Tiết 60, Bài 40: Dung dịch - Nguyễn Vũ Như Quỳnh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dich chưa bão hòa.

- Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

2. Kĩ năng:

- Hòa tan nhanh một số chất rắn cụ thể ( đường, muối ăn, thuốc tím, ) trong nước.

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hằng ngày.

II. Trọng tâm:

- Khái niệm về dung dịch.

- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: giáo án, SGK, phương tiện dạy học.

- Hóa chất: nước, đường, muối ăn, xăng, dầu ăn.

- Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.

2. Học sinh: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 60, Bài 40: Dung dịch - Nguyễn Vũ Như Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG CĐSP ĐÀ LẠT
Đoàn TTSP năm 3:Trường THCS Hiệp Thạnh
Tên giáo sinh: Nguyễn Vũ Như Quỳnh
Lớp: Sp Hóa- KTNNK37 Khoa: Tự nhiên
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan
Tuần: 33 Ngày soạn: 26/03/2015
Tiết: 60 Ngày dạy: 31/03/2015
Lớp: 8A3
Bài học: Chương 6 DUNG DỊCH
 BÀI 40: DUNG DỊCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dich chưa bão hòa.
- Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
2. Kĩ năng:
- Hòa tan nhanh một số chất rắn cụ thể ( đường, muối ăn, thuốc tím,) trong nước.
- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hòa với dung dịch chưa bão hòa trong một số hiện tượng của đời sống hằng ngày.
II. Trọng tâm:
- Khái niệm về dung dịch.
- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, phương tiện dạy học.
- Hóa chất: nước, đường, muối ăn, xăng, dầu ăn.
- Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
2. Học sinh: vở ghi, SGK, dụng cụ học tập.
IV. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp thực hành.
V. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp. ( 1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
Câu hỏi: Nêu định nghĩa của muối; cho ví dụ. Gọi tên các chất sau: NaHCO3, HCl, BaSO4, KOH.
Đáp án: 
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Ví dụ: Na2SO4, BaHPO4, 
- NaHCO3: Natri hi đrocacbonat
 HCl: axit clohiđric.
 BaSO4: Bari sunfat
 KOH: Kali hiđroxit.
3. Vào bài mới:
Giới thiệu (1 phút ): Trong các bài học trước chúng ta đã nghe qua từ dung dịch nhiều lần. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua chương 6: dung dịch. Trong thí nghiệm hóa học hoặc trong đời sống hằng ngày các em thường hòa tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có những dung dịch đường, muối,Vậy dung dịch là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay bài 40: DUNG DỊCH
 Bài mới: 
Hoạt động 1 (12 phút): Tìm hiểu dung môi- chất tan- dung dịch.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh làm thí nghiệm 1. 
- Chiếu cách tiến hành thí nghiệm 1 trên bảng: Cho 1 thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ.
- Hỏi: Em hãy nhận xét hiện tượng sau khi làm thí nghiệm?
- Thí nghiệm 1, khi đường hòa tan trong nước và không phân biệt được đâu là nước, đâu là đường. Ta nói: Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch.
- Hỏi: Dung dịch nước đường là hỗn hợp đồng nhất. Vậy, theo em hỗn hợp đồng nhất là gì?
- Cho học sinh làm thí nghiệm 2.
- Chiếu cách tiến hành lên bảng: cho một thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ ăn vào cốc thứ nhất đựng xăng hoặc dầu hỏa, vào cốc thứ 2 đựng nước, khuấy nhẹ.
- Hỏi: Em hãy nhận xét hiện tượng sau khi làm thí nghiệm.
- Ở thí nghiệm 2, xăng hòa tan được dầu ăn tạo thành dung dịch. Nước không hòa tan được dầu ăn. Ta nói: Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn.
- Hỏi: Qua thí nghiệm và nhận xét trên em hãy cho biết dung môi là gì? Chất tan là gì? Dung dịch là gì?
- Chốt ý, ghi bảng.
- Hỏi: Em hãy cho ví dụ về dung dịch chỉ rõ dung môi, chất tan trong mỗi dung dịch đó?
- HS làm thí nghiệm.
-Đường tan trong nước tạo thành nước đường, không phân biệt được đâu là đường đâu là nước.
- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp không phân biệt được đâu là chất tan đâu là dung môi.
- HS làm thí nghiệm.
- Xăng hòa tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất, nước không hòa tan được dầu ăn (dầu ăn nổi lên trên nước).
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan các chất để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Nước muối : dung môi là nước, chất tan là muối.
I. Dung môi- chất tan- dung dịch.
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan các chất để tạo thành dung dịch.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
-VD : Nước muối : dung môi là nước, chất tan là muối.
Hoạt động 2 (11 phút): Tìm hiểu dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh làm thí nghiệm : Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. 
- Hỏi : Nhận xét hiện tượng ?
- Dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm đường ( chất tan) ta gọi là dung dịch đường chưa bão hòa. 
- Dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường (chất tan) ta gọi là dung dịch đường bão hòa.
-Hỏi : Thế nào là dung dịch bão hòa ? Chưa bão hòa ?
- Chốt ý ghi bảng.
- Thảo luận nhóm (2 phút) : Ở nhiệt độ 200C, 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường ; 3,6 g muối ăn. 
Hỏi : Cần khối lượng đường, muối là bao nhiêu để tạo ra dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa với 10g nước? 
- HS làm thí nghiệm.
-Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường. Ở giai đoạn sau ta thu được dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường.
- Ở một nhiệt độ xác định :
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch chưa bão hòa : nhỏ hơn 20g (19, 18,..) và nhỏ hơn 3,6g ( 3,5...)
- Dung dịch bão hòa : lớn hơn hoặc bằng 20g và lớn hơn hoặc bằng 3,6 g (20,1 và 3,7...)
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa.
- Ở một nhiệt độ xác định :
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Hoạt động 3 (12 phút): Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Cho học sinh làm thí nghiệm : Cho 4 cốc đựng muối ăn chứa 10ml nước và một lượng muối như nhau.
+ Cốc 1 : để yên.
+ Cốc 2 : khuấy đều.
+ Cốc 3 : đun nóng.
+ Cốc 4 : muối ăn đã nghiền nhỏ.
- Hỏi : Em hãy nhận xét hiện tượng xảy ra ?
- Vậy để đẩy nhanh quá trình hòa tan chất rắn trong nước ta nên thực hiện những biện pháp nào ?
- Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hòa tan chất rắn diễn ra nhanh hơn ?
- Vì sao khi đun nóng dung dịch quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ?
- Vì sao khi nghiền nhỏ chất rắn quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ?
- Chốt ý, ghi bảng.
- HS làm thí nghiệm.
- + Cốc 1 : tan chậm
 + Cốc 4 : tan nhanh hơn cốc 1
 + Cốc 2,3 : tan nhanh hơn cốc 1,4. 
- Khuấy dung dịch, đun nóng dung dịch, nghiền nhỏ dung dịch.
- Vì khi khuấy dung dịch sẽ tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và phân tử nước, do đó chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.
- Vì khi đun nóng dung dịch, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt của chất rắn.
- Khi nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với phân tử nước nên quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn.
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn xảy ra nhanh hơn ?
- Thực hiện 1,2 hoặc cả 3 biện pháp sau :
+ Khuấy dung dịch.
+ Đun nóng dung dịch.
+ Nghiền nhỏ chất rắn.
4. Củng cố ( 3 phút)
Câu hỏi 1: Chọn câu đúng.
Trong các chất sau chất nào là chất tan của nước ?
a. Cát 
b. Dầu ăn 
c. Muối ăn 
d. Xăng.
Đáp án : b
Câu hỏi 2: Chọn câu đúng.
Hỗn hợp nào sau đây không phải là dung dịch :
a. Xăng, dầu ăn.
b. Nước, muối ăn.
c. Đường, nước.
d. Dầu ăn, nước
Đáp án : d
Câu hỏi 3 : Chọn đúng, sai :
Dung môi của dầu ăn là :
a. Nước. S
b. Nước đường. S
c. Xăng. Đ
d. Dầu hỏa. Đ
e. Nước muối. S
5. Dặn dò (1 phút)
- Làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới bài 41: Độ tan.
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..
Điểm:./10 Xếp loại:..
 Hiệp Thạnh, ngày., tháng,.., năm 20
 GIÁO SINH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký và ghi rõ họ tên )

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 40. Dung dịch - Trần Thị Lan - Trường THCS Hiệp Thạnh.doc