Tiết 49, Bài 47: Đại não - Nguyễn Thị Thu

 I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và trình bày được chức năng của bán cầu não

2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng phân tích và quan sát kênh hình

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ bộ não

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh phóng to hình 47.1,2,3,4. Mô hình não tháo lắp. Tranh câm h47.2, các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh các thùy não

2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1490Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 49, Bài 47: Đại não - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	Ngày soạn: 07/02/2015
Tiết: 49	Ngày dạy: 09/02/2015
Bài 47: ĐẠI NÃO
 I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo và trình bày được chức năng của bán cầu não
2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng phân tích và quan sát kênh hình 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ bộ não 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: -Tranh phóng to hình 47.1,2,3,4. Mô hình não tháo lắp. Tranh câm h47.2, các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh các thùy não 
2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1
 8A2
 8A3
2/ Kiểm tra bài cũ: -Cấu tạo và chức năng của trụ não , não trung gian và tiểu não? 
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài: Những người bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não có hiện tượng gì? Tại sao lại như vậy?
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: CẤU TẠO CỦA ĐẠI NÃO 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS quan sát các hình 47.1 ,2,3 
+Xác định vị trí của đại não 
+Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ 
-GV điều khiển các nhóm hoạt động và chốt lại kiến thức đúng 
-Yêu cầu HS quan sát lại H 47.1,2 trình bày cấu tạo ngoài của đại não 
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 47.3 đối chiếu với mô hình và tranh mô tả cấu tạo trong của đại não 
- GV hoàn thiện kiến thức 
-GV giải thích hiện tượng liệt nửa người 
-HS quan sát kĩ các hình với chú thích kèm theo tự thu nhận thông tin 
+Vị trí phía trên não trung gian, đại não rất phát triển 
+Lựa chọn từ cần điền: 1.Khe 2.Rãnh 3.Trán 4.Đỉnh 5.Thùy thái dương 6.Chất trắng 
 -Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Như tiểu kết
-Một HS phát biểu lớp nhận xét bổ sung 
- Cấu tạo trong: Chất xám (ngoài ): Làm thành vỏ não dày 2-3 mm gồm 6 lớp. Chất trắng (trong): Là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống 
Tiểu kết: -Hình dạng và cấu tạo ngoài:
+Rãnh liên bán cầu chia đại não làm hai nửa 
+Rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm, thái dương )
+Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não và làm tăng diện tích bề mặt não 
Cấu tạo trong 
+Chất xám (ngoài): Làm thành vỏ não dày 2-3 mm gồm 6 lớp 
+Chất trắng (trong): Là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống 
HOẠT ĐỘNG 2: SỰ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGk đối chiếu hình 47.4 hoàn thành bài tập SGK 
-GV ghi kết quả các nhóm lên bảng trao đổi toàn lớp và chốt lại đáp án đúng a3, b4, c6, d7, e5, g8, h2, i1
-So sánh sự phân vùng chức năng giữa người và động vật ?
-Cá nhân tự thu nhận thông tin 
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
-Các nhóm đọc kết quả 
-HS tự rút ra kết luận 
Tiểu kết: -Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện 
 -Vỏ não có nhiều vùng mỗi vùng có một tên gọi và chức năng riêng 
-Các vùng có ở người và động vật 
+Vùng cảm giác 
+Vùng vận động 
+Vùng thị giác 
+Vùng thính giác
-Vùng chức năng chỉ có ở người:
+Vùng vận động ngôn ngữ 
+Vùng hiểu tiếng nói 
+Vùng hiểu chữ viết 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. GV treo tranh hình 47.2 gọi HS lên dán các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh và thùy não 
-Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú?
2/ Dặn dò:	
-Vẽ sơ đồ đại não hình 47.2. Học bài trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết “
-Kẻ phiếu học tập theo mẫu 
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo 
-Trung ương 
-Hạch thần kinh 
-Đường hướng tâm 
-Đường li tâm 
Chức năng
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 25	Ngày soạn: 07/02/2015
Tiết : 50	Ngày dạy: 11/02/2015
BÀI 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
2. Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức vệ sinh bảo vệ hệ thần kinh 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to các hình 48.1,2,3. Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Kẻ bảng nội dung phiếu học tập vào vở 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
1/ Ổn định lớp: 8A1
 8A2 
 8A3
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú ?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở bài: Xét về chức năng hệ thần kinh được phân chia như thế nào? GV dẫn dắt vào bài 
b/ Phát triển bài
Hoạt động 1: CUNG PHẢN XẠ SINH DƯỠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn HS quan sát h 48.1 
+Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ của hình A va B 
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập vào vở 
-GV kẻ phiếu học tập lên bảng gọi HS lên hòan thành 
-GV chốt lại kiến thức 
-HS quan sát hình, kiến thức đã biết
+ 
- HS thảo luận hoàn thành bảng
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS sửa chữa nếu cần
Tiểu kết:
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
CẤU TẠO
-Trung ương 
-Hach thần kinh 
-Đường hướng tâm 
-Đường li tâm 
-Chất xám: +Đại não 
 +Tủy sống 
-Không có 
-Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương 
-Đến thẳng cơ quan phản ứng 
-Chất xám: +Trụ não 
 +Sừng bên tủy sống
-Có 
-Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương 
-Qua :+Sợi trước hạch 
 +Sợi sau hạch 
Chuyển giao ở hạch thần kinh 
Chức năng
Điều khiển họat động cơ vân (có ý thức )
Điều khiển hoạt động nội quan (Không có ý thức )
Hoạt động 2: CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát h 48.3
+Hệ thần kinh sinh dưỡng cầu tạo như thế nào ? 
-GV yêu cầu HS quan sát lại hình 48.1 , 2 , 3 đọc thông tin bảng 48.1 tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm 
-GV gọi 1 HS đọc bảng 48.1 
-HS tự thu nhận thông tin nêu được phần trung ương và phần ngoại biên 
-HS làm việc độc lập với SGK 
-Thảo luận nhóm nêu được các điểm khác nhau 
+Trung ương 
+Ngoại biên 
-Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết:
-Hệ thần kinh sinh dưỡng: + Trung ương 
 + Ngoại biên: Dây thần kinh , hạch thần kinh 
-Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: + Phân hệ thần kinh giao cảm 
 + Phân hệ thần kinh đối giao cảm 
Hoạt động 3:CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-Yêu cầu HS quan sát h48.3 đọc nội dung bảng 48.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm?
+Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống?
-GV hoàn thiện kiến thức 
-HS tự thu nhận và xử lí thông tin 
-Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 
+2 bộ phận có tác dụng đối lập 
+Ý nghĩa: Điều hòa hoạt động các cơ quan 
-Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung 
 Tiểu kết: 
-Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng 
-Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi:
-Trình bày sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trên tranh hình 48.3 
2/ Dặn dò: -Học bài trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết “
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 47. Đại não - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc