Tiết 6, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

I . YÊU CẦU.

1 . Kiến thức: Qua bài học:

 Học sinh hiểu kí hiệu bản đồ là gì .

 Nắm được đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.

2 . Kĩ năng : Học sinh biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao địa hình ( các đường đồng mức )

II . CHUẨN BỊ.

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .

- Bản đồ các nước Châu á.

- Tranh phóng to hình 16: Núi được cắt ngang và hình biểu hiện của nó trên bản đồ.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết 6. Ngày giảng : Bài 5.
Kí hiệu bản đồ. 
Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
I . yêu cầu.
1 . Kiến thức: Qua bài học:
 Học sinh hiểu kí hiệu bản đồ là gì .
 Nắm được đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
2 . Kĩ năng : Học sinh biết cách đọc các kí hiệu trên bản đồ, sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu về độ cao địa hình ( các đường đồng mức )
II . chuẩn bị.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam . 
Bản đồ các nước Châu á.
Tranh phóng to hình 16: Núi được cắt ngang và hình biểu hiện của nó trên bản đồ.
III. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp trực quan .
IV . tiến trình giờ dậy.
 1 . ổn định lớp:1 phút.
2 . Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
 * Học sinh 1:Làm bài tập số 3 trang 18- 19 vở bài tập:
 Hãy xác định hướng từ điểm O đến các điểm A, B, C, D trên bản đồ hình 14, 15, 16:
 + Hình 14: - OA là hướng:Bắc.
 - OB là hướng:Nam.
 - OC là hướng:Tây.
 - OD là hướng:Đông.
 + Hình 15: - OA là hướng:Tây bắc. + Hình 16: - OA là hướng: Tây bắc.
 - OB là hướng:Bắc. - OB là hướng:Đôngbắc.
 - OC là hướng:Đông bắc. - OC là hướng:Đông- Đông bắc.
 - OD là hướng:Đông nam. - OD là hướng:Tây nam.
 * Học sinh 2: Làm bài tập số 4 trang 20 vở bài tập:
 Hãy xác định toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D, E trong hình 17:
 + Toạ độ địa lí điểm A{120°Tây. + Toạ độ địa lí điểm B{90°Tây.
 60° Bắc. 30° Nam.
. + Toạ độ địa lí điểm C{90°Đông. + Toạ độ địa lí điểm D{150°Đông.
 30° Bắc. 60° Nam.
 + Toạ độ địa lí điểm E{60°Đông. 
 23°27’ Nam. 
* Học sinh 3: ? Dựa vào đâu để xác định phương hướng trên bản đồ.
 Muốn xác định phướng hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc. 
 3 . Nội dung bài mới:35 phút.
Mở bài: Trực quan bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 Giáo viên khái quát trên bản đồ: Bản đồ có rất nhiều kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. Hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu này chúng ta sẽ đọc và sử dụng bản đồ dễ dàng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Học sinh biết được sự phong phú của kí hiệu bản đồ, sự phân loại các kí hiệu bản đồ;
Trực quan:
Bản đồ tự nhiên việt nam.
- Giáo viên cho học sinh quan sát , kí hiệu chỉ sông.
- Học sinh liên tưởng sông trong thực tế .
? So sánh với kí hiệu sông trên bản đồ .
? Chỉ một số kí hiệu khác trên bản đồ.
? Đánh giá khái quát kí hiệu bản đồ như thế nào 
phong phú,nhiều dạng quy ước.
Trực quan:
Hình 14,15 trang 18 SGK( Phân loại các kí hiệu, Các dạng kí hiệu)
? Kí hiệu bản đồ được chia thành mấy loại.
? Kí hiệu điểm chia thành mấy dạng kí hiệu.
Dạng hình: D ( khoáng sản sắt)
Dạng chữ:Pb( chì)
Tượng hình: một số thực, động vật
Trực quan:
Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước:
? Các kí hiệu bản đồ được chú giải ở đâu 
muốn hiểu kí hiệu phải đọc kĩ bảng chú giải.
? Học sinh lên bảng chỉ từng loại kí hiệu.
đ ? Bảng chú giải có vai trò như thế nào.
? Đọc tên một số nước.đối tượng địa lí các nước được thể hiện bằng đối tượng địa lí nào.
loại kí hiệu diên tích.
? Phân biệt mằu sắc ( kí hiệu diện tích ) với thang mằu biểu thị độ cao bản đồ tự nhiên.
Hoạt động 2:
Học sinh biết được cách biểu hiện độ cao trên bản đồ bằng thang mằu.
Hoạt động nhóm:
Trực quan: Hình 16 trang 19 SGK( Núi được cắt ngangvà hình biểu hiện của nó trên bản đồ.
? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét.
? Nhìn sườn núi phía nào có độ dốc hơn.Vì sao.
 - Đại diện các nhóm báo cáo-> Nhận xét, bổ sung(nếu cần)
-Mỗi lát cắt cách nhau 100 m.
- Phía tây các đường đồng mức dày hơn, sát nhau hơn.
? Độ cao của địa hình trên bản đồ biểu thị như thế nào.
? Thế nào là đường đồng mức. 
1. Các loại kí hiệu bản đồ.
Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm .của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Có 3 loại kí hiệu thường dùng:
+ Kí hiệu điểm .
+ Kí hiệu đường.
+ Kí hiệu diện tích .
- Trong đó kí hiệu điểm bao gồm : 
Kí hiệu hình học.
Kí hiệu chữ.
Kí hiệu tượng hình.
2.Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
Biểu hiện độ cao bằng:
+ Thang mằu sắc.
+ Đường đồng mức: Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao ( biểu thị được cả độ dốc )
 4.Củng cố: 5 phút.
* Làm bài tập 1 trang 21 vở bài tập:
 Hãy sắp xếp các kí hiệu vào 3 nhóm kí hiệu sao cho đúng:
 + Kí hiệu điểm: Than đá. 
 Quặng sắt 
 Hải cảng. 
 Than nâu.
+ Kí hiệu đường: Dòng biển nóng. + Kí hiệu diện tích: Đầm lầy.
 Kênh đào. Hồ nước ngọt.
 Hải cảng. 
 Sông
* Chỉ bản đồ các dạng kí hiệu. Thể hiện đối tượng địa lí nào, thuộc nhóm kí hiệu điểm, đường, hay diện tích.
Hướng dẫn về nhà:1 phút.
Học kĩ bài và hoàn thành bài tập trong vở bài tập .
 V . rút kinh nghiệm .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (3).doc