Tiết 49, Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Đặng Thanh Bình

I. Mục tiêu:

 * Sau bài học, học sinh cần nắm vững:

 1. Kiến thức:

 - Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều giữa hai hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến là đại điền trang (la-ti-fun-đi-a) và tiểu điền trang (mi-ni-fun-đi-a)

 - Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân

 - Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

 - Rèn kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu trong sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

II. Phương tiện dạy học:

 - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ

 - Hình ảnh về đại điền trang, và tiểu điền trang ( hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK phóng to)

 - Bảng so sánh đặc điểm của hai hình thức sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ

 - Một số hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ở Trung và Nam Mĩ

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3706Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 49, Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Đặng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phong Sơn – Phong Ngày dạy:01/03/2010 
Ngày soạn: 20/02/2010 Tiết 3
Người soạn: Đặng Thanh Bình Lớp 7/1 – Trường THCS Nguyễn Chí Diễu
TIẾT 49 - BÀI 44. KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
************
I. Mục tiêu:
 * Sau bài học, học sinh cần nắm vững:
 1. Kiến thức:
 - Sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều giữa hai hình thức sản xuất nông nghiệp phổ biến là đại điền trang (la-ti-fun-đi-a) và tiểu điền trang (mi-ni-fun-đi-a)
 - Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân 
 - Sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ nông nghiệp để thấy được sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ
 - Rèn kĩ năng phân tích ảnh về hai hình thức sở hữu trong sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
II. Phương tiện dạy học:
 - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ
 - Hình ảnh về đại điền trang, và tiểu điền trang ( hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK phóng to)
 - Bảng so sánh đặc điểm của hai hình thức sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ
 - Một số hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ở Trung và Nam Mĩ 
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 *Không kiểm tra bài cũ đầu tiết học, sẽ kiểm tra lồng vào tiết học 
 2. Bài mới:
 * Vào bài: Nền nông nghiệp tiên tiến, công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Đó là đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ. Còn Nam Mĩ có nền kinh tế phát triển như thế nào, chúng ta cùng vào tìm hiểu bài học hôm nay
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
20’
20’
* Hoạt động 1. Nghiên cứu đặc điểm nông nhiệp của Trung và Nam Mĩ.
 -Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát SGK cho biết ở Trung và Nam Mĩ có các hình thức sở hữu nào trong sản xuất nông nghiệp ?
 - Em hiểu thế nào là tiểu điền trang, thế nào là đại điền trang ?
 -Bước 2: Yêu cầu học qua sát các hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK phóng to, nhận xét về quy mô và kĩ thuật canh tác được thể hiện trong mỗi bức hình ?
+Sắp xếp các bức hình trên tương ứng với với các hình thức sản xuất nông nghiệp mà em vừa nêu ? 
-Bước 3: Để biết được hai hình thức sản xuất nông nghiệp trên có những khác biệt gì, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm (6 nhóm), hoàn thành bảng sau ( Bảng so sánh hai hình thức sở hữu chính trong sản xuất nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ) 
Bảng so sánh hai hình thức sở hữu chính trong sản xuất nông nghiệp của Trung và Nam Mĩ
Tiểu điền trang
Đại điền trang
Nội dung
Hình thức
Quyền sở hữu
Các hộ nông dân
Đại điền chủ
Quy mô diện tích
Nhỏ (dưới 5 ha)
Lớn (hàng ngàn ha)
Kĩ thuật canh tác
Cổ truyền, dụng cụ thô sơ, năng suất thấp
Hiện đại, cơ giới hoá các khâu sản xuất
Nông sản chủ yếu
Cây lương thực
Cây công nghiệp và chăn nuôi
Mục đích sản xuất
Tự cung, tự cấp
Xuất khẩu
 +Mời đại diện nhóm 1 báo cáo về quyề sở hữu, nhóm 2 bổ sung; nhóm 3 báo cáo về nông sản chủ yếu, nhóm 4 bổ sung; nhóm 5 báo cáo về mục đích sản xuất, nhóm 6 bổ sung
 +Giáo viên nhận xét chung, chuẩn xác kiến thức
-Bước 4. Quan sát bảng trên, 
 +Rút ra nhận xét về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
 +Nêu sự bất hợp lí đó ?
 +Liên hệ ở Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945: Giai cấp địa chủ cũng chỉ chiếm 5% dân số nhưng lại chiếm hầu hết diện tích đất canh tác. Sau cách mạng, nước ta đã tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu ruộng đất của địa chủ cường hào chia cho nông dân. Sự thay đổi đó đã tạo tiền đề cho nông nghiệp nước ta phát triển.
 +Còn ở Trung và Nam Mĩ, vấn đề bất hợp lí đó được giải quyết như thế nào ?
 + Vì sao các cuộc cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công ?
 + Quốc gia duy nhất nào ở Trung và Nam Mĩ tiến hành thành công cuộc cải cách ruộng đất? Vì sao ?
 Chuyển ý: Với các hình thức sở hữu đất đai như vậy, ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ phát triển như thế nào chúng ta sẽ nghiên cứư vấn đề này ở mục b sau đây.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu về các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
-Bước 1:Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ, kết hợp với việc giáo viên tạo hiệu ứng các vùng Eo đất Trung Mĩ; Quần đảo Ang-ti; Nam Mĩ yêu cầu học sinh nêu các loại cây trồng chủ yếu của mỗi vùng?
?
 +Cho học sinh xem tranh về các cây công nghiệp và ăn quả 
 + Vì sao các loại cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Trung và Nam Mĩ ?
 + Tạo hiệu ứng để cây lương thực ( lúa, ngô ) nhấp nháy trên lược đồ. Hỏi: Em hãy cho biết về diện tích và vị trí phân bố của các loại cây trên. 
 +Qua đây, các em có nhận xét gì về ngành trồng trọt của Trung và Nam Mĩ ?
 +Tại sao các nước Trung và Nam Mĩ không đa dạng các loại cây trồng mà chỉ trồng một số cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu ? 
-Bước 2. Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ (Hình 44,4 SGK), kết hợp SGK cho biết các loại gia súc nào được nuôi chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ ? 
- Gíáo viên tạo hiệu ứng để con bò xuất hiện trên lược đồ. Yêu cầu học sinh quan sát để nêu lên sự phân bố của đàn bò ? Vì sao bò được phân bố ở đó ?
 - Đến Cừu và Lạc đà Lama giáo viên cũng đi các bước tương tự. ( cho các em xem ảnh của Cừu và Lạc đà Lâm)
 -Cho học sinh thấy được vị trí của Pê-ru trên lược đồ. Yêu cầu các em cho biết Pê-ru phát triển nghề nào nhất trong ngành nông nghiệp? Vì sao lại phát triển nghề đánh cá ? 
- Gồm: Tiểu điền trang và đại điền trang
- Tiểu điền trang là hình thức canh tác nhỏ, đaị điền trang là hình thức canh tác lớn
-Hình 44.1: Sản xuất nhỏ, manh mún, kĩ thuật lạc hậu; Hình 44.2: Chăn nuôi bò trên các đồng cỏ lớn theo hình thức chăn thả cổ truyền; Hình 44.3: Sản xuất quy mô lớn, hiện đại
- Tiểu điền trang (Hình 44.1) và đại điền trang (Hình 44.2, 44.3)
-Học sinh hoạt động nhóm
+Đại diện nhóm đựơc mời ( nhóm 1, 3, 5) lên 
báo cáo kết quả
+Đại diện các nhóm 2,4,6 nhận xét, bổ sung
+Lắng nghe,
+Học sinh trả lời
+Người nông dân chiếm số đông dân số nhưng sở hữu diện tất đất canh tác nhỏ, bộ phận lớn nông dân không có ruộng phải đi làm thuê. Trong lúc đó, đất đai phần lớn nằm trong tay của đại điền chủ và các công ty tư bản nước ngoài.
+Học sinh tả lời và ghi bảng
+Vì:
 Các cuộc cải cách ruộng đất tiến hành không triệt để (Chính phủ không tịch thu ruộng đất mà chỉ cho khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ, công ti tư bản nước ngoài rồi chia cho nông dân)
 Vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti tư bản nước ngoài
+ Cu ba. Vì Cu ba cũng thực hiện cải cách bằng cách tịch thu ruộng đất của các đại điền chủ để chia cho nông dân
+Các loại cây trồng chủ yếu:
 Chuối, mía, bông, cà phê: Eo đất Trung Mĩ
 Mía, cà phê, ca cao, thuốc lá: Quần đảo Ăng- ti
 Cà phê, bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả cận nhiệt (nho, cam, chanh): Nam Mĩ
 + Vì ở Trung và Nam Mĩ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp cho các cây trồng trên.
 +Lúa và ngô chiếm diện tích nhỏ không đáng kể. Phân bố chủ yếu ở ven Đại Tây Dương
 +Học sinh trả lời và ghi bảng sau khi giáo viên chuẩn kiến thức
+Do sản xuất nông nghiệp ở các nước Trung và Nam Mĩ lệ thuộc chặt chẽ vào sự đầu tư, quy hoạch của tư bản nước ngoài
 +Bò, cừu, lạc đà lama,cá. 
 +Bò được nuôi nhiều ở Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay (khoảng 250 triệu con) là các nước có nhiều đồng cỏ rộng và tươi tốt. 
 +Cừu, lạc đà lama ở vùng núi Trung Anđét (khoảng 150 triệu con) do có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. 
 +Đánh cá ở Pêru (sản lượng cá lớn nhất thế giới nhờ có dòng hải lưu lạnh chảy sát ven bờ.
1. Nông nghiệp:
 a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
 - Gồm hai hình thức chính : Tiểu điền trang (Mi-ni-fun-đi-a) và đại điền trang (La-ti-fun-đi-a)
-Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
- Một số quốc gia đã tiến hành cải cách ruộng đất nhưng ít thành công 
b. Các ngành nông nghiệp.
 * Ngành trồng trọt.
- Phân bố:
 + Cây công nghiệp và cây ăn quả (chuối, mía, bông, cà phê, ca cao, thuốc lá, nho, cam, chanh): Eo đất Trung Mĩ, Quần đảo ăng-ti, phía đông Nam của Nam Mĩ
+ Một số nước Nam Mĩ phát triển cây lương thực
- Mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây công nghiệp và cây ăn quả để xuất khẩu
*Ngành chăn nuôi và đánh cá:
- Bò: Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay
- Cừu, lạc đà lama: Vùng núi trung Anđét
- Đánh cá: Pêru
IV. Củng cố: (5’)
 1. Nêu rõ sự bất hợp lí trong việc sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ? 
 *Đáp án: - Sự bất hợp lí: Người nông dân chiếm số đông dân số nhưng sở hữu diện tất đất canh tác nhỏ, bộ phận lớn nông dân không có ruộng phải đi làm thuê. Trong lúc đó, đất đai phần lớn (60% diện tích đất) nằm trong tay của địa chủ và các công ty tư bản nước ngoài (chỉ chiếm 5% dân số)
 2. Giáo viên chuẩn bị bảng sau: ( Chỉ thể hiện các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu của Trung và Nam Mĩ, không thể hiện vị trí phân bố) . 
 Chuẩn bị 5 mãnh ghép tương ứng với các khu vực sau ( Quần đảo Ăng-ti; Nam Mĩ; Braxin, Achentina, Urugoay, Paragoay; Vùng núi Trung An-đét; Eo đất Trung Mĩ)
 Chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội gồm 5 người đứng theo hàng dọc, mỗi người cầm 5 mãnh ghép như đã nêu trên, sau đó đi lên thật nhanh lên bảng để đính vào vị trí phân bố đúng với các loại cây trồng và vật nuôi) 
Cây trồng và vật nuôi chính
Phân bố
Cây trồng
1. Chuối
2. Mía
3. Cà phê
Vật nuôi
4. Bò
5. Cừu, lạc đà Lama

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Đặng Thanh Bình - Trường THCS Phong Sơn - Phong Điền - TT Huế.doc