Tiết 46, Bài 46: Thỏ - Bùi Thị Diệp

 1. kiến thức:

- học sinh nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

- học sinh thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.

 2. kĩ năng:

- rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy tổng hợp kiến thức.

- rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ:

- giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 46, Bài 46: Thỏ - Bùi Thị Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài giảng điện tử
Môn học: Sinh học
Khối lớp: 7
Tiết theo PPCT: Tiết 46
Trường: THCS Trưng Vương
Họ tên giáo viên: Bùi Thị Điệp
Mobil: 0936 304 222
Bài 46. Thỏ
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- Học sinh thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy tổng hợp kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học. 
B. Câu hỏi quan trọng:
1. Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết:
 1/ Thế nào là hiện tượng thai sinh?
 2/ Hiện tượng thai sinh tiến hóa hơn hiện tượng đẻ trứng ở điểm nào?
 3/ Cấu tạo ngoài của thỏ có điểm gì khác so với thằn lằn? Điều đó có ý nghĩa gì?
2. Những câu hỏi bài học có thể trả lời:
 1/ Hãy nêu những đặc điểm về đời sống của thỏ?
 2/ Trình bày những đặc điểm sinh sản của thỏ?
 3/ Dựa vào đáp án hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
 4. Thỏ di chuyển bằng cách nào?
3. Những câu hỏi có thể ứng dụng kiến thức , kỹ năng học được vào thực tế cuộc sống:
 1/ Tại sao trong chăn nuôi không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc bằng gỗ?
2/ Hãy giải thích tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù?
 3/ Vận tốc của thỏ lớn hơn vận tốc của thú ăn thịt , song vẫn bị bắt tại sao?
 4/ Dựa vào cơ sở nà người ta nói: "Nhát như thỏ đế"? 
C. Đánh giá:
1. Trong bài giảng:
 + Thảo luận nhóm,làm bài tập điền phiếu.
 + Trả lời câu hỏi.
 + câu hỏi ứng dụng.
2. Sau bài giảng:
 + Bài tập điền từ.
 + Trả lời câu hỏi ứng dụng. 	
D. Đồ dùng dạy học:
- GV: Soạn bài giảng Powerpoit
 + Tranh vẽ cấu tạo ngoài của thỏ.
 + Phiếu học tập .
 + Đáp án:phiếu học tập, đáp án KTBC
 + Một số tư liệu liên quan đến bài ( ở STK, thực tế cuộc sống..)
- HS: Đọc trước bài, ôn tập về bò sát.
E. Các hoạt động dạy và học:
1. Các nội dung trong mục cần thể hiện rõ: 
* Các tài liệu: + Thông tin ở SGV.
 + kiến thức thực tế trong việc làm chuồng để chăn nuôi thỏ.
 + Kiến thức trong SGK
 + Tranh câm cấu tạo ngoài của thỏ, tranh phóng to H46.1,2,3 SGK.
 + Phiếu học tập cho HS
 + Đáp án của phiếu học tập.
* Mô tả cụ thể các hoạt động của bài học:
- GV bấm Sile1: phông chờ
 I. ổn định lớp:
- GV: kiểm tra sĩ số lớp: (1 phút)
 II. KTBC: (Sile2)
- ND câu hỏi 1 → gọi HS1 lên bảng trả lời
→ gọi HS khác đối chiếu với nhận xét, cho điểm(2phút).
- ND câu hỏi 2 →gọi HS1 lên bảng trả lời
→ gọi HS khác đối chiếu với nhận xét, cho điểm (2phút).
- GV: Nhận xét việc học bài cũ của h/s (1 phút)
III. Bài mới:
 * GTB : ( 1 phút).
- Sile3: → Tên Lớp động vật
→ Tên bài học
 * Các hoạt động: (32 phút) gồm 2 hoạt động tìm hiểu 4 ND:
- Đời sống của thỏ
- Sinh sản của thỏ
- Cấu tạo ngoài của thỏ
- Di chuyển của thỏ
IV. Củng cố (6 phút)
- ND bài tập củng cố: chú thích bức tranh từ số 1→7 về cấu tạo ngoài của thỏ
- Kết luận kiến thức bài học (1 phút )
V. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
2. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thỏ( 13p)
 - Mục tiêu: HS thấy được 1 số tập tính của thỏ, hiện tượng thai sinh đặc trưng cho lớp thú.
- Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm.
- Phương tiện: tranh vẽ H46.2
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu cả lớp:
+ Nghiên cứu SGK
+ Quan sát hình 46.1 SGK trang 149. 
+ Trao đổi :
1. Đời sống của thỏ:
H? Hãy nêu đặc điểm đời sống của thỏ? (sile 3)
- Gọi 1- 2 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Liên hệ thực tế: 
H? Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ? (Sile 3)
2. Sinh sản của thỏ:
H? Hãy trình bày đặc điểm sinh sản của thỏ? (Sile 4)
- GV cho HS trao đổi toàn lớp.
-Hỏi mở rộng:: Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào? (Sile 5)
(- Sự phát triển phôi ở thỏ không phụ thuộc vào số lượng noãn hoàng có trong trứng mà phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định.
-phôi thỏ được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và đầy đủ các ĐKS thích hợp cho sự phát triển.
- Con sơ sinh và con non được nuôi bằng sữa mẹ nên ổn định mà không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non như ở thằn lằn hoặc những loài ĐVCXS đẻ trứng khác.)
GV nhận xét, đưa ra kết luận:
- Cá nhân đọc thông tin SGK
+ Thu thập thông tin trả lời.
+ Trao đổi nhóm tìm câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống
+ Thức ăn và thời gian kiếm ăn
+ Cách lẩn trốn kẻ thù
- Sau khi thảo luận, trình bày ý kiến và tự rút ra kết luận.
- Thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được:
+ Nơi thai phát triển
+ Bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường.
+ Loại con non.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
- Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau.
- Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiến ăn về chiều.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
- Thụ tinh trong.
- Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
- Có nhau thai nên gọi là hiện tượng thai sinh.
- Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển (19p)
- Mục tiêu: Thấy được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm.
- Phương tiện: tranh vẽ H46.2
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Cấu tạo ngoài
- Yêu cầu HS:
+ Đọc thông tin phầnII .
+ Quan sát H46.2,3. (Sile 7)
+Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: (Sile 9)
- Cá nhân HS :đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1:
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông
Chi ( có vuốt)
Chi trước
Chi sau
Giác quan
Mũi, lông xúc giác
Tai có vành tai
Mắt có mí cử động
- GV nhận xét các ý kiến đúng của HS, còn ý kiến nào chưa thống nhất GV để HS thảo luận tiếp.
- GV thông báo đáp án đúng(Sile 10) 
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm
Chi ( có vuốt)
Chi trước
Đào hang
Chi sau
Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh
Giác quan
Mũi, lông xúc giác
Thăm dò thức ăn và môi trường
Tai có vành tai
Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
Mắt có mí cử động
Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.
H?: Dựa vào đáp án trên em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
 *Kết luân: (Sile 11)
- Bộ lông mao dày xốp: giữ nhiệt và bảo vệ cơ thể.
- Chi có vuốt:
+ Chi trước ngắn: cầm nắm thức ăn và đào hang.
+ Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa và chạy trốn nhanh.
- Mũi thính, có lông xúc giác: thăm dò thức ăn và môi trường.
- Tai có vành tai lớn, cử động được: định hướng âm thanh , phát hiện sớm kẻ thù.
- Mắt có mí cử động được: giữ mắt không bị khô, bảo vệ mắt khi thỏ biến trong bụi rậm.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
2. Sự di chuyển
- GV yêu cầu HS :
+ Quan sát hình 46.4 và 46.5, kết hợp với quan sát trên phim ảnh.
(Sile 12, 13)
+ Thảo luận để trả lời câu hỏi:
-H?: Thỏ di chuyển bằng cách nào? (Sile 12)
-H?: Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? (Sile 13)
-H?: Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt, tại sao?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhận HS tự nghiên cứu thông tin quan sát hình trên màn hình và ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu:
+ Thỏ di chuyển: kiểu nhảy cả hai chân sau
+ Thỏ chạy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà.
+ Do sức bền của thỏ kém, còn của thú ăn thịt sức bền lớn.
*Kết luận:
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau. (Sile 12)
IV. Bài tập củng cố (6 phút) (Sile 14) 
→ chơi trò chơi: chia 3 đội, mỗi đội cử thành viên lên bảng viết chú thích trong thời gian 3 phút, đội nào nhanh hơn và đáp án đúng thì thắng.
→ Gv nhận xét phân định thắng thua 
- Kết luận (1 phút ) (Sile 15)
V. Hướng dẫn về nhà (1 phút ) (Sile 16) 
f. Tài liệu tham khảo:
- Sách tham khảo
- Sách giáo viên.
- Kiến thức thực tế trong dân gian.
- Tham khảo bài giảng điện tử của đồng nghiệp trên trang web: baigiangdientu. Bachkim.vn
G. phân tích lợi ích của việc ứng dụng cntt cho bài dạy
ứ ng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ góp phần tạo nên sự đổi mới tiến bộ trong phương pháp giảng dạy mà nó còn đem lại nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh. Công nghệ thông tin là 1 phương tiện hỗ trợ giáo giên trong quá trình giảng dạy, cải thiện việc dạy học của giáo viên:
+ Thay cho việc trước kia giáo viên phải viết bảng, phải chuẩn bị rất nhiều đồ dụng, bảng phụ, tranh ảnh, nam châm thì nay tất cả đều nằm gọn trong bài giảng điện tử → Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, đỡ vất vả hơn.
+ Kiến thức của giáo viên phong phú hơn, phương pháp giảng dạy càng thêm đổi mới khi được giao lưu, học hỏi đồng nghiệp quan mạng thông tin. Bổ sung kiến thức kịp thời.
+ Giáo viên có thêm nhiều thời gian trao đổi, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và thảo luận mở rộng kiến thức. Bài dạy có điểm nhấn vào phần trọng tâm, quan trọng. Việc dạy có hình ảnh minh họa giúp hs hiểu bài hơn v à khắc sâu được kiến thức của bài học.
+ Hs tham gia bài học hứng thú hơn, nhớ lâu kiến thức hơn. 
Trên đây là một số lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần phải học tập, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức bộ môn, kiến thức bài giảng để có thể làm chủ được kiến thức, tránh tình trạng lệ thuộc hoàn toàn vào máy móc theo kiểu diễn xuôi (đọc) bài giảng có sẵn. Đồng thời giáo viên cần có kiến thức về tin học để không lúng túng khi điều hành, bấm máy. Một điểm cần lưu ý nữa đó là: khi giảng dạy, giáo viên quá chú ý đến máy móc thường quên học sinh, không quan tâm đến các đối tượng hs trong lớp nên hs rất dễ lơ là, làm việc riêng, không tập trung vào bài giảng
Trưng Vương, ngày 12 tháng 10 năm 2011
 Giáo viên
 Bùi Thị Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 46. Thỏ - Bùi Thị Điệp - Trường THCS Trương Vương.doc