Tiết 46: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

G: Từ kquả của câu 2 chúng ta thấy từ một phương trình chưa có dạng ax + b = 0 hay ax = - b. Chúng ta đã biến đổi đưa được về dạng ax + b =0 hay ax = - b và đã có cách giải.Vậy một phương trình chưa có dạng ax + b = 0 hay ax = - b có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hay ax = - b đã biết cách giải làm như ntn? Thì nội dung giờ học hôm nay thày và các em cùng nghiên cứu trả lời câu hỏi đặt ra.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 46: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 46. Phương trình đưa được về dạng ax + b = o 
I. Kiểm tra bài cũ: 5’
 G: Chiếu 2 câu hỏi lên
 Câu 1. Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn? Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
 Câu 2. áp dụng 2 quy tắc biến đổi phương trình đã học giải phương trình sau:
 3x + 5 = x - 3 
 G: Gọi 2 hs lên bảng 1 hs trả lời câu 1, 1 hs làm câu 2; gọi hs ở dưới nhận xét, gv nhận xét và chiếu đáp án lên.
 Từ kquả của câu 2 2x = - 8 Û 2x + 8 = 0
II. Bài mới
G: Từ kquả của câu 2 chúng ta thấy từ một phương trình chưa có dạng ax + b = 0 hay ax = - b. Chúng ta đã biến đổi đưa được về dạng ax + b =0 hay ax = - b và đã có cách giải.Vậy một phương trình chưa có dạng ax + b = 0 hay ax = - b có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hay ax = - b đã biết cách giải làm như ntn? Thì nội dung giờ học hôm nay thày và các em cùng nghiên cứu trả lời câu hỏi đặt ra. 
Tiết 46 Bài 3.
Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
 G: Trong bài này chúng ta chỉ xét các phương trình mà hai vế của chúng là hai biểu thức hữu tỷ của ẩn, không chứa ẩn ở mẫu và có thể đưa được về dạng ax + b = 0 hay ax = - b. 
 Cách giải
G: Trong sách các ví dụ đã được trình bày rất chi tiết bây giờ thầy và các em cùng nghiên cứu các bước giải trong từng ví dụ.
 a. Các ví dụ
 G: Lần lượt chiếu hai ví dụ lên và phân tích cho hs thấy rõ các bước sử dụng chủ yếu trong từng ví dụ.
 * Ví dụ 1: Sgk/10
 * Ví dụ 2: Sgk/11
 G: - Phân tích từng bước giải trong từng Vd cụ thể 
H: Trả lời
 - Nhấn mạnh quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy đồng, nhân, chia với một số.
 ? ở trong hai Vd trên bước chuyển vế người ta lại chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, các hằng số sang vế kia nhằm mục đích gì?
H: Trả lời.
G: Giải thích (Làm như vậy là ta rễ rút gọn và giảm được một lần chuyển vế, để đưa phương trình về dạng ax = - b nên cách giải ngắn hơn và rễ dàng hơn)
G: Từ kq 2 ví dụ trên các em hãy thảo luận trả lời ?1sgk/11
G: Chiếu 2 ví dụ lên.
 - Gọi từng nhóm trả lời.
G: Chốt lại gồm 3 bước chủ yếu. Đây chính là các bước chủ yếu để giải 1 phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 hay ax = - b (G: Chốt lại các bước và ghi tóm tắt hoặc dán lên bảng, sau đó chiếu lên cho hs đọc) 
b. Các bước chủ yếu giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 hoặc ax = - b.
 - Bước 1: Thực hiện phép tính để bỏ dấu ngoặc hay quy đồng mẫu để khử mẫu.
 - Bước 2: Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, còn các hằng số sang vế kia.
 - Bước 3: Thu gọn phương trình về dạng ax + b = 0 hay ax = - b, giải phương trình nhận được. 
G: Đặt vấn đề chuyển sang phần 2. Qua 2 ví dụ trên chúng ta đã rút ra được các bước chủ yếu để giải một phương trình đưa đượcvề dạng ax + b = 0 hay ax = - b.
 Bây giờ các em hãy vận dụng các bước đó để giải các phương trình đưa được về dạng
 ax + b = 0 hay ax = - b.
áp dụng 15’
 * Ví dụ 3 Sgk/11 Viết nội dung phương trình lên 
 ? Hãy nêu cách giải phương trình trên? 
 G: Hướng dẫn hs giải yêu cầu hs đứng tại chỗ áp dụng các bước nêu ở trên và hướng dẫn, gợi ý của gv giải phương trình ở vd3. 
 ?2 Sgk/12. Gọi một hs lên bảng trình bày, các hs ở dưới thảo luận rồi giải. 
 Gọi hs đại diện các nhóm nhận xét sau đó gv nhận xét, bổ sung.
 * Ví dụ 4 Sgk/12
G: Chiếu đầu bài Vd lên và hỏi hs
 ? Ngoài cách giải phương trình sử dụng 3 bước chủ yếu như các ví dụ trên, đối với phương trình này chúng ta còn có cách giải hay biến đổi nào khác?
 ? Các em có nhận xét gì về tử của các phân thức ở vế trái của phương trình? 
G: - Phân tích cho hs cách giải đã sử dụng trong Vd.
 - Qua cách giải phương trình ở vd4 chúng ta sẽ có một chú ý khi giải một phương trình trong một số trường hợp chúng ta không nhất thiết phải sử dụng đầy đủ 3 bước như đã nêu ở trên mà ta còn có những cách biến đổi khác đơn giản hơn. 
* Chú ý 1. Sgk/12 
G: Nêu chú ý và chiếu lên, sau đó yêu cầu hs đọc chú ý.
* Ví dụ 5 Sgk/12
* Ví dụ 6 Sgk/12
G: Trình bày nhanh 2 Vd 5 và 6 lên bảng rồi đặt câu hỏi
 Từ kết quả của Vd 5 và Vd 6 chúng ta có một chú ý khi giải phương trình mà sau khi biến đổi mà hệ số của ẩn bằng 0
* Chú ý 2 Sgk/12 
G: Nêu chú ý và chiếu lên, yêu cầu học sinh đọc chú ý.
 G: Chốt lại Phương trình có dạng ax + b = 0 hay ax = - b Có một nghiệm duy nhất khi a ≠ 0; vô nghiệm khi a = 0, b ≠ 0; vô số nghiệm khi a = 0, b = 0.
 III. Củng cố. 15’
 Qua nội dung bài học hôm nay các em cần nắm vững những kiến thức sau:
G: Chốt lại hai nội dung chính:
 + Các bước chủ yếu giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 hay ax = - b
 + Hai chú ý khi giải phương trình.
G: Chiếu nội dsung 2 nội dung chính lên và yêu cầu hs đọc.
 * Bài tập ( Phát hiện chỗ sai và sửa lại các bài giải cho đúng trong các bài sau)
 G: Chiếu đề bài lên, cho hs thảo luận theo nhóm 1 – 2’ rồi trả lời (1 nhóm trả lời nhóm khác nhận xét)
 G: Nhận xét ( Nếu cần) và nhấn mạnh lại quy tắc chuyển vế, quy tắc bỏ dấu ngoặc và chiếu nội dung bài đã sửa lên cho hs theo dõi.
 * Bài 13 Sgk/13.
 G: Chiếu nội dung bài tập lên cho hs thảo luận 2’ rồi trả lời.
 G:- Nhận xét: Bạn Hòa giải sai vì bạn đã chia cả 2 vế cho 1 biểu thức chứa ẩn (x) nên dẫn đến phương trình mới không tương đương với phương trình đã cho ( Giáo viên giải thích cho hs vì sao ko tương đương thì trong nội dung của bài học ở những giờ sau các em sẽ được hiểu rõ hơn)
 ?y/c một hs đứng tại chỗ giải lại – gv viết nhanh lời giải
 - Chiếu nội dung lời giải đúng lên và đưa ra một chú ý cho hs ( không chia hai vế của một phương trình cho một biểu thức chứa ẩn nếu chưa biết nó khác 0)
* G: Đưa ra một bài tập cho hs khá giỏi 
 Tìm x biết:
a. b. 
G:- Hướng dẫn hs giải bằng cách áp dụng phương pháp phân tích thành nhân tử.
Giáo viên chiếu hướng dẫn lên.
 *Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm vững vận dụng linh hoạt các bước giải phương trình.
- Làm bài tập 11, 12 Sgk/13; bài 20,21,24Sgk bài tập/ 5 - 6
- Hs khá giỏi làm bài tập sau:
 + Bài 23, 25 sbt/ 6 - 7
 + Tìm x biết
+
+
=
+
+
 6 – x 8 – x 10 – x 2000 – x 1998 – x 1996 – x
 2000 1998 1996 6 8 10

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.doc