Tiết 49, Bài 33: Điều chế khí Hiđro - Phản ứng thế (5/3/2014)

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được cách điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm: hóa chất, dụng cụ, phương pháp thu khí, thao tác thực hiện.

- HS biết được phương pháp sản xuát hidro trong công nghiệp.

- HS hiểu được khái niệm phản ứng thế.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho HS kỹ năng viết phương trình hóa học điều chế khí hidro.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện thí nghiệm điều chế khí hidro: thu khí bằng phương pháp đẩy khí và đẩy nước.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng làm các bài toán tính theo phương trình hóa học.

3. Thái độ:

Hình thành thái độ học tập tích cực cho HS thông qua thí nghiệm trực quan và cho HS tự tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2133Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 49, Bài 33: Điều chế khí Hiđro - Phản ứng thế (5/3/2014)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2014
Tiết 49 - Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được cách điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm: hóa chất, dụng cụ, phương pháp thu khí, thao tác thực hiện.
HS biết được phương pháp sản xuát hidro trong công nghiệp.
HS hiểu được khái niệm phản ứng thế.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng viết phương trình hóa học điều chế khí hidro.
Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện thí nghiệm điều chế khí hidro: thu khí bằng phương pháp đẩy khí và đẩy nước.
Rèn luyện cho HS kỹ năng làm các bài toán tính theo phương trình hóa học.
3. Thái độ:
Hình thành thái độ học tập tích cực cho HS thông qua thí nghiệm trực quan và cho HS tự tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
II/ CHUẨN BI:
1. Giáo viên:
Thí nghiệm điều chế khí hidro:
Dụng cụ: đế sứ, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí bằng thủy tinh, ống vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thủy tinh, ống nghiệm.
Hóa chất: Zn, dung dịch HCl.
2. Học sinh:
Nhớ các kiến thức bài 27: “Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy”.
Đọc trước bài 33.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Em hãy cho biết phản ứng oxi hóa – khử là gì? Chất khử, chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa? Viết PTHH minh họa và xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử và sự oxi hóa?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, đôi khi người ta cần dùng đến khí hiđro. Làm cách nào để điều chế khí hiđro? Phương trình phản ứng khí hiđrô thuộc loại phản ứng nào?
*Hoạt động 1: Điều chế khí hiđro (20 phút )
- Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu cách điều chế khí hiđro.
- Phương pháp: Trực quan, thảo luận, đàm thoại, thí nghiệm biểu diễn.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
GV: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và tiến hành điều chế khí hiđro.
Giới thiệu dụng cụ, hóa chất cần thiết.
Tiến hành làm thí nghiệm và gọi 1 HS cùng làm thí nghiệm.
GV: HS quan sát và trả lời các câu hỏi:	
a/ Có hiện tượng gì xảy ra khi cho HCl và ống nghiệm có chứa Zn?
b/ Khí thoát ra có làm tàn đóm đỏ bùng cháy không?
c/ Có hiện tượng gì khi đưa que đóm đang cháy vào luồng khí hiđro thoát ra?
HS: Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
a/ Bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh Zn rồi thoát ra khỏi chất lỏng, mảnh Zn tan dần.
b/ Khí thoát ra không làm tàn đóm đỏ bùng cháy → không phải khí oxi.
c/ Khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt → đó là khí hiđro.
GV: Ngoài khí hiđro thoát ra thì còn có sản phẩm nào khác hay không. Để biết có sản phẩm nào khác hay không ta tiến hành làm thí nghiệm tiếp theo. Cô cạn một giọt dung dịch trong ống nghiệm sẽ thu được chất rắn màu gì?
HS: Chất rắn màu trắng
 GV: Chất rắn màu trắng đó là kẽm clorua. Có công thức phân tử là ZnCl2. Vậy em hãy viết phương trình hóa học điều chế khí hiđro từ Zn và HCl.
HS: Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2↑
GV: Yêu cầu Hs quan sát hình 5.5 và cho biết ngoài cách thu đẩy không khí. khí hiđro còn có thể thu bằng cách nào nữa?
HS: Bằng cách đẩy nước.
GV: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 phút và cho biết: 
Cách thu khí hiđro và khí oxi có gì giống và khác nhau?
HS: thảo luận nhóm và trả lời:
- Giống: Có thể thu bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Khác: khi thu bằng cách đẩy không khí.
 Thu khí oxi phải ngửa ống nghiệm
 Thu khí hiđro phải úp ống nghiệm
I/ Điều chế khí hiđro
1/ Trong phòng thí nghiệm:
+ Nguyên liệu: Zn (hoặc một số kim khác như Fe, Mg, Al) dung dịch axit HCl (hoặc dung dịch axit H2SO4 loãng).
+ Cách tiến hành: SGK
+ Phương trình hóa học:
 Zn + 2HCl→ ZnCl2+ H2↑
*Hoạt động 2: Phản ứng thế(10 phút)
- Mục tiêu: tìm hiểu phản ứng thế.
- Phương pháp: đàm thoại
GV: Sử dụng phương trình điều chế khí hiđro từ kẽm . Yêu cầu Hs xác định nguyên tử nào đã được nguyên tử kẽm thay thế trong phản ứng?
HS: Trả lời: Nguyên tử hiđro đã được nguyên tử kẽm thay thế.
GV: Giới thiệu phản ứng hóa học như vậy được gọi là phản ứng thế. Sau đó gọi Hs đọc định nghĩa phản ứng thế.
VD: CuCl2 + Mg MgCl2 + Cu.
Fe2O3 + H2 → Fe + H2O.
Zn + 2HCl→ ZnCl2+ H2↑.
II/ Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
VD: CuCl2 + Mg MgCl2 + Cu.
 Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
 Zn + 2HCl→ ZnCl2+ H2↑.
4/ Củng cố: (4 phút)
- Yêu cầu Hs nhắc lại phương pháp điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
- Cho biết trong công nghiệp người ta điều chê khí hiđro bằng cách nào?
 - Nêu định nghĩa phản ứng thế?
5/ Hướng dẫn tự học: (3 phút)
- Bài vừa hoc: Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5 SGK tr.117
- Bài sắp học: Chuẩn bị bài luyện tập 6.
+ Đọc phần kiến thức cần nhớ.
+ Chuẩn bị trước các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 118-119 SGK.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 33. Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế (2).doc