Tiết 59, Bài 40: Dung dịch - Nguyễn Văn Hiếu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu được khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch.

 - Hiểu được khái niệm dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.

 - Biết được cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

2. Kĩ năng:

 - Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, .) trong nước.

 - Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.

 - Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học.

 - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học tập, tinh thần tập thể cao.

 - Hình thành cho HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 59, Bài 40: Dung dịch - Nguyễn Văn Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Trần Phú Ngày soạn: 28/03/2015
Giáo án: Môn Hóa học 8 Ngày dạy: 31/03/2015
GVHD: Nguyễn Văn Hồng Tuần:31
SVTT: Nguyễn Văn Hiếu Tiết: 59
Chương 6: DUNG DỊCH
Bài 40: DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Học sinh hiểu được khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch.
 - Hiểu được khái niệm dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.
 - Biết được cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
2. Kĩ năng:
 - Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, ...) trong nước.
 - Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.
 - Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.
3. Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
 - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học tập, tinh thần tập thể cao.
 - Hình thành cho HS năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề....
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bảng phụ.
 - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
 - Hóa chất: Đường, muối ăn, xăng, dầu ăn.
2. Học sinh:
 Đọc trước sách giáo khoa, nghiên cứu khái niệm dung dịch,biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Bài mới. (2 phút)
 - Giới thiệu: ‘‘Chương 6: Dung dịch’’ 
 Kiến thức cần nắm:
 + Dung dịch là gì? 
 + Độ tan là gì?
 + Nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch là gì?
 + Làm thế nào để pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước?
- Đặt vấn đề: Các giờ học trước các em đã được học về tính chất hóa học của nước, chúng ta đã được biết dung dịch axit, dung dịch bazơ, vậy dung dịch là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu chương 6 bài 44: dung dịch.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Dung môi - Chất tan - Dung dịch: 
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Ví dụ: (SGK) 
* Để tìm hiểu dung dịch là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch. (15 phút)
Thí nghiệm 1: (sgk)
- GV: Cho 1 thìa đường nhỏ vào cốc nước khuấy nhẹ
- GV: Hiện tượng gì sảy ra?
GV: Khi đó ta nói: Đường tan được trong nước ta gọi đường là chất tan. Nước hòa tan được đường ta gọi nước là dung môi. Nước đường là dung dịch đường.
- GV: Tiếp tục làm thí nghiệm 2 để củng cố thêm những tính chất dung môi, chất tan và dung dịch.
Thí nghiệm2: (sgk)
- GV: Chuẩn bị hai cốc:
 + Cốc 1: chứa xăng.
 + Cốc 2: chứa nước.
Cho dầu ăn lần lượt vào hai cốc trên. 
- GV: Yêu cầu HS hãy hận xét hiện tượng xẩy ra? Và cho biết chất nào là dung môi, chất nào là chất tan?
- GV: Nhận xét, kết luận.
- GV: Qua các thí nghiệm trên em hãy phát biểu thế nào là dung môi ? Chất tan? dung dịch ?
- GV: Nêu ví dụ về dung dịch và chỉ ra đâu là chất tan, dung môi trong dung dịch đó?
- GV: Nhận xét.
* Bây giờ thầy cho 1 thìa đường vào cốc nước thì đường tan hết vậy theo các em nếu thầy cho thêm thật nhiều đường vào thì liệu đường có tan được nữa không? Và nếu không thì tại sao?
- HS quan sát
- HS: Đường tan hết trong nước và không phân biệt được đâu là đường đâu là nước.
- HS: Hiện tượng:
 + Cốc 1: dầu ăn tan trong xăng, không phân biệt được đâu là dầu ăn đâu là xăng. Chất tan là dầu ăn, dung môi là xăng.
 + Cốc 2: dầu ăn không tan trong nước. Dung môi không, chất tan không.
- HS:
+ Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
+ Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
+ Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Ví dụ: Muối hòa tan trong nước tạo thành nước muối.
+ Chất tan: muối.
+ Dung môi: nước.
 + Dung dịch: nước muối.
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa.
* Kết luận:
Ở một nhiệt độ xác định : 
 - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa. (10 phút)
* Thí nghiệm:
- GV: Tiến hành thí nghiệm sgk. Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng?
- GV: Nhận xét
+ Ban đầu dung dịch nước đường vẫn có khả năng hòa tan thêm đường ta gọi đó là dung dịch chưa bão hòa.
+ Sau một thời gian dung dịch nước đường không thể hòa tan thêm được đường nữa ta gọi đó là dung dịch bão hòa.
- GV: Vậy thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa?
- GV: Nhận xét, kết luận.
* Theo các em để cho chất rắn tan nhanh trong nước thì ta phải thực hiện những nào? Và có bao nhiêu biện pháp? Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta cùng tìm hiểu phần III. 
- HS: Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét:
 Ban đầu đường tan vào nước tạo thành dung dịch, nhưng đến một thời điểm nhất định thì đường không tan được nữa.
- HS:
 + Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
 + Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
III.Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?
- Muốn chất rắn tan nhanh trong nước ta thực hiện 1,2 hoặc cả 3 biện pháp sau: 
1. Khuấy dung dịch.
2. Đun nóng dung dịch.
3. Nghiền nhỏ chất rắn.
Hoạt động 3 :Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rằn trong nước xảy ra nhanh hơn. (10 phút)
- GV: Nêu các biện pháp làm tăng khả năng hòa tan chất rắn trong nước?
- GV: Tiến hành làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán.
1. Khuấy dung dịch:
Thí nghiệm: Cho vào 2 cốc đã chứa sẵn 100ml nước mỗi cốc 5g muối. Cốc 1 để yên, cốc 2 dùng đũa khuấy đều.
- GV: Nhận xét khả năng hòa tan muối của 2 cốc.
- Liên hệ thực tế: Dùng quạt nước, máy tạo oxi để tăng khả năng hòa tan oxi trong nước => Ứng dụng trong nuôi thủy sản.
2. Đun nóng dung dịch:
- GV: Nhận xét khả năng hòa tan muối của 2 cốc:
+ Cốc 1 để yên.
+ Cốc 2 dùng đèn cồn đun nóng.
3. Nghiền nhỏ chất rắn:
- GV: Cho HS làm thí nghiệm.
+ Cho vào cốc 1 đã chứa sẵn 100 ml nước 5g muối tinh đã được nghiền sẵn, cốc 2 cho 5g muối hạt.
- GV: Nhận xét khả năng hòa tan muối của 2 cốc.
- GV: Vậy những biện pháp bạn đưa ra đúng hay sai? giải thích?
- GV:Nhận xét, kết luận.
- HS: Có 3 cách:
+ Khuấy dung dịch.
+ Đun nóng dung dịch.
+ Nghiền nhỏ chất rắn.
- HS quan sát.
- HS: Cốc 2 quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn.
- HS: Cốc 2 quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn.
- HS: Cốc 1 quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn.
- HS: đúng.
Giải thích.
+ Khuấy dung dịch: nhằm tăng sự tiếp xúc mới giữa phân tử chất tan và phân tử dung môi.
+ Đun nóng dung dịch: ở nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh, làm tăng sự tiếp xúc giữa các phân tử.
+ Nghiền nhỏ chất rắn : làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa chất tan và dung môi.
IV. CỦNG CỐ: (5phút)
Câu 1. Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất, trường hợp nào sau đây đúng?
A. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. 
B Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. 
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi. 
Đáp án: B: Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, hay nước tan vô hạn trong rượu etylic. Ta có thể tích rượu etylic (1 ml) ít hơn thể tích nước (10 ml) nên câu B đúng.
Câu 2: Trong 6 lọ có nước muối, dung dich thuốc tím, dung dich NaOH, dung dich CuSO4, rượu etylic và dung dich H2SO4. Hãy xác định trong các dung dich trên đâu là chất tan đâu là dung môi.
V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (2phút)
1. Bài vừa học:
 - Học nội dung ghi vở + phần ghi nhớ (sgk).
 - Làm các bài tập còn lại trong sgk.
2. Bài sắp học: “Bài 41: Độ tan của một chất trong nước’’
 Tìm hiểu:
 - Chất tan và tính tan của một số chất.
 - Khái niệm độ tan, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?
 Hòa Kiến, ngày  tháng  năm 2015
 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
 Nguyễn Văn Hồng Nguyễn Văn Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 40. Dung dịch - Nguyễn Văn Hiếu - Trường THCS Trần Phú.doc