Tiết 47, Bài 38: Axetilen - Hứa Văn Biển

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh:

-Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của axetilen.

-Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.

-Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.

-Biết được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen.

2.Kĩ năng:

Rèn cho học sinh kĩ năng:

-Củng cố kĩ năng viết phương trình hóa học của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.

-Quan sát tranh vẽ, mô hình và thí nghiệm tổng hợp kiến thức.

-Hoạt động nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 38: Axetilen - Hứa Văn Biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 47
Ngày soạn: 22/02/2014
Người soạn: Hứa Văn Biển
 Bài 38:	 AXETILEN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh:
-Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của axetilen.
-Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.
-Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời tỏa rất nhiều nhiệt.
-Biết được 1 số ứng dụng quan trọng của axetilen.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng: 
-Củng cố kĩ năng viết phương trình hóa học của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
-Quan sát tranh vẽ, mô hình và thí nghiệm tổng hợp kiến thức.
-Hoạt động nhóm.
II.CHUẨN BỊ: 
1. GV:
	-Mô hình phân tử axetilen ( dạng rỗng và dạng đặc )
Hóa chất
Dụng cụ
-Lọ khí C2H2 
-Bình tam giác thu khí, chậu thuỷ tinh. 
-Đất đèn(CaC2),H2O
-Ống nghiệm có nhánh, giá ống nghiệm
-Dung dịch brom.
-Ống hút, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm.
2.HS: -Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 119
-Đọc bài 38 SGK / 120, 121
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số lớp (2 phút).
Kiểm tra bài củ: (4 phút)
Em hãy trình bài tính chất hóa học của etilen và viết phương trình minh hóa học.
Vào bài mới:
Các em đã biết là etilen có 1 liên kết kém bền và dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học. Vậy để xem axetilen có liên kết kém bền nào hay không, tính chất và ứng dụng ra sao, thì tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp bài 38: ETILEN.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của axetilen
-Giới thiệu công thức phân tử của axetilen Yêu cầu HS tính phân tử khối ? 
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng C2H2 cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị.
-Y/c HS q/sát hình 4.9 cho biết vì sao lại thu khí axetilen bằng cách đẩy nước?
-Y/c HS cho biết vì sao khi thu khí axetilen lại đưa miệng ống nghiệm hướng xuống?
-Y/c HS kết luận tính chất vật lý của axetilen?
- Nghe và ghi nhớ.
-CTPT: C2H2
-PTK: 26
-Là chất khí, không màu, không mùi.
-Vì khí axetilen ít tan trong nước.
-Do khí axetilen nhẹ hơn không khí vì:
- Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí
-CTPT: C2H2
-PTK: 26
I. Tính chất vật lý:
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
7’
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của etilen
-Hướng dẫn HS lắp ráp mô hình phân tử axetilen (dạng rỗng). Nhận xét 1-2 nhóm làm tốt và giới thiệu mô hình phân tử C2H2 dạng đặc.
-Hãy viết CTCT của axetilen và nhận xét về đặc điểm ?
-Thông báo: những liên kết như vậy gọi là liên kết ba.
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền. 2 liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
-Lắp ráp mô hình phân tử C2H2 theo nhóm.
-Quan sát mô hình và viết CTCT: 
Viết gọn: 
Nhận xét: trong công thức cấu tạo của axetilen , giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết.
-Nghe và ghi bài.
II. Cấu tạo phân tử.
Viết gọn: 
Trong CTCT của axetilen có 1 liên kết ba. 
Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền – dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
15’
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của axetilen
-Dựa vào đặc điểm cấu tạo của axetilen, em hãy dự đoán các tính chất hóa học của axetilen ?
-GV dùng thực nghiệm để kiểm tra điều dự đoán của HS.
*Biểu diễn thí nghiệm điều chế và đốt chất axetilen.
-Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng.
-Gọi 1 HS viết phương trình hóa học của phản ứng.
-Vì phản ứng đốt chất axetilen tỏa rất nhiều nhiệt nên axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.
*Biểu diễn thí nghiệm: dẫn khí axetilen vào dung dịch brom.
-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
-Giải thích bản chất của thí nghiệm trên bằng CTCT: trong phản ứng của etilen với brom:
+1 liên kết kém bền trong liên kết ba của phân tử C2H2 bị đứt ra.
+Liên kết giữa 2 nguyên tử brom cũng bị đứt.
+Nguyên tử brom kết hợp với 2 nguyên tử C trong phân tử etilen.
-yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ?
-Nhận xét: sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với 1 phân tử brom nữa:
Br – CH = CH – Br + Br – Br Br2– CH - CH – Br2
Viết gọn: 
C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4
-Giới thiệu trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có phản ứng cộng với H2 và một số chất khác.
Bài tập: Hãy so sánh tính chất hóa học của: metan, etilen, axetilen. trao đổi nhóm để hoàn thành bảng sau:
CH4
C2H4
C2H2
Giống nhau
Khác nhau
-Dự đoán:
+Axetilen có phản ứng cháy.
+Axetilen có phản ứng cộng – làm mất màu dung dịch brom.
-Quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng:
+Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng.
+Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
-Phương trình hóa học:
2C2H2+5O24CO2+2H2O 
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và nêu hiện tượng :
+Dung dịch brom ban đầu có màu da cam.
+Sau khi sục khí C2H2 vào Dung dịch brom bị mất màu.
-Nhận xét:
 Chứng tỏ etilen đã phản ứng với brom trong dung dịch điều này đúng với dự đoán ban đầu.
-Phương trình phản ứng:
 + Br – Br 
 (nâu đỏ)
 Br – CH = CH – Br
 ( không màu )
-Trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập:
CH4
C2H4
C2H2
Giống nhau
Đều có phản ứng cháy
Khác nhau
Có phản ứng thế
Có phản ứng cộng(1 phân tử brom), phản ứng trùng hợp
Có phản ứng cộng(2 phân tử brom)
III. Tính chất hóa học:
1. Axetilen có cháy không ?
Phương trình hóa học:
2C2H4 + 5O2 4CO2 + 2H2O 
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
Ở điều kiện thích hợp axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch.
-Phương trình phản ứng:
+ Br – Br 
 Br – CH = CH – Br
 ( không màu )
Br – CH = CH – Br + Br – Br 
Br2– CH - CH – Br2
Viết gọn: 
C2H2Br2 + Br2 
 C2H2Br4
3’
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của axetilen
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 121.
 Hãy nêu những ứng dụng của axetilen trong đời sống và sản xuất ?
 - Nhận xét.
- Nêu ứng dụng:
-Làm nhiện liệu cho đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại.
-Làm nguyên liệu để sản xuất: PVC, cao su, axit axetic, 
- Ghi bài.
IV. Ứng dụng:
SGK/ 121
4’
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách điều chế axetilen
-Giới thiệu hóa chất để điều chế axetilen.
+Canxi cacbua (CaC2) còn gọi là đất đèn.
+Nước.
 Yêu cầu HS quan sát lại ống nghiệm (đã điều chế axetilen để đốt cháy) ở hoạt động 4. 
-Cho mẩu giấy qùi tím vào chất còn lại trong ống nghiệm Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
-Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
*LHTT: đất đèn ở địa phương còn gọi là khí đá để giúp trái cây mau chín. Vì đất đèn khi để ngoài không khí củng sinh ra 1 lượng khí etilen để làm quả mau chín.
-Giới thiệu: hiện nay, axetilen thường được điều chế bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
-Nghe và nghi nhớ:
Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách cho đất đèn tác dụng với nước.
-Nhận xét: chất còn lại trong ống nghiệm là chất lỏng và làm qùi tím hóa xanh. đó là Ca(OH)2.
-Phương trình phản ứng:
CaC2+H2O C2H2+ Ca(OH)2 
V. Điều chế:
-Từ canxi cacbua: 
CaC2 + H2O C2H2 + Ca(OH)2 
-Từ metan:
4. Củng cố (5’)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 122
-Hướng dẫn:
a. Gọi x là thể tích của CH4.
 y là thể tích của C2H2.
Phương trình hóa học:
CH4 + 2O2 CO2 + 4 H2O
 x 2x x
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
 y 2,5y 2y
ta có: 
Vhh = x + y = 28 (1)
Voxi = 2x + 2,5y = 67,2 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được:
x = 5,6 (ml) ; y = 22,4 (ml)
;
b. 
5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/ 122
-Ôn tập:
	+ Cách viết CTCT của 1 số hợp chất hữu cơ.
	+ Tính chất hóa học của metan, etilen và axetilen.
	+ Bài tập tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp.
IV.RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38. Axetilen - Hứa Văn Biển - Trường THCS Tân Khánh Trung.doc