Tiết 4, Bài 4: Bản vẽ khối đa diện - Mbon Ha Chi

I.Mục Tiêu.

1.Kiến thức.

- Biết được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện.

2.Kĩ năng.

- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, hình lăng trụ đều.

3.Thái độ.

- Tìm tòi, khám phá và hứng thú trong học tập.

II.Chuẩn Bị.

1.Giáo viên.

-Mô hình các khối đa điện.

-Bản vẽ 4.2, 4.5, 4.7.

2.Học sinh.

- Chuẩn bị trước bài ở nhà trước khi đến lớp.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 4: Bản vẽ khối đa diện - Mbon Ha Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :02	 Ngày soạn : 17/08/2014
Tiết :04	 Ngày dạy : 28/08/2014
BÀI 4 :
BẢN VẼ KHỐI ĐA ĐIỆN
I.Mục Tiêu.
1.Kiến thức.
- Biết được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện.
2.Kĩ năng.
- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, hình lăng trụ đều.
3.Thái độ.
- Tìm tòi, khám phá và hứng thú trong học tập.
II.Chuẩn Bị.
1.Giáo viên.
-Mô hình các khối đa điện.
-Bản vẽ 4.2, 4.5, 4.7.
2.Học sinh.
- Chuẩn bị trước bài ở nhà trước khi đến lớp.
III.Tổ chức các hoạt động dạy học.
1.Ổn định lớp:
8a1... 8a2.. 8a3..
8a4... 8a5.. 8a6..
2. Kiểm tra bài cũ: ( GV nhắc lại kiến thức về hình chiếu cho HS)
3. Đặt vấn đề: 
- Trên thực tế vật được kết cấu bỡi ba chiều và dạng khối. Như vậy để thể hiện hình chiếu của vật thể trên bản vẽ chúng ta thể hiện hình chiếu của các khối tạo nên vật thể đó.
4. Tiến trình:
Hoạt động của Học Sinh
Trợ giúp của Giáo Viên
Hoạt động 1: gíới thiệu bài mới
 => Khối đa diện là 1 khối được bao bởi các hìng đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình chóp đều, đọc được bản vẽ vật thể trên chúng ta cùng đi nghiên cứu bài:”bản vẽ các khối đa diện”
Hoạt động 2 :Tìm hiểu các khối đa diện. Hình hộp chữ nhật 
-Tìm hiểu khối đa diện
-Bỡi các đa giác phẳng.
-Các hình chữ nhật.
-3 kích thước: DxRxC
Hình chữ nhật.
1) a,h ; 2) a,b ; 3) b,h.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu khối đa diện thông qua vật thể hình 4.1
+Khối đa diện được giới hạn bỡi các hình gì?
+Hình hộp chữ nhật được giới hạn bỡi các hình gì?
+Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước?
+Các hình chiếu là các hình gì?
Yêu cầu học sinh điền vào bảng 4.1
Hoạt động 3 :Tìm hiểu hình lăng trụ đều
- Học sinh phân công cụ thể công việc và tiến hành thảo luận nhóm.
- Phân công học sinh nhóm 1,3 thảo luận hoàn thành dựa vào những câu hỏi của giáo viên trong vòng 10 phút. Sau đó giáo viên hướng dẫn thêm.
+Hình lăng trụ đều có mấy kích thước?
+Các hình chiếu là hình gì?
+Để biểu diễn hình lăng trụ đều cần bao nhiêu hình chiếu?
Hoạt động 4 :Tìm hiểu hình chóp đều.
- Học sinh chia nhau ra thảo luận hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
Tương tự giao cho học sinh nhóm 2,4 thảo luận hoàn thành những câu hỏi của giáo viên trong vòng 10 phút. 
+Hình chóp đều được cấu thành từ những hình gì?
+Các hình chiếu của nó là những hình gì?
+Để biểu diễn hình chóp đều cần dùng bao nhiêu hình chiếu?
Giáo viên cho các nhóm bổ sung cho nhau và rút ra kết luận.
Hoạt động 5 :Củng cố. Hướng dẫn về nhà
-Khối đa diện là gì? Hình chiếu các khối đa diện?
-Học ghi nhớ. Chuẩn bị bài 5.
5. Nội dung ghi bảng
I.Khối đa diện.
-Khối đa diện được giới hạn bỡi các đa giác phẳng.
II.Hình hộp chữ nhật.
1.Khái niệm.
-Hình hộp chữ nhật là khối đa giác được giới hạn bỡi 6 hình chữ nhật.
2..Hình chiếu của hình hộp chữ nhật: là các hình chữ nhật.
III.Hình lăng trụ đều.
1.Khái niệm.
-Là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là hai đa giác đều và các mặt bên là hình chữ nhật.
2.Hình chiếu hình lăng trụ đều.
-Gồm 2 hình chiếu. 1 hình chiếu thể hiện chiều cao và một hình thể hiện dạng đáy của lăng trụ.
IV.Hình chóp đều.
1.Khái niệm.
- Là hình giới hạn bỡi mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau và chung đỉnh.
2.Hình chiếu.
- Gồm hai hình chiếu, một hình thể hiện chiều cao và một hình chiếu thể hiện dạng đáy của hình chóp.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Bản vẽ các khối đa diện - Mbon Ha Chi - Trường THCS Liêng Trang.doc