Tiết 45, Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - Lù Văn Thuận

1.Mục tiêu bài học

a.Kiến thức.

- Biết được đặc điểm của mạng điện trong nhà.

- Biết được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.

b.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và biết lựa chọn đồ dùng điện phù hợp với mạng điện trong nhà.

c.Thái độ.

- Có ý thức học tập bộ môn.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 45, Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - Lù Văn Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/03/2012 Ngày dạy:14/03/2012
Người soạn: Lù Văn Thuận Lớp: 8b
CHƯƠNG VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
TIẾT 45-BÀI 50:ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1.Mục tiêu bài học
a.Kiến thức.
- Biết được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Biết được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
b.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và biết lựa chọn đồ dùng điện phù hợp với mạng điện trong nhà.
c.Thái độ.
- Có ý thức học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên.
- Tranh vẽ cấu tạo của mạng điện trong nhà,sơ đồ mạng điện trong nhà.
- Giáo án,Sách giáo viên,sách tham khảo.
b. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc và tìm hiểu trước bài học,vở,sách bài tập.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
*. Đặt vấn đề.(3’)
GV :Ở các tiết trước các em đã học xong chương 7,hôm nay chúng ta chuyển sang một chương mới chương 8 Mạng điện trong nhà.Đối với chương này các em cần nắm được các nội dung chính sau.
- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu,cấu tạo của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số thiết bị đóng- cắt, bảo vệ, lấy điện của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được khái niệm, phân loại sơ đồ mạch điện.
- Đọc và vẽ được một số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà.
- Thiết kế được mạch điện chiếu sáng đơn giản.
Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung đầu tiên đặc điểm, yêu cầu,cấu tạo của mạng điện trong nhà.
GV mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? Và cấu tạo như thế nào? Để trả lời câu hỏi này thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay.GV ghi lên bảng “Chương VIII: Tiết 45 Bài 50 Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà”.( tiết 44 là tiết kiểm tra, thầy sẽ để tiết sau kiểm tra)
GV nêu mục tiêu bài học,bài học hôm nay các em cần đạt được các mục tiêu:
- Biết được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Biết được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
5’
18’
13’
GV treo sơ đồ phóng to mạng điện trong nhà, hướng dẫn học sinh quan sát.(ngoài ra còn có sơ đồ của nhà máy,xí nghiệp..)
Từ lưới điện cao áp người ta sẽ hạ điện áp xuống qua máy biến áp trở thành lưới điện hạ áp để đưa điện áp đến nơi sử dụng điện các xí nghiệp,nhà máy,nông trại,khu dân cư,.
Mỗi gia đình chúng ta là một hộ tiêu thụ điện trong khu dân cư đó.Mạng điện tiêu thụ của các hộ gia đình là mạng điện 1 pha để cung cấp cho các thiết bị điện,đồ dùng và chiếu sáng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung mục a và hỏi.
GV hỏi: Cấp điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta là bao nhiêu vôn?
HS trả lời: 220v
GV nhận xét và nhấn mạnh: Cấp điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta là 220v,đây là giá trị định mức của mạng điện sinh hoạt ở nước ta.
GV hỏi: Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu?.
HS trả lời: 220v
GV hỏi:Tại sao tất cả đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?.
HS trả lời:Vì tất cả các đồ dùng điện trong mạng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện cung cấp.
GV hỏi: Có đồ dùng điện nào có cấp điện áp thấp hơn 220v không? Khi sử dụng những đồ dùng điện đó có cần qua thiết bị hạ áp nào không?
HS trả lời: Những đồ dùng của Nhật có cấp điện áp 110v, khi sử dụng phải dùng qua máy biến áp.
GV ở mỗi nước khác nhau sẽ có giá trị định mức của mạng điện trong nhà khác nhau ví dụ như một số nước:
Nhật Bản: Điện áp định mức của mạng điện trong nhà là 110v, một số đồ dùng điện của Nhật: Nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt đều dùng điện áp là 110v
Mỹ: Mạng điện trong nhà thường được dùng ở 2 cấp là 127v và 220v. 
GV kết luận:
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục b.
GV trong thực tế có rất nhiều loại đồ dùng điện.
GV hỏi: em hãy kể tên những đồ dùng điện ở trong gia đình mà em biết?.
HS trả lời:
- Điện quang : đèn điện
- Điện nhiệt : Bàn là điện, máy sưởi...
- Điện cơ : Quạt điện
GV hỏi: Theo em đồ dùng điện trong mỗi gia đình có giống nhau về số lượng không ?.
HS trả lời: Số lượng đồ dùng điện rất khác nhau giữa các gia đình.
GV nhận xét: Đồ dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau về số lượng,có nhà có tủ lạnh,ti vi,máy giặt,nhiều nhà có điều kiện còn sử dụng nhiều tủ lạnh,có nhà thì không có,có thể vì không có điều kiện,hoặc không cần thiết sử dụng và trong mỗi gia đình số lượng đồ dùng điện sẽ còn phát triển không ngừng tuỳ theo nhu cầu sử dụng.
GV hỏi: Ứng với đồ dùng điện thì có các công suất, theo em công suất của các đồ dùng điện có giống nhau không?.
HS trả lời: Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau
GV nhận xét và kết luận:
GV bổ sung : Nhu cầu dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà.
Tải hay còn gọi là phụ tải là bao gồm tất cả các thiết bị điện, đồ dùng điện mà chúng ta sử dụng trong 1 mạng điện.
GV mỗi đồ dùng điện tiêu thụ một lượng điện năng khác nhau. Có đồ dùng điện công suất nhỏ (thiêu thụ ít điện năng) nhưng lại có những đồ dùng điện có công suất lớn (tiêu thụ nhiều điện năng).
GV hỏi:Em hãy cho một số ví dụ về sự chênh lệch công suất của đồ dùng điện trong nhà mà em biết?
HS trả lời: công suất của bàn là 1000w còn bóng đèn compac chỉ 20w.
GV mời 1 học sinh đọc mục c
GV hỏi:Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn có đúng không?.
HS trả lời: Không,điện áp định mức của thiết bị phụ thuộc vào điện áp định mức của lưới điện.
GV các đồ dùng điện trong gia đình dù có công suất khác nhau,nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp định mức của mạng điện.
GV cho HS làm bài tập SGK theo bàn trong 3 phút.(GV treo bảng phụ)
GV gọi 1 học sinh lên trình bày,hỏi ý kiến học sinh khác .
GV đánh giá nhận xét: Đưa ra đáp án
Bàn là điện,công tắc điện, phích cắm điện.
GV cho học sinh về xem SGK
GV mạng điện trong nhà có yêu cầu gì ta cùng tìm hiểu phần 2.
GV yêu cầu học sinh đọc mục 2
GV hỏi : Theo em mạng điện trong nhà cần đảm bảo những yêu cầu gì?.
HS trả lời theo sách 
GV kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạng điện trong nhà.
GV treo tranh hình 50.2 lên bảng hướng dẫn học sinh quan sát.
Hình 50.2a là sơ đồ một mạng điện đơn giản trong một căn hộ gồm một mạch chính và các mạch nhánh.Từ mạng điện phân phối, mạch chính ( dây pha và dây trung tính) đi qua đồng hồ đo điện năng ( công tơ điện )vào trong nhà.
GV hỏi: Qua quan sát tranh và thấy trên thực tế em cho biết cách mắc của mạch chính và mạch nhánh như thế nào ?
HS trả lời:
- Mạch chính mắc trên cao, sát trần nhà hoặc trong ống nhựa, trong tường.
- Mạch nhánh: mắc song song với nhau, lấy điện từ mạch chính đến các đồ dùng điện
GV Hình 50.2b là sơ đồ mô tả cấu tạo loại mạng điện trong nhà có sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn.
GV hỏi: Em hãy điền các số thứ tự chỉ những phần tử của mạch điện còn thiếu trong sơ đồ hình 50.2
HS trả lời: Công tơ điện,bóng điện,dây xanh thường quy định là trung tính,dây pha là dây màu đỏ.
GV hỏi: Em hãy mô tả cấu tạo mạng điện trong lớp học?.( hoặc cho học sinh về nhà mô tả mạng điện trong nhà ra giấy tiết sau nộp cho thầy).
HS trả lời:từ mạng điện phân phối đi qua công tơ vào lớp học từ mạch chính rẽ ra đến bảng điện,đến các thiết bị điện như quạt,bóng điện..
GV nhận xét bổ sung.
GV treo tranh hình mạch điện đơn giản lên bảng.
Sơ đồ mạch điện đơn giản
GV hỏi: Mạch điện trên được được cấu tạo từ những phần tử nào?
HS trả lời: Cầu chì,công tắc, bóng đèn.
GV hỏi:Em cho biết Chức năng, nhiệm vụ của những phần tử đó trong mạch điện ?
HS trả lời: Cầu chì để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện; công tắc để điều khiển bóng đèn; bóng đèn để chiếu sáng.
GV nhận xét kết luận
I- Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
1. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
a. Điện áp của mạng điện trong nhà.
Uđm = 220v
b.Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
- SGK
c. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện.
- SGK
2.Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Mạng điện được thiết kế,lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng cần thiết.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
- Sử dụng thuận tiện,bền chắc và đẹp.
II- Cấu tạo của mạng điện trong nhà.
+ Đồng hồ đo điện (Công tơ điện).
+ Đường dây dẫn điện:Đường dây chính ( mạch chính) và đường dây nhánh ( mạch nhánh).
+ Các thiết bị điện: Đóng - cắt,bảo vệ, điều khiển,lấy điện.
+ Đồ dùng điện.
c. Củng cố (4’)
- GV hỏi: Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?.
- HS trả lời: Có điện áp định mức là 220v
- GV hỏi: Mạng điện trong nhà có những yêu cầu gì?
- HS trả lời: Đảm bảo cung cấp đủ điện
- GV hỏi: Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
- HS trả lời: Gồm công tơ điện,.
d. Hướng dẫn về nhà học bài.(2’)
- Học bài cũ
- Các em về nhà làm bài tập 1 trang 175 ,khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính,ta thấy hiện tượng gì?.
Lưu ý là nên chạm từng dây 1, và khi chạm nên đặt ngón trỏ lên phần đuôi bút.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 51/ SGK trang 176. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà - Lù Văn Thuận.doc