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS vận dụng kiến thức đã cókết hợp quan sát hình yêu cầu nêu được: 
Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động ( A) và cung phản xạ sinh dưỡng (B)
-Các nhóm căn cứ vào đường đi của xung thần kinh trong hai cung phản xạ và hình 48. 1,2 và thảo luận hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên điền, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Như bảng chuẩn
 Bảng so sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
 Đặc điểm
 Cung phản xạ vận động
 Cung phản xạ sinh dưỡng
C
Ấ
U
T
Ạ
O
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám Đại não
 Tủy sống
- Không có
- Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.
- Đến thẳng cơ quan phản ứng.
- Chất xám Trụ não
 Sừng bên tủy 
 sống
- Có
- Từ co quan thụ cảm đến thẳng trung ương.
- Qua Sợi trước hạch
 Sợi sau hạch.
Chuyển giao ở hạch thần kinh
 Chức năng
Điều khiển hoạt động cơ vân
( có ý thức)
Điều khiển hoạt động nội quan( không có ý thức)
 Hoạt động 2 
 CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 
 * Mục tiêu: Nắm được cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng.
 So sánh cấu tạo phân hệ giao cảm và hệ đối giao cảm.
-Gv yêu cầu HS nghiên cứu thong tin , quan sát lại hình 48.3 trả lời
CH: Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 48. 1,2,3 và đọc lại thong tin bảng 48.1 từ đó tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
- GV giọ 1 HS đọc to bảng 48.1 
- HS tự thu nhận thong tin yêu cầu nêu được.
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phần trung ương và phần ngoại biên.
- HS làm việc độc lập với SGK sau đó thảo luận nhóm nêu điểm khác nhau giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung
- Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo gồm: Trung ương thần kinh, dây thần kinh, hạch thần kinh.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có 2 phân hệ 
+ Phân hệ giao cảm 
+ Phân hệ đối giao cảm.
 Hoạt động 3
 CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
- HS quan sát hình 48.3 đọc kỹ nội dung bảng 48.2 và thảo luận nhóm
CH: Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?.
CH: Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống sinh ?
- Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- HS tự thu nhận và xử lý thong tin
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến yêu cầu nêu được:
+ 2 bộ phận có tác dụng đối lập.
+ Ý nghĩa điều hòa hoạt động các nội quan.
- Đại diện nhóm trình bàyđáp án các nhóm khác bổ sung 
- HS nêu kết luận
* Kết luận: 
- Phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng.
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
 HS đọc kết luận SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 1 Dựa vào hình 48.2 trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim lúc huyết áp tăng?
 2. Trình bày sự giống và khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm?
V. DĂN DHọc bài theo nội dung SGK, Làm câu hỏi 2 vào vở bài tập, Đọc mục em có biết.
TuÇn 26
	Ngày soạn:	
Tiết 51 Bµi 49 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Xác định rõ các thành phần của 1cơ quan phân tích.Nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể 
 Mô tả được các thành phần chính của cơ quan phân tích thị giác
 Nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt
 Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật
2. Kỹ năng : Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình ,kỹ năng hoạt động nhóm
3.Giáo dục ý thức bảo vệ mắt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H.49.1,49.2,49.3
- Mô hình cấu tạo mắt
- Bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. Ổn định tổ chức 
 B.Kiểm tra bài cũ
CH : Trình bày sự giống và khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm
 C.Bài mới
 Hoạt động 1
 CƠ QUAN PHÂN TÍCH 
 * Mục tiêu: - xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích 
 - Phân biệt được cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích .
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Nội dung 
- GV yêu càu HS nghiên cứu thông tin SGk trả lời câu hỏi
CH: Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
CH: Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
CH: Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích?
- GV lưu ý HS cơ quan thụ cảm làm nhiệm vụ tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích.
- HS tự thu nhận thông tin SGK và trả lời câu hỏi
- Một vài HS phát biểu và lớp bổ sung nêu kết luận.
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Dây thần kinh
+ Bộ phận phân tích(vùng trung ương ở đại não)
- Ý nghĩa : Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường 
 Hoạt động 2
 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
* Mục tiêu : Xác định được thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thị giác
 Mô tả được cấu tạo cầu mặt , màng lưới
 Trình bày được quá trình thu nhận ảnh ở cơ quan phân tích thị giác
CH: cơ quan phân tích thị giác goÒm những thành phần nào?
- Gv hương dẫn hs nghiên cứu cấu tạo cầu mắt ở h49.1,49.2 và mô hình → làm bài tập điền từ ở trang 156
- Gv nhận xét và chốt lại đáp án đúng 
1.Cơ vận động mắt
2.Màng cứng
3.Màng mạch
4.Màng lưới
5.Tế bào thụ cảm thị giác
- Gv treo tranh 49.2 gọi hs lên trình bày cấu tạo cầu mắt
- Gv hướng dẫn hs quan sát h49.3 nghiên cứu thông tin 
CH: Nêu cấu tạo của màng lưới
- Gv hướng dẫn quan sát sự khác nhau của tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác 
CH: Tại sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất 
CH: Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật
- Gv hướng dẫn hs quan sát thí nghiệm quá trình tạo ảnh qua thần kinh hội tụ
CH: Vì sao của thể thủy tinh trong cầu ruột?
CH: Trinh bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới
- Hs dựa vào Kiến thức mục I để trả lời
- Hs quan sát kỹ

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 34. Vitamin và muối khoáng - Nguyễn Văn Hiển.doc