Tiết 57, Bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

 1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.

Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

1.2. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

- Khí hậu: lạnh, khắc nghiệt, thường có gió bão. Nguyên nhân.

- Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ. Nguyên nhân.

- Thực, động vật:

+ Thực vật không thể tồn tại được. Nguyên nhân.

+ Động vật: khá phong phú ( dẫn chứng). Nguyên nhân.

- Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10051Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 57, Bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13/3/2011
Ngày dạy: 14/3/2011
Tuần 29, tiết ppct: 57
CHƯƠNGVIII.: CHÂU NAM CỰC
BÀI 47. CHÂU NAM CỰC “ CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI”
	I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức: HS cần :
 1.1. Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.
Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
1.2. Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Khí hậu: lạnh, khắc nghiệt, thường có gió bão. Nguyên nhân.
- Địa hình: là một cao nguyên băng khổng lồ. Nguyên nhân.
- Thực, động vật:
+ Thực vật không thể tồn tại được. Nguyên nhân.
+ Động vật: khá phong phú ( dẫn chứng). Nguyên nhân.
- Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên. 
 2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm ở châu Nam Cực, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
 	II. CHUẨN BỊ :
Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.
Biểu đồ nhiệt độ H47.2 và sơ đồ H47 SGK phĩng to.
	III. ÏHOẠT ĐỘNG DAY HỌC :
	1. Ổn định :
	2. Kiểm tra bài cũ : ( không )
	3. Bài mới :
Là xứ sở băng tuyết bao phủ quanh năm nên Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế là nơi duy nhất trên thế giới không có dân cư sinh sống thường xuyên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 * Hoạt động 1 :
(- Thu thập, xử lí thông tin qua biểu đồ. Phân tích. Gợi mở. Thảo luận nhóm. Tự tin trình bày.)
 GV : treo lược đồ tự nhiên châu Nam Cực, yêu cầu HS quan sát và nội dung SGK. Xác định vị trí và giới hạn Châu Nam Cực.
HS: Lên bảng xác định vị trí châu Nam Cực.
 ? Diện tích châu Nam Cực?
 ? Với diện tích trên 14 triệu km2 vậy châu Nam Cực là châu lục lớn thứ mấy?
 HS: Lớn thứ tư sau châu Á, châu Mỹ và châu Phi
 ? : Châu Nam Cực được bao bọc bởi các đại dương nào ?
 HS : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Aán Độ Dương.
GV chuyển ý: Với vị trí trên của châu Nam Cực cĩ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu cũng như sinh vật của châu Nam Cực chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực. 
 GV : yêu cầu HS quan sát H 47.2 SGK. Thảo luận nhĩm phân tích biểu đồ nhiệt độ và cho nhận xét về khí hậu Châu Nam Cực.
 + Trạm Lit tơn A mê ri can: nhiệt độ cao nhất tháng nào? (tháng 1), Bao nhiêu độ ? (- 100C) . Thấp nhất tháng nào ? (tháng 9).Bao nhiêu độ ? ( -420C)
 + Trạm Vơ- x tốc: nhiệt độ cao nhất tháng nào? (tháng 1), Bao nhiêu độ ? (- 370C) . Thấp nhất tháng nào ? (tháng 10).Bao nhiêu độ ? ( -720C).
 HS: thảo luận. Đại diện nhĩm trình bài, nhĩm khác bổ sung.
( trình bài trên lược đồ giáo viên treo trên bảng).
 GV nhận xét và chuẩn xác cho học sinh.
 ? Từ kết quả thảo luận cho thấy châu Nam Cực cĩ đặc điểm khí hậu như thế nào?
GV : châu Nam Cực cịn được gọi là “ Cực lạnh” của thế giới. Vào năm 1967 các nhà khoa học Nauy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở châu Nam Cực là – 94,50C
? ( nâng cao) Giải thích vì sao khí hậu Nam Cực vơ cùng lạnh giá như vậy?
 HS : - Do vị trí ở vùng cực nam nên mùa đơng đêm địa cực kéo dài.
 - Vùng Nam Cực là một lục địa rộng. diện tích trên 14 triệu km2 nên khả năng tích trữ lượng nhiệt của lục địa kém, lượng nhiệt thu được trong mùa hè nhanh chĩng bức xạ hết. Do đĩ băng nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp.
 ? : Với đặc điểm khí hậu như vậy cho thấy gió ở đây có đặc điểm nổi bật gì ? Tại sao ?
 HS : Giĩ từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc trên 60 km/h, đây là nơi cĩ nhiều giĩ bão nhất thế giới, vì đây là vùng khí áp cao.
 GV : yêu cầu HS quan sát H 47.3 SGK. Cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.
 HS: dựa vào nội dung SGK trả lời, và lên bảng xác định trên lược đồ.
 ? Thể tích băng là bao nhiêu?
 HS: trên 35 triệu km3
GV giải thích: Bề mặt thực của địa hình là tầng đá gốc bên dưới cĩ các dạng địa hình: núi, đồng bằng...
 Lớp băng dày phủ trên tồn bộ bề mặt thực của địa hình nên địa hình lục địa khá bằng phẳng.
 Thể tích băng trên 35 triệu km3. Chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới
 GV: Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng vỡ ra tạo thành các băng sơn ( núi băng) trơi trên biển. 
? Núi băng trơi trên biển cĩ gây trở ngại gì khơng?
 HS: nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
GV:Núi băng lớn nhất thế giới cĩ diện tích 11.000km2 đã bị vỡ làm đơi do tác động của một cơn bão lớn. và hiện nay núi băng lớn nhất thế giới chỉ cịn diện tích 5.659 km2 bằng diện tích của Bru- nây.
 ? Nguyên nhân nào làm cho lớp băng ở châu Nam Cực tan chảy?
 HS: Khí hậu trái đất nĩng lên.
 ? : sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người trên trái đất như thế nào ?
 HS : ước tính Châu Nam Cực chiếm 4/5 diện tích băng che phủ toàn bộ trái đất; nếu băng Châu Nam Cực tan hết thì mặt nước trái đất dâng cao lên 70m, diện tích lục địa hẹp lại nhiều đảo bị nhấn chìm, 
 GV: Nhận xét và giáo dục học sinh về mơi trường.
 ? : trong điều kiện bất lợi của sự sống như vậy, sinh vật có đặc điểm gì ? phát triển như thế nào? Kể tên một số sinh vật điển hình ?
GV: châu Nam Cực cĩ nhiều lồi động vật quý như Cá voi xanh đang cĩ nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
 ? : tài nguyên khoáng sản quan trọng của Châu Nam Cực ?
 ? ( mở rộng) Tại sao châu Nam Cực lạnh như vậy mà cĩ nhiều mỏ than và các loại khống sản quý khác?
 HS: Dựa vào hiểu biết trả lời
GV mở rộng cho học sinh: Cách đây 750 triệu năm và bước vào thời kì Cam-bri-an. Nam bán cầu là một vùng lục địa cổ. Khi ấy châu Nam Cực, Nam Mỹ, Ơ-xtray-li-a, Ấn Độ nối thành một dãy. Lúc bấy giờ khí hậu cổ lục địa nĩng ẩm. phần lớn xác chết của cây dương xỉ và cây hạt trần đã biến thành than.
Đến thời kì Tân Sinh các châu lục trên tách rời nhau và trơi về vị trí như hiện nay. Châu Nam Cực trơi về phía Nam đến gần Nam Cực như hiện nay và trở thành lục địa lạnh giá như ngày nay. Các mỏ ẩn dấu dưới lịng đất như than , sắt, vàng, đồngchúng lần lượt trơi dạt đến định cư ở đây và đã trở thành mục tiêu theo đuổi của các nhà thám hiểm.
 * Hoạt động 2 :
(- tư duy. Lắng nghe- đàm thoại, gợi mở.)
 ? : con người phát hiện Châu Nam Cực từ khi nào ?
 HS: Cuối thế kĩ XIX..
GV: Châu Nam Cực được phát hiện đầu tiên vào năm 1911 do các nhà thám hiểm Na Uy phát hiện.
 ? : bắt đầu từ năm nào, việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ ? Có những quốc gia nào xây dựng trạm nghiên cứu tại Châu Nam Cực ?
 HS: Từ năm 1957 cĩ các quốc gia: Nga, Pháp, Hoa Kì, Anh...
 ? : ngày 01/12/1959, “ Hiệp ước Nam Cực” có 12 quốc gia kí qui định về khảo sát Nam Cực như thế nào ?
 HS : Chỉ giới hạn trong mục đích vì hồ bình và khơng cơng nhận những địi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.
 ? Dân cư ở châu Nam Cực như thế nào?
 GV: đến nay châu Nam Cực vẫn chưa cĩ dân cư sinh sống thường xuyên như những châu lục khác mà chỉ cĩ các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học được trang bị những phương tiện hiện đại.
 1. Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới :
 a. Vị trí, giới hạn :
 - Châu Nam Cực nằm trong vịng cực nam đến cực nam bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
 - Diện tích 14,1 triệu km2.
 b. Đặc điểm tự nhiên :
 * Khí hậu :
 + Rất lạnh giá – cực lạnh của thế giới.
 +Nhiệt độ quanh năm < Oc.
+ Nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/h.
 * Địa hình :
 Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2.600m.
 * Sinh vật :
 + Thực vật không có.
 + Động vật có khả năng chịu rét giỏi : chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, sống ven lục địa.
 * Khống sản: 
 Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên, 
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu :
 - Châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
 - Chưa có dân sinh sống thường xuyên.
	4. Củng cố :
 Cââu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất:
 Tự nhiên châu Nam Cực cĩ đặc điểm nổi bật:
 a. Là nơi cĩ giĩ bão nhiều nhất thế giới.
 b. Là châu “ cực lạnh” của thế giới và khơng cĩ dân cư sinh sống thường xuyên.
 c. Là nơi chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ của thế giới.
 d. Là nơi thực vật nghèo nàn nhất so với các châu lục khác.
 e. Tất cả các câu trên.
 Câu 2: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn cĩ nhiều chim và động vật sinh sống?
 5. Dặn dò :
 Học bài. Trả lời câu hỏi SGK.
 Xem trước bài 48.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 47. Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới (2).doc