Tiết 47, Bài 4: Số trung bình cộng - Lê Quốc Mạnh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh biết được công thức tính số trung bình cộng của dấu hiệu, biết mốt của dấu hiệu, biết các kí hiệu.

2. Kỹ năng:

Biết tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng. Biết tìm mốt của dấu hiệu từ bảng “tần số”đã lập.

 3. Thái độ:

 - Nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của số trung bình cộng, của mốt và nhận thức được khi nào số trung bình cộng làm “đại diện”, khi nào mốt làm “đại diện” cho dấu hiệu.

 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học, ý thức làm việc tập thể.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2048Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 4: Số trung bình cộng - Lê Quốc Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ns :24/01/2015	Ng:26/01/2015 
Tuần 23- Tiết 47.
§4. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Học sinh biết được công thức tính số trung bình cộng của dấu hiệu, biết mốt của dấu hiệu, biết các kí hiệu.
2. Kỹ năng: 
Biết tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng. Biết tìm mốt của dấu hiệu từ bảng “tần số”đã lập.
	3. Thái độ: 
	- Nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của số trung bình cộng, của mốt và nhận thức được khi nào số trung bình cộng làm “đại diện”, khi nào mốt làm “đại diện” cho dấu hiệu.
	- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học, ý thức làm việc tập thể. 
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của Giáo viên:
	+ Phương tiện dạy học: Máy chiếu: Bảng 14, bảng 19, bảng 22,?3,?4, bài tập 14, 15,18 SGK.
	+ Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp, gợi mở.
	+ Phương thức tổ chức lớp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
	2. Chuẩn bị của Học sinh: 
	+ Nội dung kiến thức: Cách tính số trung bình cộng(Ở tiểu học), Cách lập bảng “tần số”.
	+Dụng cụ: SGK, thước thẳng, máy tính cầm tay, bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Điểm diện, kiểm tra vệ sinh lớp, chỉnh đón tác phong học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ: (Trong bài dạy)	
	3.Giảng bài mới : 
a) Giới thiệu bài (1') Đưa lên màn hình bảng điểm bài kiểm tra học I môn toán hai lớp 7 và đặt vấn đề: Làm thế nào để biết được lớp nào làm bài tốt hơn? Cho HS thử trả lời- GV vào bài.
b) Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Số trung bình cộng của dấu hiệu(18’)
a) Bài toán: Đưa đề bài toán và ?1, ?2 lên màn hình.
- Gọi HS yếu trả lời ?1.
- Hỏi thêm: Ta tính như thế nào nhanh nhất?
- Cho HS làm ?2.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- Yêu cầu cả lớp tính.
- Gọi vài HS đọc kết quả, GV ghi vào góc bảng nháp.
- Trong cách tính trên, điểm số 2 được cộng mấy lần?
- Như vậy thay vì 2+2+2 ta tính 2.3,... (Bằng điểm số nhân với tần số của nó). Do đó, để tiện trong việc tính toán ta lập bảng “tần số”.
- Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần số thê cột. 
- Sau khi HS lập xong, Gv bổ sung thêm 2 cột như SGK. 
- Gọi 1 HS Yếu dùng máy tính, tính: Các tích (x.n); Tổng các (x.n) rồi chia cho 40 đọc kết quả. 
- GV điền kết quả vào bảng và giới thiệu: Đó là số trung bình cộng và kí hiệu .
- Cho HS so sánh kết quả tính ban đầu.
- Hỏi: Cách tính nào khoa học, hơn, chính xác hơn?
- GV cho HS đọc chú ý SGK. GV giải thích thêm.
- GV: Qua cách vừa tính, em hãy nêu lại các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu? (GV gợi ý dựa vào cách tính ở bảng 20)
b) Công thức:
- GV đưa lên màn hình, cho HS đọc lại ba bước và cho HS ghi công thức vào vở.
- Hỏi: Chỉ vào bảng HS đã tính và hỏi: 
-?3 Đưa lên màn hình, cho HS làm hoạt động nhóm thời gian 2 phút, GV gọi 2-3 nhóm đính lên bảng chính, các nhóm khác 
-Kiểm tra bài làm của các nhóm, nhận xét, sửa chữa. 
?4 Hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra toán nói trên của hai lớp?
- GV hỏi thêm: Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm của các môn cho điểm có phải là số trung bình cộng không?
- Có 40 bạn.
- Lấy 8 cột nhân 5dòng.
- 1 HS nêu cách tính.
- Cả lớp tính.
- vài em đọc kết quả.
- Cộng 3 lần vì có 3 bạn làm bài 2 điểm.
-
- 1 HS TB lập bảng tần số, HS còn lại lập vào vở.
Kết quả: = 6,25
HS: Trả lời....
HS: Trả lời....
HS: Nêu 3 bước như SGK và chỉ công thức vào vở.
HS:Trả lời..(như SGK)
?3 Các nhóm hoạt động và ghi kết quả vào bảng nhóm. Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa. 
Kết quả: 
?4 HS yếu:
Kết quả làm bài kiểm tra toán của lớp 7A cao lớp 7C. 
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu:
a) Bài toán:
b) Công thức:
Hoạt động 2. Ý nghĩa của số trung bình cộng.(5’)
-Qua ?4. Theo em, số trung bình cộng có ý nghĩa như thế nào?
- GV chốt lại ý nghĩa của số trung bình cộng (như SGK)
-GV thông báo thêm: Tuy nhiên không phải lúc nào thì số trung bình cộng cũng làm “đại diện” cho dấu hiệu, ta xét ví dụ sau: (GV đưa ví dụ lên màn hình)
Ví dụ: Dấu hiệu X có dãy giá trị là: 4000; 1000; 500; 100. Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu X?
GV:Trong trường hợp này, không thể lấy = 1400 làm đại diện cho dấu hiệu. Vì có sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị như 4000 và 100.
- Số trung bình cộng có thể không phải là một giá trị của dấu hiệu. GV chỉ vào bảng ở ?2 và nói: 6,25 không phải là một giá trị của dấu hiệu trong bảng này- Đó là nội dung của phần chú ý.
- Bây giờ ta sẽ làm quen với một giá trị đặc biệt của dấu hiệu đó là mốt
HS: 
HS: Một vài em nêu ý nghĩa.
HS: Cả lớp làm ra nháp (=1400)
HS: Không, vì có sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị (4000 và 100)
2. Ý nghĩa của số trung bình cộng: (SGK)
Chú ý: (SGK)
Hoạt động 3. Mốt của dấu hiệu (5’)
- Đưa ví dụ SGK lên màn hình gọi 1 em đoc.
- Hỏi: Cỡ dép nào bán được nhiều nhất? 
- Ở đây điều mà người ta quan tâm là cỡ dép nào bán được nhiều nhất cho nên cỡ đó là “đại diện” chứ không phải số trung bình cộng của các cỡ làm “đại diện”. Giá trị 39 đó được gọi là mốt của dấu hiệu.
- Vậy mốt của dấu hiệu là giá trị như thế nào?
- Chốt lại: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”; kí hiệu là (M di-rô) 
- Ở bảng này, thì = 39.
- GV hướng dẫn thêm cách tìm mốt.
- Đưa lên màn hình ví dụ khác (Có hai giá trị có tần số bằng nhau và yêu cầu HS tìm mốt?)
- Chốt lại: Có những dấu hiệu có nhiều mốt.
- Đến đây, ta trả lời được câu hỏi ở đầu bài học, đưa câu hỏi lên màn hình, gọi HS thử trả lời, GV gợi ý.
Gv chốt lại: Cũng có khi số trung bình cộng làm “đại diện” cho giá trị của dấu hiệu(như bảng 20 và 21); Cũng có khi mốt làm “đại diện” cho giá trị của dấu hiệu (như bảng 22) tùy thuộc người điều tra quan tâm về vấn đề gì - Và cũng cần lưu ý rằng: Khi có sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị thì không thể lấy số trung bình cộng làm “đại diện” cho giá trị của dấu hiệu.
HS: Đứng tại chỗ đọc ví dụ.
HS: cỡ 39
HS: là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”
3. Mốt của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là M0 (M di-rô) 
Hoạt động 3. Củng cố(12’)
Bài tập 14. Đưa đề bài tập 14 SGK lên màn hình, phát bảng nhóm HS làm việc theo nhóm, sau 2 phút GV yêu cầu 2-3 nhóm đính lên bảng chính- Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
(Dùng công thức tính không lập bảng tần số)
Hỏi thêm: Hãy tìm mốt của dấu hiệu?
Bài tập 15. Đưa lên màn hình.
- Gọi 1 HS trả lời câu a
- 1 HS lên bảng làm câu b
- Một HS trả lời câu c.
- HS làm theo yêu cầu
Kết quả: (phút)
=8
a)- Dấu hiệu: Tuổi thọ của mỗi bóng đèn. 
- Số các giá trị là 50.
b) =1172,8 (giờ)
c) = 1180
Bài tập 14/20 SGK
(phút)
Bài tập 15/20SGK
a)- Dấu hiệu: Tuổi thọ của mỗi bóng đèn. 
- Số các giá trị là 50.
b) (giờ)
c) = 1180
	4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (3’)
	- Nắm vững công thức tính số trung bình cộng.
- Cách tìm mốt của dấu hiệu.
- Thống kê điểm kiểm tra học kỳ I môn toán của các bạn trong lớp rồi tính số trung bình cộng.
- Bài tập về nhà 17,18 SGK
- Tiết sau luyện tập.
- Đưa lên màn hình và hướng dẫn bài tập 18/21
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Số trung bình cộng - Lê Quốc Mạnh - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.doc