Tiết 40, Bài 26: Oxit - Hoàng Thị Vân

I, Mục tiêu :

1. Kiến thức : Học sinh biết được :

+ Định nghĩa oxit .

+ Cách gọi tên oxit nói chung , oxit của kim loại có nhiều hoá trị , oxit của phi kim có nhiều hoá trị .

+ Cách lập CTHH của oxit .

+ Khái niệm oxit axit , oxit bazơ .

2. Kỹ năng :

+ Phân loại oxit bazơ , oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể .

+ Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại .

+ Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố .

3. Thái độ :

+ Yêu thích môn học .

+ Ham tìm tòi , ham hiểu biết .

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 40, Bài 26: Oxit - Hoàng Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Bài 26 Oxit
I, Mục tiêu :
1. Kiến thức : Học sinh biết được :
+ Định nghĩa oxit .
+ Cách gọi tên oxit nói chung , oxit của kim loại có nhiều hoá trị , oxit của phi kim có nhiều hoá trị .
+ Cách lập CTHH của oxit .
+ Khái niệm oxit axit , oxit bazơ .
2. Kỹ năng :
+ Phân loại oxit bazơ , oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể .
+ Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại .
+ Lập CTHH oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố .
3. Thái độ :
+ Yêu thích môn học .
+ Ham tìm tòi , ham hiểu biết .
II, Chuẩn bị :
Của thầy : + Bảng phụ , bút dạ .
Của trò : Học lại bài cũ .
III, Hoạt động dạy học :
1. ổn định trật tự lớp : Kiểm tra sĩ số : Vắng 	Lý do 	(1’)
 Đủ 
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
HS : Hãy viết ptpư của S , P , Fe , CH4 tác dụng với O2 . Cho biết CTHH của các sản phẩm trên ?
	S + O2 SO2
4P + 5 O2 4P2O5
3 Fe + 2O2 Fe3O4
CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O
CTHH của các sản phẩm là : SO2 ; P2O5 ; Fe3O4 ; CO2 ; H2O .
GV : Nhận xét , cho điểm .
3. Bài mới : 
* Đặt vấn đề (1’) 
Những chất sản phẩm bạn vừa viết ở trên được gọi là oxit . Vậy thế nàp là oxit ?
Tiết 40 Bài 26 Oxit
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm về oxit (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV : Em hãy cho cô biết các chất này thuộc loại đơn chất hay hợp chất ? Vì sao ?
GV : Cô mời An.
GV : Ghi bảng .
GV : Các hợp chất trên có đặc điểm gì giống nhau về thành phần nguyên tố ?
GV : Lưu ý : số lượng các nguyên tố trong một hợp chất chỉ là 2 nguyên tố .
GV : Các hợp chất có đặc điểm như vậy được gọi là các oxit . Vậy thế nào là oxit ? 
GV : Cô mời Lan .
GV : Bạn Lan trả lời đúng không ? 
GV : Một bạn nhắc lại cho cô thế nào là oxit?
GV : Một bạn đọc to lại khái niệm trong SGK .
GV : Vậy theo em , nhìn vào công thức thì dấu hiệu nào nhận biết một chất có là oxit hay không ? 
HS : Là hợp chất vì gồm 2 nguyên tố cấu tạo nên .
HS : Hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi .
HS : Ghi bài .
HS : Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi .
HS : Bạn Lan trả lời đúng rồi .
HS : hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi .
I, Định nghĩa :
1. VD : SO2 , P2O5 
 Fe3O4,
2 nguyên tố
Hợp chất
Trong đó có 1 nguyên tố là oxi
=> Oxit .
2. Định nghĩa : (SGK) .
Hoạt động 2 : Lập CTHH tổng quát của oxit (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV : Dùng phương pháp đàm thoại : nếu cô gọi M là nguyên tố có hoá trị n . Em hãy lập CTHH của oxit ?
GV : Yêu cầu học sinh nhận xét ?
GV : Bạn Mai lập CTHH này đúng nhưng chưa tổng quát cho mọi CTHH của oxit . VD : FeO hay Fe3O4 . Vì vậy để tổng quát nhất ta lập CTHH của oxit là MxOy thoả mãn : n . x = II . y 
GV: Ghi bảng .
HS : M2On
HS : Bạn lập đúng
HS : Nghe giảng , ghi bài .
II, CTHH :
Nguyên tố M hoá trị n thì CTHH oxit của M là MxOy .
Thoả mãn : n . x = II . y .
Hoạt động 3 : Sự phân loại oxit (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV : Em hãy quan sát lại VD của phần I , thấy cô viết các oxit này thành 2 dòng . Cô viết như vậy là có ý tưởng của cô . Trừ nguyên tố oxi ra , em có nhận xét gì về sự khác nhau của thành phần thứ hai trong các hợp chất oxit ở trên ?
GV : Dựa vào đặc điểm đó , chúng ta có thể chia oxit thành mấy loại chính ?
GV : Dùng phương pháp diễn giảng : 
 Oxit phi kim thường là oxit axit còn oxit kim loại thường là oxit bazơ nên người ta chia oxit ra làm 2 loại là oxit axit và oxit bazơ .
GV: Ghi bảng .
GV: Thông báo : Oxit axit thường là oxit phi kim và tương ứng với một axit .
GV : Lưu ý : Tại sao cô lại noid “Thường” : vì không phải oxit phi kim nào cũng là oxit axit (VD: CO , NO , ) mà phải có axit tương ứng . 
GV : Lưu ý : Một số oxit kim loại hoá trị cao cũng là oxit axit . 
VD : Mn có hoá trị II , IV , VI , VIII thì oxit của Mn có hoá trị VI , VIII là các oxit axit vì tương ứng với nó là các axit .
GV: Em hãy nêu một số oxit axit và axit tương ứng .
GV : Lưu ý : Axit tương ứng ở đây là tương ứng về hoá trị nguyên tố phi kim tạo nên oxit ấy .
GV : Thông báo : Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ .
GV : Oxit của Mn hoá trị II , IV là các oxit bazơ vì tương ứng với nó là các bazơ .
GV : Giảng giải cho học sinh cách lập CTHH bazơ tương ứng : chúng ta có kim loại M hoá trị n => CTHH của bazơ tương ứng là M(OH)n .
GV : Yêu cầu học sinh nêu một só oxit bazơ và lập CTHH của bazơ tương ứng .
GV : Lưu ý : Bazơ tương ứng ở đây là tương ứng về hoá trị nguyên tố kim loại tạo nên oxit ấy .
HS : Thành phần thứ hai có thể là nguyên tố kim loại , có thể là nguyên tố phi kim .
HS : 2 loại chính là oxit kim loại và oxit phi kim .
HS : Nghe giảng + ghi bài .
HS : Lên bảng .
III , Phân loại oxit :
* Oxit được chia thành 2 loại chính : Oxit bazơ và oxit axit .
1. Oxit axit :
 - Thường là oxit phi kim và tương ứng với một axit .
VD : 
Oxit axit
Axit tương ứng
SO2
H2SO3
SO3
H2SO4
P2O5
H3PO4
N2O5
HNO3
CO2
H2CO3
2 . Oxit bazơ : 
 - Thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ .
VD :
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
CuO
Cu(OH)2
Fe2O3
Fe(OH)3
Na2O
NaOH
Hoạt động 4 : Cách gọi tên (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV : Ghi bảng cách gọi tên oxit .
GV : Yêu cầu học sinh gọi tên các oxit lấy ở phần III .
GV : Chữa bài : thấy học sinh gọi Fe2O3 là sắt oxit , còn lúng túng khi gọi 2 oxit SO2 và SO3 .
GV : Lưu ý : Đối với oxit kim loại : Kim loại có nhiều hoá trị thì sau tên kim loại phải gọi kèm hoá trị .
Đối với phi kim nhiều hoá trị thì có thể gọi tên theo chỉ số .
HS : Làm việc độc lập .
HS 1 : Lên bảng gọi tên các oxit axit .
HS 2 : Lên bảng gọi tên các oxit bazơ .
HS : Nhân xét .
HS : Gọi lại các CTHH gọi sai .
IV , Cách gọi tên :
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit .
*/ Tên oxit bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu cần) + oxit .
*/ Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit .
Tên một số tiền tố thường gặp :
1 : môno .
2 : đi .
3 : tri .
5 : penta .
Hoạt động 5 : Củng cố (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV : Như vậy , thông qua bài hôm nay các em phải nắm được cho cô :
Khái niệm oxit .
Phân loại oxit , dấu hiệu nhận biết từng loại oxit .
Gọi tên oxit .
GV : Phát phiếu học tập .
(Đ/a : CaO , CuO , SO2 , CO2, Mn2O7, FeO , P2O5 , ZnO , Ag2O)
GV : Nhận xét – cho điểm .
HS : Làm việc độc lập .
HS : Lên bảng chữa .
IV , Hướng dẫn về nhà (1’) :
+ 5 (SGK) ; 26.4 ; 26.5 (SBT – 30,31)
+ Hướng dẫn học sinh đọc trước bài điều chế khí oxi , phản ứng phân huỷ , tóm tắt nội dung , thao tác tiến hành thí nghiệm điều chế O2 trong phòng thí nghiệm .
+ Yêu cầu lớp chuẩn bị 4 bút dạ , 4 bảng phụ .
Phụ lục : Phiếu học tập
Bài tập 1 : Cho các chất sau : CaO , H2SO4 , NaOH , CuO , SO2 , CO2 , Mn2O7 , FeO , HCl , KMnO4 , P2O5 , KClO3 , ZnO , Ag2O . 
a , Trong các hợp chất trên , đâu là oxit ?
b, Trong các oxit đó , đâu là oxit bazơ ? Lập CTHH bazơ và gọi tên oxit bazơ tương ứng ?
c, Trong các oxit đó , đâu là oxit axit ? Lập CTHH axit và gọi tên oxit axit tương ứng ?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Oxit - Hoàng Thị Vân - Trường THCS Thanh Liệt.doc