Tiết 5, Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện - Trần Xuân Thịnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học song học sinh đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện, phát huy được trí tưởng tượng không gian của học sinh.

2. Kĩ năng

Học sinh đọc bản vẽ các khối đa diện

3. Thái độ

 Nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

Chuẩn bị nghiên cứu SGK Bài 5

 - Tham khảo tài liệu hình chiếu trục đo xiên góc cân

 - Chuẩn bị mô hình vật thể A,B,C,D ( Hình 5.2 SGK).

 1. HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK.

2. Học sinh

Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học Đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK.

 

doc 117 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 5, Bài 5: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối đa diện - Trần Xuân Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phụ.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu trước bài 26
- Sưu tầm các mẫu vật bằng ren, then, chốt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?
? Mối ghép bằng đinh tán có cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm và ứng dụng của chúng?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (2’)
- GV: Hôm trước chúng ta đã được học bài mối ghép không tháo được .....
? Vậy mối ghép tháo được có cấu tạo và đặc điểm như thế nào?
- GV: Giới thiệu bài
- HS: Chú ý, theo dõi bài
TG
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
20’
14’
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép bằng ren
GV: 
- Cho HS quan sát tranh hình 26.1
- Kết hợp đồ vật có sử dụng mối ghép bằng ren
? Mối ghép bằng ren gồm có mấy loại?
HS: Trả lời
? Mối ghép bu lông có cấu tạo như thế nào?
? Mối ghép vít cấy có cấu tạo như thế nào?
? Tương tự, mối ghép bằng đinh vít?
GV: Treo bảng phụ
- Mối ghép bu lông gồm:.............................
- Mối ghép vít cấy gồm:...............................
- Mối ghép đinh vít gồm:.............................
HS: Thảo luận theo bàn - điền
GV: Gọi từng HS lên điền
? 3 mối ghép ren trên có điểm gì giống và khác nhau?
GV: Giảng giải
? Mối ghép bằng ren có đặc điểm như thế nào?
? Được ứng dụng ở đâu?
? Trong gia đình có ở các đồ vật nào? 
GV: Kết luận chung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép bằng then, chốt
GV:
- Treo H26.2 a,b
- Treo bảng phụ
? Quan sát mối ghép bằng then và chốt ở H26.2 hãy hoàn thành các câu sau?
- Mối ghép bằng then gồm:............................
- Mối ghép bằng chốt gồm:.............................
HS: 
- Thảo luận 3 nhóm - điền
- Trình bày bảng nhóm
GV: Treo bảng chuẩn
HS: Nhận xét chéo nhóm
GV: Kết luận mục 2.a
? Mối ghép bằng then có đặc điểm gì?
? Mối ghép bằng chốt có đặc điểm gì?
? Mối ghép bằng then được dùng để làm gì?
? Tương tự, mối ghép bằng chốt
HS: Trả lời
GV: Kết luận mục 2.b
1. Mối ghép bằng ren
Gồm: 3 loại
+ Mối ghép bu lông
+ Mối ghép vít cấy
+ Mối ghép đinh vít
a. Cấu tạo mối ghép:
+ Mối ghép bu lông gồm:
- Đai ốc
- Vòng đệm
- 2 chi tiết ghép
- Bu lông
+ Mối ghép vít cấy gồm:
- Đai ốc
- Vòng đệm
- 2 chi tiết ghép
- Vít cấy
+ Mối ghép đinh vít gồm:
- 2 chi tiết ghép
- Đinh vít
b. Đặc điểm và ứng dụng:
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp nên được dùng rộng rãi...
- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
- Mối ghép vít cấy để ghép các chi tiết có chiều dày quá lớn.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
2. Mối ghép bằng then và chốt:
a. Cấu tạo của mối ghép:
+ Mối ghép bằng then gồm:
- Trục
- Then, bánh đai
+ Mối ghép bằng chốt gồm:
- Đùi xe
- Trục giữa
- Chốt trụ.
b. Đặc điểm và ứng dụng:
- Mối ghép bằng then, chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép các trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích,...để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
4. Củng cố (2’)
- GV: Sử dụng câu hỏi cuối bài.
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/91
- HS: Đọc - ghi nhớ
- GV: Tổng kết bài
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học thuộc bài; 
- Đọc, tìm hiểu trước bài 27: Mối ghép động
- Sưu tầm các loại đồ dùng có ở trong gia đình em làm bằng mối ghép động.
- Tiết sau học.
Ngày soạn: 11/12/2013
Ngày giảng: 14/12/2013
TIẾT 25 – BÀI 27
MỐI GHÉP ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm về mối ghép động.
- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp bằng khớp tịnh tiến, quay.
2. Kĩ năng
- Phân loại được các loại mối ghép động thương gặp trong thực tế.
- Phát triển khả năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ
- Thích chế tạo các loại mối ghép động như ngăn tủ, xe lăn cho trẻ em trong gia đình
- Thích học nghề cơ khí.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Ghế gấp, bao diêm, xi lanh
- Tranh H27.1; H27.2; H27.3; H27.4 phóng to.
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu trước bài 27
- 1 ghế gấp; 1 bao diêm/ 1HS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Hãy kể tên các loại mối ghép cố định?
? Nêu đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (2’)
- GV: Hôm trước chúng ta đã được học bài mối ghép tháo được.....
? Vậy bản lề cửa, ghế gấp, bao diêm khi chuyển động chúng được gọi là mối ghép gì?
- GV: Giới thiệu bài
- HS: Chú ý, theo dõi bài
TG
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
14’
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mối ghép động
GV: 
- Treo tranh hình 27.1
- Thao tác mở, gấp ghế ở 3 tư thế khác nhau.
? Chiếc ghế xếp gồm mấy chi tiết ghép với nhau?
? Chúng được ghép theo kiểu nào?
? Khi gập ghế lại và mở ghế ra tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
GV: Treo tranh H27.2
? Vậy theo em hiểu thế nào là mối ghép động?
HS: Trả lời
Gv: Kết luận khái niệm...
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động
? Theo em có mấy loại khớp động?
GV: kết luận 
- Treo tranh H27.3.
- Thao tác mở xi lanh, bao diêm + đẩy
? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến trên có hình dạng như thế nào?
GV: Treo bảng phụ, phát 3 bảng nhóm
HS: Thảo luận, điền vào (...)
Mối ghép pitong xilanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn
Mối ghép sống trượt-rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt va rãnh trượt tạo thành
? Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào? (
? Khi 2 chi tiết trượt trên nhau (lúc làm việc) sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
HS: ma sát nên mòn chi tiết
? Hiện tượng này có lợi hay có hại? (hại)
? Cách khắc phục chúng như thế nào?
? Em hãy quan sát ở lớp, đồ vật và dụng cụ nào có cấu tạo khớp tịnh tiến?
HS: bút bi khi viết ta ấn xuống nên bút là khớp tịnh tiến.
GV: Kết luận về cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng
+ Khi 2 chi tiết trượt trên nhau -> mòn. Khắc phục bằng cách bôi trơn hoặc thay bằng khớp quay
GV: Treo H27.4
? Khớp quay bao gồm mấy chi tiết?
? Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì?
GV: Cho HS quan sát 1 khớp quay đơn giản (ổ trục trước xe đạp) -> sau đó tháo
? Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết?
? Mô tả cấu tạo của các chi tiết?
? Ngoài ra, khớp quay còn được ứng dụng ở đâu mà em biết?
HS: bản lề cửa, quạt điện, xe máy, ghế quay,....
? Để giảm ma sát cho khớp quay trong kĩ thuật người ta có giải pháp gì?
GV: Kết luận về cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng.
I. Thế nào là mối ghép động?
Mối ghép động mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau.
(Cơ cấu tay quay - thanh lắc)
II. Các loại khớp động:
Gồm:
- Khớp tịnh tiến
- Khớp quay
- Khớp cầu
- Khớp vít
1. Khớp tịnh tiến:
a. Cấu tạo:
Lên – xuống
Trái – Phải
b. Đặc điểm:
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau (quỹ đạo chuyển động, vận tốc,...)
- Khớp tịnh tiến làm việc, 2 chi tiết trượt trên nhau tạo nên ma sát lớn làm cản trở chuyển động. Để giảm ma sát người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu, mỡ,...
c. Ứng dụng:
Bao diêm, pít tông xi lanh,...
2. Khớp quay:
a. Cấu tạo:
Mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh 1 trục cố định so với chi tiết kia.
b. Đặc điểm:
SGK
c. Ứng dụng:
bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện.
4. Củng cố (2’)
- GV: Sử dụng câu hỏi cuối bài.
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/95
- HS: Đọc - ghi nhớ
- GV: Tổng kết bài
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học thuộc bài; 
	- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức từ đầu năm học để tiết sau ôn tập học kì I.
Ngày soạn: 16/12/2013
Ngày giảng : 19/12/2013 
TIẾT 26
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống được các kiến thức đã học ở học kỳ I về vẽ kĩ thuật, cơ khí.
- Biết tóm tắt kiến thức dưới dạng sơ đồ khối.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi mang tính chất tổng hợp
3. Thái độ
- Có ý thức tích cực, tự giác trong quá trình ôn tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ, bảng nhóm.
- Tranh vẽ.
2. Học sinh
- Ôn tập trước ở nhà.
 	- Đồ dùng học tập khác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (2’)
GV: ở học kỳ I chúng ta đã được học phần vẽ kĩ thuật, cơ khí.
Để chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I. Hôm nay, thầy giáo cùng các bạn ôn lại Nội dung đã được học.
GV: Giới thiệu bài
HS: Chú ý, theo dõi bài
TG
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
GV: 
- Phân lớp = 3 nhóm
- Phân công nhóm trưởng, thư ký nhóm
GV: Phát đề cương ôn tập cho 3 nhóm
HS: Thảo luận các câu hỏi
? Phần I-Vẽ kĩ thuật chúng ta dã được tìm hiểu những Nội dung gì?
? Bản vẽ các khối hình học chúng ta đã được học các hình gì?
? Bản vẽ kĩ thuật chúng ta tập trung nghiên cứu về cái gì?
? Hình chiếu là gì? Có mấy loại hình chiếu? Mấy mặt phẳng chiếu?
? Nêu vị trí của các hình chiếu?
? Kể tên các khối đa diện? Khối tròn xoay?
? Nêu Nội dung của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà?
? Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà?
? Vật liệu cơ khí bao gồm mấy loại?
? Hàm lượng các bon trong thép bao nhiêu %? Trong gang bao nhiêu %?
? Kể tên các dụng cụ cơ khí?
? Có mấy loại mối ghép?
Hoạt động 2: Thảo luận tại lớp
HS: Trình bày 3 bảng nhóm
GV: Hỏi, gợi ý từng câu hỏi
HS: Trả lời
HS: Nhóm bổ sung, nhận xét chéo
GV: Tổng hợp, kết luận = bảng phụ
GV: Nhấn mạnh, treo các bản vẽ kĩ thuật
? 1HS lên bảng đọc bản vẽ lắp bộ vòng đai.
Hoạt động 3: Tổng kết học kỳ I
GV: Khái quát lại toàn bộ Nội dung học kỳ I
HS: Chú ý, ghi nhớ
GV: Tổng kết bài, nhấn mạnh Nội dung kiểm tra.
I. Phần vẽ kĩ thuật:
1. Hình chiếu là gì?
2. Các loại hình chiếu?
3. Vị trí các hình chiếu?
4. Nội dung của bản vẽ chi tiết?
5. Nội dung của bản vẽ lắp?
6. Nội dung của bản vẽ nhà?
7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà?
II. Phần cơ khí:
1. Phân loại vật liệu cơ khí.
2. Dụng cụ cơ khí.
3. Khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay, tư thế đứng và thao tác cưa, dũa.
4. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.
5. Phân loại chi tiết máy và mối ghép.
6. Khái niệm về hàn và các Phương pháp hàn.
4. Củng cố (2’)
GV: Tổng kết bài 
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà các em ôn tập kỹ Nội dung trong đề cương.
- Tiết sau kiểm tra học kỳ I.
Ngày soạn: 18/12/2013
Ngày giảng: 21/12/2013
TIẾT 27
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố toàn bộ kiến thức cơ bản Nội dung học kỳ I đã được học về vẽ kĩ thuật và cơ khí.
- Đánh giá được kết quả học tập của HS;
2. Kĩ năng: 
- Rút kinh nghiệm về cách dạy của giáo viên và cách học của HS để có biện pháp cải tiến phù hợp;
3. Thái độ: 
- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận và tự giác trong quá trình làm bài.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Đề kiểm tra.
 - Đáp án + thang điểm.
2. HS: - Ôn tập kĩ Nội dung trong đề cương;
 - Đồ dùng học tập.
	3. Ma trận đề kiểm tra.
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Phần I: Vẽ kỹ thuật.
Cách biểu diễn được ren trên bản vẽ.
Cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
Biểu diễn hình chiếu của vật thể trên bản vẽ.
Số câu 3
1
2
1
3
Số điểm 6,5
2
3
1,5
6,5
Tỉ lệ: 
20%
30%
15%
65% 
Phần II: Cơ khí.
Vật liệu cơ khí, tính chất của vật liệu cơ khí.
Số câu 1
1
1
Số điểm 3,5
3.5
3,5
Tỉ lệ: 35%
35%
35% 
Tổng câu: 4
1
1
1
1
4
Tổng điểm: 10
3,5
2
3
1,5
10,0
Tỉ lệ 100%
35%
20%
30%
15%
100%
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra 
3. Bài mới:
A. Đề bài
Câu 1: (2đ)
Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Câu 2: (3đ)	
Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
Câu 3: (2đ)
Nêu khái niệm về hình chiếu? Có mấy hình chiếu? Nêu vị trí của các hình chiếu?
Câu 4: (3đ)
Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống sản xuất? Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?
B. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu
ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
(2đ)
a
b
* Tính chất của vật liệu cơ khí: 
Tính chất cơ học
Tính chất vật lí
Tính chất hoá học
Tính công nghệ
* Ý nghĩa của tính công nghệ trong sản xuất: 
- Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lý, đảm bảo năng suất và chất lượng.
1đ
 1đ
Câu 2
(3đ)
a
b
c
* Khái niệm chi tiết máy: 
	Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy.
* Chúng gồm: 
Chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng.
* Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu: 
Mối ghép cố đinh: Các chi tiết không có chuyển động với nhau.
Mối ghép động: Các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau, để thuận lợi cho quá trình gia công, lắp ráp, sửa chữa và sử dụng.
1đ
1đ
1đ
Câu 3
(2đ)
a
b
+ Hình chiếu là hình nhận được ở trên mặt phẳng chiếu 
+ Hình chiếu gồm 3 loại: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. 
+ Hình chiếu đứng được đặt ở bên trái của hình chiếu cạnh và ở bên trên của hình chiếu bằng. 
2 đ
Câu 4
(3đ)
a
b
* Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: 
- Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và nâng cao năng suất lao động.
- Cơ khí giúp cho sinh hoạt và lao động của con người trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Nhờ có cơ khí tầm nhìn của con người được mở rộng, con người có thể chiếm lĩnh được không gian và thời gian.
* Quá trình hình thành sản phẩm cơ khí: 
Vật liệu cơ khí -> Gia công cơ khí -> Chi tiết -> Lắp ráp -> Sản phẩm cơ khí.
1,5đ
1.5đ
4. Thu bài, nhận xét:
- Hết giờ, GV yêu cầu lớp trưởng đi thu bài. GV đếm tổng số bài/ sĩ số lớp.
- GV nhận xét giờ làm bài của HS về sự chuẩn bị, thái độ.
5. Dặn dò:
- GV mang bài về chấm
- Yêu cầu nắm vững kiến thức Nội dung học kỳ I đã học. Đọc và tìm hiểu trước chương V: Truyền và biến đổi chyển động
- Tiết sau học bài 29: Truyền chuyển động.
Ngày soạn: 29/12/2013
Ngày giảng : 02/01/2014
CHƯƠNG V
TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
TIẾT 28 - BÀI 29
TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động
2. Kĩ năng
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.
- Phân biệt được bộ truyền động đai và bộ truyền động ăn khớp (bánh răng).
3. Thái độ
Có hứng thú trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xe đạp.
- 6 mô hình truyền chuyển động; tranh vẽ khác.
- Bảng phụ.
2. Học sinh
 Đọc, tìm hiểu trước bài 29
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (2’)
Giới thiệu bài
? Làm sao bánh sau của xe đạp (xe máy) có thể chuyển động được?
GV: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài.
HS: Chú ý, theo dõi bài
TG
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
15’
24’
Hoạt động 1: Tại sao cần truyền chuyển động
GV: 
- Giảng thuật
- Treo tranh H29.1 kết hợp giới thiệu xe đạp
- Treo bảng phụ kết hợp mô hình truyền chuyển động
? Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau?
? Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?
? Vậy tại sao cần truyền chuyển động?
? Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là gì?
HS: Quan sát, trả lời
GV: Bổ sung, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động
? Theo em có bao nhiêu bộ truyền chuyển động?
GV: kết luận, giới thiệu từng bộ truyền động 
- Treo tranh H29.2/99.
? Theo em hiểu thế nào là bộ truyền động ma sát (bộ truyền động đai)?
? Nêu cấu tạo của bộ truyền động đai?
HS: Bánh dẫn, bánh bị dẫn,dây đai
? Hãy cho biết bánh đai thường được làm bằng vật liệu gì?
GV: Kết luận chung từng bộ phận
? Nguyên lý làm việc của bộ truyền động đai như thế nào nếu khi cho quay bánh 1?
GV: 
- Trình bày mô hình, thao tác
- Giải thích, kết luận
Tỉ số truyền i: i = 
? Giải thích rõ các ký hiệu?
? Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?
? Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn, ta mắc dây đai theo kiểu nào?
? Cho biết ưu điểm của bộ truyền động đai?
? Chúng ta thường được gặp ở đâu?
GV: Kết luận
GV: Giới thiệu mô hình bộ truyền động ăn khớp
- Kết luận treo tranh H29.3
? Theo em hiểu thế nào là bộ truyền động ăn khớp?
GV: Treo bảng phụ
? Bộ truyền động bánh răng gồm những bộ phận nào?
? Bộ truyền động xích gồm?
HS: Quan sát, thảo luận nhóm (3’)
GV: 
- Treo bảng nhóm
- Treo bảng chuẩn, HS nhận xét
? Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp được với xích cần đảm bảo những yếu tố gì?
? Trong trường hợp này, tỉ số truyền i đươc tính bởi công thức nào?
? Nếu Z1> Z2 thì tốc độ quay nhanh hay chậm?
? Tương tự, Z1< Z2?
GV: Kết luận: i = 
? Giải thích rõ các ký hiệu?
? Nêu công dụng của bộ truyền động bánh răng?
? Chúng ta thường gặp bộ truyền động này ở đâu?
HS: Xe đạp, xe máy,...
GV: Kết luận chung.
I. Tại sao cần truyền chuyển động?
- Vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau.
- Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
II. Bộ truyền chuyển động:
1. Truyền động ma sát (truyền động đai):
3
a. Cấu tạo:
.
2
1
.
1. bánh dẫn``
2. bánh bị dẫn
3. dây đai
b. Nguyên lý làm việc:
 i = 
i: Tỉ số truyền
n1 là tốc độ quay của bánh dẫn 
n2 là tốc độ quay của bánh bị dẫn
D1 là đường kính của bánh dẫn
D2 là đường kính của bánh bị dẫn
c. Ứng dụng:
SGK
2. Truyền động ăn khớp:
a. Cấu tạo:
SGK
b. Tính chất:
 i = 
Z1: số răng của đĩa
Z2: số răng của líp
c. Ứng dụng:
(SGK/101)
4. Củng cố (2’)
? Tại sao cần truyền chuyển động?
? i được tính bởi công thức gì?
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/101
- HS: Đọc - ghi nhớ
- GV: Tổng kết bài
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học thuộc bài; 
- Đọc, tìm hiểu trước bài 30: Biến đổi chuyển động
- Tìm hiểu ở gia đình nhà em về chuyển động của máy khâu. Tiết sau học.
Ngày soạn: 01/01/2014
Ngày giảng : 09/01/2014
TIẾT 29 – BÀI 30
BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được tại sao cần phải biến đổi chuyển động.
2. Kĩ năng
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động;
- Nhận biết được các dạng biến đổi chuyển động: quay tịnh tiến
3. Thái độ
Có hứng thú trong quá trình tìm hiểu, học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Xe đạp;
- 6 mô hình truyền và biến đổi chuyển động; tranh vẽ khác.
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu trước bài 30
- Tìm hiểu trước về máy khâu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Tại sao cần truyền chuyển động?
? Có mấy dạng chuyển động? Viết công thức tính tỉ số truyền và giải thích các ký hiệu?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài (2’)
GV: ở tiết trước,
? Vậy trong một máy (thiết bị) gồm nhiều chi tiết chuyển động cho nhau thì chi tiết cuối có thể biến đổi thành các chuyển động nào?
GV: Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài.
HS: Chú ý, theo dõi bài
TG
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
14’
20’
Hoạt động 1: Tại sao cần biến đổi chuyển động
GV: 
- Treo tranh H30.1 kết hợp giới thiệu xe đạp
- Treo bảng phụ kết hợp mô hình truyền và biến đổi chuyển động
- Cho HS đọc những thông tin mục I.
HS: Quan sát, chú ý.
? Kim máy khâu chuyển động như thế nào?
? Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
? Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp?
? Hãy mô tả chuyển động của thanh truyền và bánh đai?
GV: Treo bảng phụ
HS: Thảo luận 3 nhóm, điền vào bảng nhóm
GV: Treo bảng chuẩn
HS: Nhận xét chéo
GV: Kết luận:
Các chuyển động trên đều bắt đầu từ 1 chuyển động bập bênh của bàn đạp.
? Vậy trong máy cần có cơ cấu gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động
GV: Cho HS quan sát H30.2 trên bảng
? Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt?
? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?
HS: Khi 3 đến điểm chốt trên, điểm chốt dưới
GV: Kết luận
? Em hãy cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròn của tay quay được không? Vì sao?
? Khi đó cơ cấu hoạt động ra sao?
? Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?
? Hãy kể thêm những cơ cấu biến đổi chuyển động quay -> tịnh tiến?
HS: vít -> đai ốc trên ôtô,
GV: 
- Treo tranh H30.4
- Giới thiệu mô hình
? Cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy chi tiết?
? Chúng được nối ghép với nhau như thế nào?
HS: 4 chi tiết = khớp quay.
? Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào?
? Có thể biến chuyển động lắc -> CĐ quay được không? (có)
? Cơ cấu này thường được gặp ở đâu?
? Em hãy kể thêm 1 số ứng dụng của cơ cấu này mà em biết?
HS: Cam – cần lắc,
GV: Kết luận, liên hệ thêm.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
- Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động khác nhau.
- Muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động:
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến:
a. Cấu tạo:
1 - tay quay
2 - thanh truyền
3 - con trượt
4 - giá đỡ
b. Nguyên lý làm việc:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
c. Ứng dụng:
SGK/103,104
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc:
a. Cấu tạo:
1-tay quay
2-thanh truyền
3-thanh lắc
4-giá đỡ
b. Nguyên lý làm việc:
Khi tay quay 1 quay đều quanh quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.
c. Ứng dụng:
(SGK/105)
4. Củng cố (2’)
- GV: Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK/105
- HS: Đọc - ghi nhớ
- GV: Tổng kết bài.
5. Dặn dò (1’)
- Về nhà học thuộc bài; 
- Đọc, tìm hiểu trước bài 31 mục II.1, 2: Thực hành: Truyền chuyển động
- Tiết sau thực hành.
Ngày soạn: 06/01/2014
Ngày giảng: 11/01/2014
TIẾT 30 – BÀI 31
THỰC HÀNH TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG(II(1, 2))
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được cấu tạo, nguy

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Bài tập thực hành - Đọc bản vẽ các khối đa diện - Trần Xuân Thịnh - Trường PT DTBT THCS Vàng.doc