Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.

 Nêu được Lực là một đại lượng véc tơ.

 2. Kỹ năng:

Biểu diễn được lực bằng một véc tơ.

 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học.

 II. CHUẨN BỊ

 GV: Xe lăn, giá, nam châm, quả bóng cao xu, tranh vẽ hình 4.3 và 4.4 SGK, bảng phụ, thước thẳng.

 HS: Thước thẳng.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4, Bài 4: Biểu diễn lực - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/9/2012
Ngày giảng : 13/9/2012
 Tiết 4  Bài 4. BIỂU DIỄN LỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Nêu được ví dụ cụ thể thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.
 	Nêu được Lực là một đại lượng véc tơ.
 2. Kỹ năng: 
Biểu diễn được lực bằng một véc tơ.
 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc và lòng yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ
 	GV: Xe lăn, giá, nam châm, quả bóng cao xu, tranh vẽ hình 4.3 và 4.4 SGK, bảng phụ, thước thẳng.
	HS: Thước thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra sĩ số: 
8A :	8B :
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ – Tạo tình huống học tập (08p)
1. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 02 HS lên bảng.
- HS1: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức.
- HS2: Làm bài tập 3.3 SBT
2. Đặt vấn đề vào bài : Như SGK
HS1.
- Định nghĩa: SGK
- Công thức: Trong đó:
+ S là quãng đường đi được (km, m)
+ t thời gian đi hết quãng đường (h, s)
HS2. Bài tập 3.3 SBT
- Thời gian đi hết quãng đường đầu:
- Quãng đường sau dài là: Thời gian chuyển động là: 
- Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường:
HĐ2. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc (10p)
- Mục tiêu: HS nhận biết và lấy được ví dụ về quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc.
- Dụng cụ: Giá TN, Nam châm thẳng, xe lăn, miếng sắt.
- Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 cho biết Lực có tác dụng gì?
GV: Nhắc lại tác dụng của lực ở lớp 6 .
GV: Làm thí nghiệm hình 4.1, yêu cầu HS quan sát TN và hình vẽ 4.1 và 4.2 SGK
- Cho HS hoạt động theo nhóm bàn trả lời C1 thời gian 5p
HS: Trả lời câu hỏi C1.
? Lực tác dụng của nam châm vào xe và lực tác dụng của quả cầu vào vợt có tác dụng gì?
I. Ôn lại khái niệm lực: 
 - Lực có thể làm vật biến dạng.
 - Lực có thể làm thay đổi chuyển động (vận tốc) của vật.
C1. H 4.1: Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe chuyển động nhanh lên.
- H 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng
HĐ3.  Tìm hiểu đặc điểm của Lực và cách biểu diễn lực (12p)
- Mục tiêu: HS nhận biết được Lực là một đại lượng véc tơ, biết cách biểu diễn Lực
- Đồ dùng: Thước có chia độ
- Các yếu tố của lực?
GV thông báo: Những đại lượng vừa có phương, chiều và độ lớn gọi là đại lượng véc tơ.
GV: Qua hình vẽ 4.3 SGK giới thiệu cho học sinh phân tích các yếu tố về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
GV: Giới thiệu về ký hiệu F.
- Để biểu diễn 1 vêc tơ Lực cần biết các yếu tố nào?
- Cho HS biểu diễn một số lực trên bảng.
II. Biểu diễn lực:
1. Lực là đại lượng vec tơ.
 Lực là đại lượng vừa có phương, chiều và độ lớn -> Lực là đại lượng véc tơ.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực.
a) Biểu diễn véc tơ lực bằng mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt lực.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
- Độ dài mũi tên biểu diễn cường độ của lực theo tỷ xích cho trước.
b) Ký hiệu vec tơ lực: F
- Cường độ của lực : F
HĐ4. Củng cố - Vận dụng (13p)
- Mục tiêu : Củng cố cho HS cách biểu diễn véc tơ lực, nhận biết được điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.
- Dụng cụ : Không 
? Đặc điểm của lực, cách biểu diễn véc tơ lực
GV Cho HS đọc ghi nhớ SGK.
GV yêu cầu HS làm C2 theo cá nhân, gọi 02 HS lên bảng biểu diễn lực.
GV: Kiểm tra hướng dẫn học sinh dưới lớp
GV:Y/C HS làm câu C3 .
III. Vận dụng
* Ghi nhớ : SGK – T16.
C2. 
 F = 1500N
 P = 50N 
C3.
a) Lực tác dụng vào điểm A có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên và có độ lớn F1 = 20N.
b) Lực tác dụng vào điểm B có phương nằm ngang, chiều từ trái sang và có độ lớn F2 = 30N
c) Lực tác dụng vào điểm C có phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên và có độ lớn F3 = 30N.
3. Hướng dẫn về nhà (02p)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập còn lại trong SBT.
- Chuẩn bị bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính.
	Xem lại bài hai lực cân bằng ở lớp 6, kẻ bảng 5.1 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Biểu diễn lực (2).doc