Tiết 40, Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng - Trần Thị Thanh Tâm

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý.

2. Kỹ năng

- Thảo luận nhóm và trình bày vấn đề.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng điện năng một cách hợp lý.

II- Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Nghiên cứu kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.

2. Học sinh

- Đọc trước bài 48- SGK Công nghệ 8.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 40, Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng - Trần Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2010	Ngày dạy: / / 2010
Lớp:............... – Tiết:..
Tiết thứ 40 	 Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
Mục tiêu
Kiến thức
Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý.
 Kỹ năng
- Thảo luận nhóm và trình bày vấn đề.
Thái độ
Có ý thức sử dụng điện năng một cách hợp lý.
Chuẩn bị
Giáo viên
Nghiên cứu kỹ SGK, SGV và tham khảo các tài liệu có liên quan để soạn giáo án.
Học sinh
Đọc trước bài 48- SGK Công nghệ 8.
Phương pháp
	Phương pháp thảo luận nhóm và vấn đáp.
Tổ chức bài giảng
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ
(?1) Mô tả cấu tạo của máy biến áp một pha?
Đáp án: Gồm 2 bộ phận chính: Lõi thép và dây quấn.
a. Lõi thép
- Được làm từ các lõi thép kỹ thuật điện, được ghép lại thành một khối.
- Dùng làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung quấn dây.
b. Dây quấn
- Được làm bằng dây điện từ (được cách điện) và được quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây có cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.
 - Có 2 dây quấn:
+ Dây quấn sơ cấp: Nối với nguồn điện (U1; N1).
+ Dây quấn thứ cấp: Nối với tải tiêu thụ điện (U2; N2).
(?2) Hãy trình bày nguyên lí làm việc của máy biến áp?
Đáp án: - Khi máy biến áp làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1, trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra của hai đầu của dây quấn thứ cấp là U2.
3. Tiến trình dạy học
Giới thiệu: Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi mỗi người dùng điện cần phải biết sử dụng hợp lí điện năng. Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay- Bài học thứ 39 - Bài 48: “SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG” để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động của Giáo viên
H.động của HS
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về về “Nhu cầu tiêu thụ điện năng”
* GV lấy VD về thời gian sử dụng các đồ dùng điện trong ngày của gia đình mình: Buổi sáng, xem ti vi, bật đèn điện, bơm nước. Buổi trưa, nấu cơm bằng nồi cơm điện, bật đèn điện, xem ti vi. Buổi chiều, nấu cơm, bật đèn, giặt quần áo bằng máy giặtvv
? Thời gian sử dụng các đồ dùng điện ở gia đình các em như thế nào?
? Vậy, nhu cầu tiêu thụ điện năng ở mỗi gia đình trong ngày có giống nhau không? Tại sao? (không – Vì do thói quen sinh hoạt, cách tổ chức làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi về thời tiết, nên nhu cầu tiêu thụ điện năng của mỗi gia đình là không đồng đều theo giờ trong ngày)
? Trong gia đình em, thời điểm nào dùng nhiều điện, thời điểm nào dùng ít điện?
? Em hiểu thế nào về giờ cao điểm tiêu thụ điện năng?Giờ cao điểm trong ngày thường là từ mấy giờ đến mấy giờ?
? Điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm có đặc điểm gì?(Điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp của các nhà máy điện không đáp ứng đủ; Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện)
? Điện áp ở gia đình em vào những giờ cao điểm có những biểu hiện gì về sự phát sáng của đèn điện, tốc độ quay của quạt điện, thời gian đun sôi của bếp điện?(đèn điện phát sáng yếu, quạt điện quay chậm, bếp điện đun sôi lâu)
* Chốt kiến thức:
- Liên hệ
- Trả lời
- Liên hệ
- Trả lời
- Trình bày
- Liên hệ
- Ghi bài
I- Nhu cầu tiêu thụ điện năng
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng
- Những giờ tiêu thụ điện năng nhiều trong ngày gọi là giờ cao điểm. 
- Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là 18h đến 22h.
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm
- Điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp của các nhà máy điện không đáp ứng đủ.
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng”
? Theo em, có các biện pháp nào để sử dụng hợp lý điện năng?(có 3 biện pháp cơ bản: Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm – Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng – Không sử dụng lãng phí điện năng)
? Tại sao phải giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng các biện pháp gì?(Để tránh tụt điện áp; Các biện pháp: Cắt điện một số đồ dùng điện không thiết yếu, như: Bình nước nóng, điều hòa không khí, một số đèn không cần thiết, quạt điện không cần thiết, không bơm nước, không giặt quần áo)
? Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao? (Vì sẽ ít tiêu tốn điện năng)
? Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên sử dụng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng? Tại sao?(dùng đèn huỳnh quang – Vì: đèn huỳnh quang có hiệu suất phát quang gấp 4-5 lần đèn sợi đốt)
* Lưu ý cho HS: Biện pháp không sử dụng lãng phí điện năng là biện pháp rất quan trọng vì đây là biện pháp được thực hiện dựa trên ý thức của mỗi cá nhân.
? Em hiểu thế nào là không sử dụng lãng phí điện năng?(không sử dụng đồ dùng điện khi không có yêu cầu)
* Gọi HS đọc bài tập trong SGK- 166: Y/cầu HS làm bài tập.
? Hãy nêu các việc làm tiết kiệm điện năng mà em thấy cần phải thực hiện trong gia đình mình?
* Giới thiệu: Ngày nay, người ta sử dụng càng ngày càng nhiều các thiết bị tự động cắt điện khi không có nhu cầu, được ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống.
? Em hãy cho biết các thiết bị tự động đó được ứng dụng trong những đồ dùng gì?(máy tính bỏ túi, điện thoại di động, màn hình máy vi tính)
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nhận thức
- Trả lời
- Đọc, làm b.tập
- Liên hệ
- Đọc, làm bài tập.
- Trả lời
- Liên hệ
II– Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm 
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng 
3. Không sử dụng lãng phí điện năng
4. Củng cố
Gọi HS đọc ghi nhớ - SGK /T 166
Đọc phần “ có thể em chưa biết – Sử dụng cảm ứng hiện diện để tiết kiệm điện năng chiếu sáng”
5. Dặn dò về nhà
Học bài trước khi đến lớp, làm bài tập trong Vở bài tập.
Đọc trước bài 45, 49- TH: Quạt điện- Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 48. Sử dụng hợp lí điện năng - Trần Thanh Tâm - Trường THCS Tràng Lương.doc