Tiết 40, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm

1.Mục tiêu:

 1.1.Kiến thức:

 -Hiểu được khái niệm vệ sinh thực phẩm.

 - Biết được biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.

 - Giải thích được khái niệm an toàn thực phẩm , nhiễm trùng thực phẩm.

 - Phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn hoạt động làm nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm. 1.2.Kĩ năng; Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm , phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.

 1.3.Thái độ:Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm tới vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.

 2. Trọng tâm: Vệ sinh thực phẩm:

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 40, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 16 Tiết: 40
Tuần : 21
Ngày dạy :
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức: 
 -Hiểu được khái niệm vệ sinh thực phẩm.
 - Biết được biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.
 - Giải thích được khái niệm an toàn thực phẩm , nhiễm trùng thực phẩm.
 - Phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn hoạt động làm nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm. 1.2..Kĩ năng; Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm , phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình.
 1.3.Thái độ:Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm tới vấn đề giữ vệ sinh an tồn thực phẩm. Bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
 2. Trọng tâm: Vệ sinh thực phẩm:
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Hình vẽ 3.14; 3.15.Bảng phụ câu hỏi thảo luận.
3.2.HS: Tìm hiểu trước bài phần vệ sinh thực phẩm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:KTSSHS
 6A1:. 6A2:6A3:..
4.2 Kiểm tra miệng 
 Câu hỏi: Nếu thiếu hoặc thừa chất đường bột, chất đạm, chất béo thì cơ thể sẽ như thế nào? (8đ)
 Đáp án:
 .Thiếu chât đạm cơ thể chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ.
.Thừa chất đạm :Gây bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
*.Chất đường bột: Ăn quá nhiều gây bệnh béo phì.Thiếu sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
 Câu 2:Vệ sinh thực phẩm ?( 2 đ)
 Đáp án: Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Vậy để hiểu rõ thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu vệ sinh thực phẩm:
Mục tiêu:Vệ sinh thực phẩm
-Em có biết vệ sinh thực phẩm là gì?
+Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
1.Thế nào là nhiễm trùngvà nhiễm độc thực phẩm?
-Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
+Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có hại nên không còn được tươi, có mùi lạ, màu sắc bị biến đổi. Nhất là thực phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy, đặc biệt trong tình trạng khí hậu, thời tiết nóng và ẩm của nước ta.
Kết luận: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
-Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao?
+HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, GV chốt lại:
-Thực phẩm dễ bị hư hỏng: thịt gia cầm, gia súc, hải sản
.Thực phẩm sau khi giết mổ không được bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật.
.Thực phẩm mua về không chế biến ngay, không để nơi thoáng mát.
-Em cho biết thực phẩm để tủ lạnh có đảm bảo an toàn không? Tại sao?
-GV bổ sung:
-Không đảm bảo vì: thực phẩm như thịt, cá tươi sống chưa qua chế biến thì chỉ giữ được trong ngăn đá một khoảng thời gian cho phép, nếu để quá thời gian đó thì thực phẩm sẽ bị kém chất lượng, bị nhiễm trùng. Thực phẩm đã chế biến tốt cũng khộng nên giữ lâu trong tủ lạnh, vi khuẩn vẫn có thể phát triển gây nhiễm độc.
-Ngoài ra việc thực phẩm chế biến sẳn (đồ hộp, nem gói sẳn, giò chả) nếu trong quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, không được bảo quản tốt thì nếu để trong tủ lạnh vẫn bị hư hỏng (thiu, thối) gây nấm mốc, vi khuẩn có hại phát triển
-Đồ uống đóng hộp có ga, rượu, thực phẩm chế biến sẳn có sử dụng phụ gia thực phẩm quá tỉ lệ cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe
-Các loại rau, củ, quả do người trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không cho phép hoặc quá liều qui định dẫn đến cây trồng bị nhiễm độc – ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Kết luận: Sự xâm nhập của chất độc (độc tố có sẳn trong động thực vật như cá nóc) vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
Giải thích thêm:
+Cá nóc là loài cá có nhiều độc tố nên không sử dụng làm thực phẩm.
+Thịt con cóc ở một số bộ phận trong cơ thể như: gan, mật, ruột cũng có nhiều độc tố nguy hiểm nên cần lưu ý khi chế biến.
2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
HS: đọc nội dung ghi trong các ô màu hình 3.14 SGK.
.Em cho biết nhiệt độ nào hạn chế sự phát triển của vi khuẩn?
+Ở nhiệt độ: 50oC, 60oC, 70oC, 80oC.
.Em cho biết ở nhiệt độ nào vi khuẩn không thể phát triển?
+Ở nhiệt độ-10oC và -20oC.
.Vậy theo em thì nhiệt độ nào là an toàn cho thực phẩm?
+Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: 100oC và 1150C.
+Nhiệt độ nguy hiểm cho thực phẩm: 0oC, 10oC, 20oC và 37oC.
GV:- Qua đây chúng ta thấy ăn chín uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cho nên khi nấu thực phẩm phải nấu chín, khi đó vi khuẩn gây hại mới bị tiêu diệt.
-Thư&c phẩm chỉ nên ăn gọn trong ngày và khộng để thực phẩm, thức ăn quá lâu vì như thế vi khuẩn sẽ sinh nở làm thực phẩm bị nhiễm trùng.
3.Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:
 HS:Quan sát hình 3.15 SGK.
.Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm?
GV:Để tránh nhiễm trùng thực phẩm cần:
+Giữ vệ sinh gồm: vệ sinh ăn uống (rửa tay sạch sẽ trước khi ăn), vệ sinh nơi chế biến (vệ sinh nhà bếp luôn sạch sẽ, thoáng), vệ sinh khi chế biến (thực phẩm phải được rửa sạch sẽ, loại bỏ chất bẩn, đất)
+Thực phẩm phải được nấu chín.
+Thực phẩm phải được đậy cẩn thận: tránh ruồi nhặng, chuột, mèo.
+Thức ăn phải được bảo quản chu đáo gồm có: thực phẩm sống mua về chưa chế biến (thịt) thì phải được gói kĩ hoặc cho vào hộp để ở ô đá trong tủ lạnh. Thức ăn đã chế biến hoặc thức ăn còn lại sau bữa ăn cho vào tủ lạnh cần được đậy cẩn thận. Không cho thức ăn chín cũng như chưa chế biến vào tủ lạnh khi không được gói kĩ trong túi nilon hoặc trong hộp kín.
-Mua rau quả chọn lựa loại tươi ngon chưa có dấu hiệu dập nát.
-Mua thực phẩm thịt, cá tươi màu, không mua thịt cá đã bị sẫm màu hoặc có mùi lạ.
-Dụng cụ nấu bếp luôn sạch, nhất là khi thái thức ăn chín tuyệt đối không dùng chung thớt hoặc thớt vừa thái thịt sống lại dùng để thái thịt chín.
+HS: GV cho HS liên hệ việc phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm ở gia đình?
Kết luận:
-Việc giữ gìn thực phẩm là điều cần thiết và phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cả xã hội.
-Giữ vẽ sinh an toàn thực phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.
I.Vệ sinh thực phẩm:
Khái niệm:Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
1.Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm:
-Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
Sự xâm nhập của chất độc (độc tố có sẳn trong động thực vật như cá nóc) vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
-Nhiệt độ: 100oC và 1150C: vi khuẩn bị tiêu diệt. 
-Nhiệt độ: 50oC, 60oC, 70oC, 80oC: vi khuẩn không sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
-Nhiệt độ: 0oC, 10oC, 20oC, 37oC: vi khuẩn sinh nở mau chóng.
.Nhiệt:-10oC và -20oC: vi khuẩn không sinh nở nhưng cũng không chết.
3.Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:
.Bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, hợp vệ sinh, tránh để ruồi nhọ xâm nhập vào thức ăn.
.Sử dụng thực phẩm tươi, ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh, không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Câu 1:Nhiễm trùng thực phẩm là gì? Nhiễm độc thực phẩm là gì?
 Đáp án:Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
 Sự xâm nhập của chất độc (độc tố có sẳn trong động thực vật như cá nóc) vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
 Câu 2: .Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
 Đáp án: Bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, hợp vệ sinh, tránh để ruồi nhọ xâm nhập vào thức ăn.
.Sử dụng thực phẩm tươi, ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh, không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
 * Đối với bài học ở tiết học này:
 Học thuộc bài trả lời câu hỏi 1/ SGK/ 80.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Quan sát ở nhà mình có thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Chuẩn bị: Tìm hiểu phần:-An toàn thực phẩm và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm ?
5.Rút kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
 - Nội dung:	
	..
	..
	- Phương pháp:	
.............................................................................
	..
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:.................. 
	..
* Khuyết điểm:
 - Nội dung:	
	..
	..
	- Phương pháp:	
.............................................................................
	..
-Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:.................. 
* Hướng khắcphục:.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm (2).doc