Tiết 42, Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2010-2011

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1) Kiến thức:

 - Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.

 - Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.

 2) Kỹ năng:

 - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

 - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và khi hoạt động nhóm.

 3) Thái độ: Giáo dục hướng nghiệp: liên hệ với nghề bác sĩ chuyên khoa tiết - niệu

 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

• GV: Đầu máy chiếu, giáo án

• HS: đọc và nghiên cứu Sgk bài 38 “ Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 42, Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2011 Tuần 21
Ngày dạy: 12/01/2011 Tiết 42
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1) Kiến thức:
 - Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.
 - Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.
 2) Kỹ năng: 
 - Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
 - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và khi hoạt động nhóm.
 3) Thái độ: Giáo dục hướng nghiệp: liên hệ với nghề bác sĩ chuyên khoa tiết - niệu
 II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
GV: Đầu máy chiếu, giáo án
HS: đọc và nghiên cứu Sgk bài 38 “ Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ổn định lớp:
KTBC: 
Vào bài mới: Giới thiệu chương VII “ Bài tiết”
 GV dẫn dắt vào bài. Thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Hoạt động bài tiết đóng vai trò gì?Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào? Bài hôm nay giúp chúng ta giải quyết vấn đề trên:
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu vai trò của bài tiết:
- (H): Hằng ngày cơ thể chúng ta thải ra môi trường ngoài những sản phẩm thải nào? 
- HS: nhắc lại
- (H): Những cơ quan nào thực hiện bài tiết các sản phẩm trên?
- HS: Trả lời
- GV: đưa bảng 38 SGK à nhấn mạnh trên bảng, yêu cầu hs đọc thông tin SGK
- HS: đọc thông tin
- (H): Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
- HS: trả lời
- GV: Đưa sơ đồ “ Hoạt động bài tiết”, giới thiệu sơ đồ
- (H): Vậy hoạt động bài tiết là gì ? Bài tiết có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
- HS : Trả lời
- HS khác nhắc lại
- GV : nhận xét, kết luận cho cả lớp ghi nhận nội dung :
- GV : yêu cầu Hs thảo luận nhóm cặp trong 3 phút nội dung câu hỏi :
- (H) : Giả sử các chất thải trong cơ thể không được thải ra ngoài thì cơ thể sẽ như thế nào ? Tại sao ?
- HS : các nhóm trao đổi và thống nhất
- Gv : gọi 1 vài đại diện nhóm trình bày 
- Hs : trình bày và nhận xét
- GV : nhận xét các nhóm và chốt lại :
 + Cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như : mệt mỏi, đau đầu, thậm chí tới mức hôn mê và chết.
 + Vì các chất thải ( CO2, urê, axit uric,) sẽ bị tích tụ nhiều trong máu làm biến đổi các tính chất của môi trường trong cơ thể.
 - GV : Chiếu lại sơ đồ   « Hoạt động bài tiết » và hỏi : Trong các hoạt động trên thì hoạt động bài tiết nào quan trọng nhất ?
- Hs : Trả lời
- GV: nhận xét và khảng địng để chuyển ý vào mục II
* HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Gv: Chiếu sơ đồ “ Hệ bài tiết nước tiểu » và 
- (H) : Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào ?
- Hs : trả lời và giải quyết bài tập 1 SGK
- GV : chiếu tên các cơ quan trên sơ đồ để nhận xét
- GV : chiếu H38.1A, khẳng định lại các cơ quan
- GV : Yêu cầu Hs nhắc lại các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu để Hs ghi vào :
 - (H) : Các cơ quan trong hệ bài tiết nước tiểu cơ quan nào quan trọng nhất ?
 - Hs : trả lời và giải quyết bài tập 2 SGK
- GV : nhận xét và nhấn mạnh vị trí của 2 thận trong cơ thể, liên hệ giáo dục hướng nghiệp cho hs.
- GV : giới thiệu : Mối quả thận người dài khoảng 10 – 12,5cm và nặng khoảng 170gam.
- GV : chiếu H38.1B, giới thiệu hình và (H) : Mô tả cấu tạo trong của thận ?
- HS : trả lời
- GV : Nhận xét, giới thiệu : Mỗi quả thận có hàng chục tháp thận (gọi là tháp Manpighi)
- GV : Đưa H38.1C, Giới thiệu: một phần của thận để
 thấy được một đơn vị chức năng của thận.
- (H) : Một đơn vị chức năng của thận gồm những thành phần nào ?
- Hs : trả lời
- GV : nhận xét và nhấn mạnh : đơn vị chức năng ở vị trí phần vỏ thận.
- GV : gọi nhắc lại cấu tạo hoàn chỉnh của thận
- HS : nhắc lại và ghi :
- GV : chiếu H38.1D, giới thiệu kĩ : cầu thận và nang cầu thận phóng to.
- GV : Yêu cầu hs làm bài tập 3 và 4 SGK 
- (H) : Đơn vị chức năng của thận gồm những thành phần nào ?
- Hs : nêu các thành phần của đơn vị chức năng của thận và ghi :  
- (H) : Mỗi quả thận có bao nhiêu đơn vị chức năng ? (hàng triệu)
- Gv : giới thiệu cầu thận thực chất là một búi mao mạch dày đặc ; ống thận thực chất gồm có 3 đoạn khác biệt nhau : ống lượn gần, quai Henlê, ống lượn xa.
- (H) : Vậy theo em đơn vị chức năng của thận làm nhiệm vụ gì ?
- Hs : trả lời
- GV : nhận xét, khẳng định trên sơ đồ chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu ở đơn vị chức năng (Sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở tiết sau)
I/ Bài tiết:
- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.
- Bài tiết làm cho môi trương trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc. 
II/ Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 quả, mỗi quả gồm: 
 + Phần vỏ với các đơn vị chức năng
+ Phần tuỷ cùng các ống góp + Bể thận.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận; chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
IV/ CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỰ Ở NHÀ:
 * Củng cố: 
 - Chiếu lần lượt các hình: 38.1 A; 38.1B, 38.1C và yêu cầu hs nhắc lại cấu tạo của : hệ bài tiết nước tiểu, cấu tạo của thận và cấu tao của đơn vị chức năng của thận trên các hình; yêu cầu Hs lên bảng xác định.
 - Đưa bài tập giải ô chữ.
 * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
 - Chuẩn bị bài 39 “ Bài tiết nước tiểu”, hs kẻ phiếu học tập vào vở
 - Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức:
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan
- Chất độc, chất cặn bã.
- Chất dinh dưỡng

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu (3).doc