Tiết 47, Bài 31: Tính chất và ứng dụng của Hiđro (Tiết 1) - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức:

- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

- Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro tác dụng với oxi.

- Tính được thể tích khí hidro(đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

3. Thái độ:

- Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.

4. Trọng tâm:

- Tính chất hóa học của hiđro.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên – học sinh:

a. GV:

- Hoá chất: Zn, dd HCl, khí O2.

- Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vót nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút.

 b. HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1455Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 31: Tính chất và ứng dụng của Hiđro (Tiết 1) - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 30/01/2015
Tiết 47 Ngày dạy: 02/02/2015
Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO(T1)
KHHH: H NTK: 1
 CTHH: H2 PTK: 2
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
- Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
- Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi. 
2. Kĩ năng: 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro tác dụng với oxi. 
- Tính được thể tích khí hidro(đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 
3. Thái độ: 
- Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của hiđro.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên – học sinh: 
a. GV: 
Hoá chất: Zn, dd HCl, khí O2.
Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vót nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút.
 b. HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm - trực quan – đàm thoại. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2 Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) Em có biết tại sao bong bóng bơm khí gì mà có thể bay lên cao được? Đó là khí hiđro. Vậy, hiđro có tính chất như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí(15’).
-GV: Hãy cho biết Hidro có KHHH và CTHH như thế nào ?
- NTK và PTK của H2 là bao nhiêu ?
- GV: Hãy quan sát lọ đựng H2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđro.
- GV: Dựa vào khối lượng mol của khí H2 à Em có kết luận gì về tỉ khối của H2 so với không khí ?
- GV: Khí hidro là khí nhẹ nhất vì vậy khí hidro dùng để làm gì? 
- GV: 1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?
- GV: Nhận xét 
-HS: KHHH: H
 CTHH: H2
-NTK: 1
 PTN: 2
-GV: H2 là chất khí, không màu.
- HS: Khí H2 nhẹ hơn không khí.
à H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
- HS: Khí hidro dùng để bơm vào bong bóng bay, khinh khí cầu. 
-HS: 1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan ít trong nước.
- HS: Lắng nghe. 
KHHH: H
CTHH: H2
NTK: 1
PTN: 2
I. Tính chất vật lý:
H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị.
Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí.
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của hidro(16’).
-GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hidro. 
-GV: Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro.
-GV: Làm thí nghiệm đốt cháy hidro trong không khí sau đó đưa vào bình khí O2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
-GV: Giới thiệu ứng dụng của phản ứng này là làm đèn xì oxi – hiđro.
-GV: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh nếu trộn khí hidro với oxi theo tỉ lệ về thể tích 
-GV hỏi: Vậy tại sao hỗn hợp hidro và oxi khi cháy lại gây tiếng nổ?
- GV: Làm thế nào để biết dòng khí H2 là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh? 
- GV: Nhận xét. 
-HS: Quan sát thí nghiệm.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ cách làm của GV.
-HS:Quan sát thí nghiệm và trả lời: Hidro cháy với ngọn lửa màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước.
-HS: Viết PTHH
2H2 + O2 2H2O
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ. 
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Vì các phân tử H2 tiếp xúc với các phân tử O2. Khi được đốt nóng chúng lập tức tham gia phản ứng. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt. Thể tích H2O mới tạo thành bị giãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ ta nghe được. 
- HS: Thu khí H2 vào ống nghiệm rồi đốt, nếu chỉ nghe tiếng nổ nhỏ, dòng khí H2 tinh khiết.
- HS: Lắng nghe. 
II. Tính chất hoá học 
1. Tác dụng với oxi 
 2H2 + O2 2H2O
=>Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ.
3. Củng cố(10’):
Bài tập: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O.
a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng.
b.Tính khối lượng H2O thu được.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
PTHH:
2H2 + O2 2H2O
a.Theo PTHH:
b. Theo PTHH:
3. Nhận xét - Dặn dò về nhà(2’):
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. 
- Bài tập về nhà: 6 SGK/ 109.
- Chuẩn bị bài “ Tiếp phần còn lại của bài 31”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 25 Ngày soạn: 30/01/2015	
Tiết 48 Ngày dạy: 04/02/2015	
Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 - Tính chất hóa học của hiđro: với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.
 - Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hiđro. 
- Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.
- Tính được thể tích khí hiđro ( đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 
3. Thái độ:
- Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hóa học của hiđro.
- Khái niệm về chất khử, sự khử. 
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên – học sinh: 
a. GV: CuO, Zn, dd HCl, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, giá sắt, giá ống nghiệm, ống hút đèn cồn.
b. HS: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm - Trực quan – Đàm thoại. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
HS1: So sánh tính chất vật lí của hidro và oxi?
HS2: Tại sao phải thử độ tinh khiết của hidro? Nêu cách thử?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)Tại sao lại nói khí H2 có tính khử. Để biết được điều này ta tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất hidro tác dụng với đồng oxit(18’).
-GV: Biểu diễn thí nghiệm khử CuO bằng khí H2. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.
-GV hỏi: 
1. Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không?
2. Khi đun nóng phản ứng có xảy ra không?
-GV hỏi: Màu đỏ là màu của kim loại nào?
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro 
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra? 
-GV: Từ thí nghiệm trên ta thấy H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO nên ta nói khí hidro có tính khử.
- GV: Vậy thế nào là chất khử? 
- GV: Ta thấy oxi đã tách ra khỏi hợp chất CuO. Quá trình như vậy là sự khử. 
- GV: Thế nào là sự khử? 
-GV: Em hãy rút ra kết luận về tính chất hoá học của hidro?
-HS: Quan sát thí nghiệm và theo dõi hiện tượng xảy ra của thí nghiệm. 
 -HS: Trả lời:
1. Ở nhiệt đô thường phản ứng không xảy ra. 
2. Phản ứng có xảy ra xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và những giọt nước.
-HS: Màu đỏ là màu của Cu. 
-HS: Nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro. 
-HS: Viết PTHH:
H2 + CuO Cu + H2O
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ về tính khử của H2.
- HS: Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. 
- HS: Lắng nghe. 
- GV: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. 
-HS: Nêu kết luận và ghi vở.
II Tính chất hoá học 
2.Tác dụng với CuO
H2 + CuO Cu + H2O
c. Kết luận 
- Ở nhiệt độ thích hợp khí hidro không những kết hợp với đơn chất mà nó còn kết hợp với oxi có trong một số oxit kim loại.
- Hidro có tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt
- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. 
- Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu ứng dụng của hiđro(10’).
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 5.3 điều chế và ứng dụng của hidro và hỏi: Hidro có nhứng ứng dụng gì? Những ứng dụng đó dựa trên cơ sở của tín chất vật lí và tính chất hoá học nào của hidro ?
-HS: Trả lời câu hỏi:
+ Nạp vào khinh khí cầu vì hidro là chất khí nhẹ nhất.
 + Khử oxi của một số oxit kim loại vì hidro có tính khử.
+ Hàn cắt kim loại vì hidro cháy tạo một lượng nhiệt lớn. 
+ Là nguồn nguyên liệu để sản xuất amoniac.
III. Ứng dụng: 
- Nạp vào khinh khí cầu.
- Khử oxi của một số oxit KL.
- Dùng để hàn cắt kim loại. 
- Nguyên liệu để sản xuất amoniac.
4. Củng cố(8’):
 GV: Yêu cầu HS nêu các tính chất vật lí và hóa học của H2.
 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK/109.
Cho 
mCuO = 48 (g)
Tìm 
a. mCu =?
b. 
nCuO = 0,6 (mol)
Phương trình hóa học:
H2 + CuO Cu + H2O
0,6 mol 0,6 mol 0,6 mol
a. mCu = 38,4 (g) 
b. 
5. Nhận xét - Dặn dò về nhà(2’):
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. 
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1,5 SGK/ 109.
- Chuẩn bị bài: “ Điều chế hidro – Phản ứng thế ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc