Tiết 43, Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tăt sự cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách có hiệu quả.

- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa chậm và một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

- Tiếp tục rèn viết PTHH.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm.

- Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất.

- Biết bảo vệ bầu không khí; trồng nhiều cây xanh.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Trực quan;

- Nêu vấn đề;

- Hoạt động nhóm

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 43, Bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43: Ngày soạn://2011.
Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (tiếp theo).
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Sự oxi hóa
- Ứng dụng của Oxi.
- Thành phần không khí theo thể tích
- Sự cháy, sự oxi hóa chậm
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tăt sự cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách có hiệu quả.
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được sự cháy và sự oxi hóa chậm và một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.
- Tiếp tục rèn viết PTHH.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm.
- Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất. 
- Biết bảo vệ bầu không khí; trồng nhiều cây xanh...
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan;
- Nêu vấn đề;
- Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Bảng phụ; dụng cụ TN hoặc hình ảnh TN
2. HS: Nghiên cứu bài mới, 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy cho biết thành phần của không khí?
- Làm thế nào để bảo vệ bầu không khí?
III. Nội dung bài mới: (35’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Trong thành phần không khí oxi chiếm 21%. Khí oxi duy trì sự cháy, sự cháy có gì khác sự oxi hoá chậm?.... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (15’)
Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi sau:
- So sánh sự cháy của 1 chất trong oxi và trong không khí?
- So sánh sự cháy và sự ôxi hoá chậm?
Từ đó dẫn dắt HS đi đến kết luận thế nào là sự cháy và sự oxi hoá chậm
HS: Rút ra nhận xét về sự cháy và sự oxi hóa chậm
HS: Lập bảng so sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm.
GV: Lưu ý: Trong một số trường hợp sự oxi hóa chậm trở thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
HS: Xem thêm phần lưu ý.
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm :
1. Sự cháy và sự oxi hoá chậm:
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
 b. Hoạt động 2:(15’)
GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế trường hợp cụ thể: Làm thế nào để em nhóm củ nấu ăn?
HS: Trả lời.
- Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì?
- Biện phát dập tắt sự cháy?
- Nêu nguyên nhân xảy ra vụ cháy mà em biết và biện pháp áp dụng để dập tắt đám cháy?
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trên
HS thảo luận, trả lời câu hỏi, bổ sung
HS đọc mục đọc thêm
GV nhận xét và kết luận
Bài tập 3/99SGK
2. Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy:
- Điều kiện: 
+ Chất nóng đến to cháy
+ Đủ khí ôxi
- Dập tắt: 
+ Hạ nhiệt độ cháy
+ Cách ly chất cháy với ôxi
IV. Củng cố: (3’)
- HS đọc phần ghi nhớ SGK/98
- So sánh sự cháy và sự ôxi chậm?
- Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy?
	V. Dặn dò: (1’)
- Làm bài tập 5,6,7/99SGK
- Kiểm tra kiến thức về tính chất và điều chế khí ôxi, các loại phản ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28. Không khí - Sự cháy.doc