Tiết 6, Bài 6: Phản xạ - Năm học 2010-2011

i. mục tiêu bài học.

1. kiến thức

- trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.

- chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

2. kĩ năng

- rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- rèn kĩ năng quan sát, tư duy.

- rèn kĩ năng làm việc với sgk.

ii. chuẩn bị của giáo viên – học sinh.

1. chuẩn bị của giáo viên:

- tranh phóng to hình 6.1 – nơron; h6.2 – cung phản xạ sgk.

- bảng phụ, phiếu học tập.

2. chuẩn bị của học sinh:

- đọc trước bài và ôn kĩ về mô thần kinh.

- tìm hiểu về các phản xạ trong tự nhiên.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1383Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 6, Bài 6: Phản xạ - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 03/9/2010
	Ngày dạy : 11/9/2010 
Tiết 6 - Bài 6: Phản xạ
I. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức 
- Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ 5 thành phần của 1 cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK.
II. chuẩn bị của giáo viên – học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 6.1 – Nơron; H6.2 – Cung phản xạ SGK.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài và ôn kĩ về mô thần kinh.
- Tìm hiểu về các phản xạ trong tự nhiên.
III. Phương pháp dạy học
Kết hợp nhiều phương pháp như: Hoạt động nhóm, Quan sát tìm tòi, Vấn đáp, Làm việc với SGK, tư duy,.
Iv. tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ
Thu báo cáo của Hs ở giờ trước.
B. Bài mới:
* Mở bài:
- Gv: Đặt vấn đề từ các hiện tượng thực tế thường gặp như:
+ Vì sao khi sờ tay vào vật nóng, tay rụt lại?
+ Nhìn thấy quả me, quả khế có hiện tượng tiết nước bọt?
+ Đèn chiếu vào mắt, mắt nhắm lại?
à Hiện tượng trên là gì? Có những thành phần nào tham gia? Cơ chế diễn ra như thế nào? à Bài Phản xạ sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 1: Cấu tạo và chức năng của nơron
- Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu Ê mục I SGK kết hợp quan sát H 6.1 và trả lời câu hỏi lệnh:
+ Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh
+ Gắn chú thích vào tranh câm cấu tạo nơron và mô tả cấu tạo 1 nơron điển hình?
- Gv: Yêu cầu 1 HS lên chỉ cấu tạo của nơron và cho biết: 
+ Nơron có chức năng gì?
- Gv: Yêu cầu Hs trình bày ý hiểu về cảm ứng, tính dẫn truyền.
- Gv: Đặt vấn đề từ cấu tạo của nơron sang chức năng của nơron.
- GV: Khẳng định kiến thức thông qua tranh chiều lan truyền xung thần kinh trên hình 6.1 và 6.2 (cung phản xạ)
* Lưu ý: xung thần kinh lan truyền theo 1 chiều.
- Gv: Giới thiệu: dựa vào chức năng dẫn truyền, người ta chia nơron thành 3 loại:
àGv phát phiếu học tập, yêu cầu Hs nghiên cứu tiếp Ê SGK kết hợp quan sát H 6.2 để tìm ra sự khác nhau giữa 3 loại nơron?
(Gv treo bảng kẻ phiếu học tập)
- Gv: Tổ chức thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án đúng
à Hướng dẫn Hs trên sơ đồ H 6.2.
- Hs: Ghi nhận thông tin SGK – quan sát hình. Thảo luận nhóm hoàn thiện lệnh SGK vào vở bài tập.
à Mô thần kinh gồm nhiều tế bào thần kinh (nơron).
à Nơron gồm: sợi nhánh, thân chứa nhân, sợi trục, xinap, bao miêlin.
(1 Hs lên bảng gắn chú thích )
- Hs: 1 Hs đại diện lên bảng chỉ trên tranh cấu tạo nơron. 
à Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
- Hs: Trình bày theo ý hiểu của mình. 
- Hs: Ghi nhận: cấu tạo nơron phù hợp với chức năng.
- Hs: Ghi nhận kiến thức
- Hs: Ghi nhận và nghiên cứu tiếp SGK – Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. 
à ..
- Hs: Thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án.
à Quan sát H 6.2 ghi nhận kiến thức.
Kết quả phiếu học tập: Các loại nơron
Các loại nơron
Vị trí
Chức năng
Nơron hướng tâm
(nơron cảm giác)
- Thân nằm bên ngoài TƯ thần kinh
- Truyền xung thần kinh từ cơ quan đến TƯ thần kinh (thụ cảm).
Nơron trung gian
(nơron liên lạc)
- Nằm trong trung ương thần kinh.
- Liên hệ giữa các nơron.
Nơron li tâm
(nơron vận động)
- Thân nằm trong trung ương thần kinh, sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng.
- Truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan phản ứng.
- Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin chuẩn trả lời.
+ Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và li tâm (Ngược chiều).
- Gv: Nhận xét và khẳng định kiến thức àYêu cầu Hs hoàn thiện lệnh vào vở bài tập.
- Gv: Yêu cầu Hs chốt kiến thức phần I.
- Hs: Nghiên cứu bảng thông tin chuẩn trả lời:
à Hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron hướng tâm và li tâm ngược chiều nhau.
- Hs: Ghi nhận và hoàn thiện vở bài tập.
Tiểu kết:
a. cấu tạo nơron gồm:
- Thân: chứa nhân, xung quanh có tua ngắn (sợi nhánh).
- Tua dài (sợi trục): có bao miêlin, tận cùng phân nhánh có cúc ximáp.
b. Chức năng:
- Cảm ứng (SGK)
- Dẫn truyền (SGK)
c. Các loại nơron:
- Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).
- Nơron trung gian (nơron liên lạc).
- Nơron li tâm (nơron vận động).
Nội dung 2: Cung phản xạ
- Gv: Yêu cầu Hs lấy ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống hàng ngày mà em biết?
- Gv: Nhận xét về các ví dụ và khẳng định đó là các phản xạ
à Yêu cầu Hs cho biết:
+ Phản xạ là gì?
+ Hiện tượng cảm ứng ở thực vật (chạm tay vào cây trinh nữ, lá cây cụp lại) có phải là phản xạ không?
+ Nêu sự khác biệt giữa phản xạ ở động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
- Gv: Tổ chức thảo luận toàn lớp thống nhất câu trả lời.
à Yêu cầu Hs hoàn thiện lệnh vào vở bài tập.
- Gv: Thông qua những hiểu biết về phản xạ, yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin SGK tìm hiểu:
+ Thế nào là 1 cung phản xạ?
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát H 6.2 và trả lời câu hỏi lệnh:
+ Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ?
+ Các thành phần của cung phản xạ?
àGv: yêu cầu Hs nêu vai trò từng thành phần?
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát H 6.2 trả lời:
+ Xung thần kinh được dẫn truyền như thế nào?
+ Hãy giải thích phản xạ kim châm vào tay, tay rụt lại?
- Gv: Đặt vấn đề: 
Bằng cách nào trung ương thần kinh có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng kích thích chưa? 
à Gv dẫn dắt vào phần: Cung phản xạ có đường liên hệ ngược tạo thành vòng phản xạ.
- Gv: Đưa ví dụ về vòng phản xạ và giải thích trên sơ đồ H 6.3
à Gv: Yêu cầu Hs đọc Ê mục 3 trả lời
+ Khái niệm vòng phản xạ?
- Gv: Yêu cầu Hs chốt kiến thức.
- Hs: Lấy từ 3-5 ví dụ về phản xạ mà mình biết.
- Hs: Ghi nhận – Thảo luận nhóm và rút ra khái niệm phản xạ.
à Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
àKhông vì thực vật không có hệ thần kinh, đó chỉ là sự thay đổi về sự trương nước của các tế bào gốc lá)
à Phản xạ ở động vật và hiện tượng cảm ứng ở thực vật đều là phản ứng của cơ thể động, thực vật trả lời các kích thích của môi trường nhưng ở động vật có sự điều khiển của hệ thần kinh còn thực vật thì không.
- Hs: Thảo luận toàn lớp thống nhất đáp án à Tự hoàn thiện vào vở bài tập.
- Hs: Đọc và tìm hiểu Ê SGKà Tự rút ra kết luận: 
à Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ưng thần kinh đến cơ quan phản ứng.
- Hs: Quan sát hình 6.2 – Thảo luận nhóm trả lời:
à Có 3 loại nơron tham gia vào cung phản xạ( Nơron hướng tâm, Nơron trung gian. Nơron li tâm).
à Cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian. nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
à Hs: Quan sát H6.2 thảo luận tìm ra vai trò của từng thành phần.
- Hs: Dựa vào H 6.2, lưu ý đường dẫn truyền để trả lời và hoàn thiện vở bài tập.
à.
à.
- Hs: Ghi nhận vấn đề à tìm hiểu về vòng phản xạ.
- Hs: Quan sát H 6.3 và ghi nhận kiến thức.
- Hs: Đọc Ê nêu khái niệm vòng phản xạ.
à.
- Hs: Chốt kiến thức và đọc kết luận cuối bài.
Tiểu kết:
a. Phản xạ
- là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích của môi trường (trong và ngoài) dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
b. Cung phản xạ
- Khái niệm ( SGK)
- 1 cung phản xạ có 3 loại nơron: nơron hướng tâm, trung gian, li tâm.
- Cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm, cơ quan phản ứng.
c. Vòng phản xạ
- Khái niệm (SGK).
* Kết luận chung : SGK/22
C. Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi: 
1. Mời Hs lên chỉ trên sơ đồ câm cấu tạo và chức năng của nơron?
2. Cho Hs dán chú thích vào sơ đồ câm H 6.2 và nêu chức năng của các bộ phận trong phản xạ?
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
1. Học bài và trả lời câu hỏi theo SGK và vở bài tập. 
2. Vẽ sơ đồ cung phản xạ H 6.2 và chú thích.
3. Đọc mục “Em có biết”.
4. Đọc trước bài 7: Bộ xương tìm hiểu về các thành phần chính của bộ xương, các loại xương, khớp xương.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Phản xạ.doc