Tiết 61, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch.

- HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm .

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Tranh hình 56.1, 56.2, 56.3 , bảng phụ .

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1541Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 61, Bài 56: Cây phát sinh giới động vật - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 31	 Ngaøy soạn: 01/04/2013
Tieát 61	 Ngaøy dạy: 04/04/2013 	 
Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hoá thạch.
- HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm .
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Tranh hình 56.1, 56.2, 56.3 , bảng phụ . 
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính?
3. Hoạt động dạy – học	
*Vào bài:(1 phút) Chúng ta đã học qua các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống, thấy được sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng. Song giữa các ngành động vật đó có quan hệ với nhau như thế nào?
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
35’
- Yêu cầu học sinh:
Nghiên cứu SGK, quan sát tranh, hình 182 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau?
- Yêu cầu HS: 
+ Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay.
+ Đánh dấu đặc điểm của chim cổ giống bò sát và chim ngày nay.
- Những đặc điểm giống và khác nhau nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật?
- GV bổ sung và chứng minh :
 Lưỡng cư có nguồn gốc từ cá vây chân cổ.
CM : Lưỡng cư cổ có đặc điểm giống cá vây chân cổ : vây đuôi, di tích nắp mang, thân có vảy. Nòng nọc giống cá.
-Bò sát có nguồn gốc từ lưỡng cư cổ.
CM : Bò sát cổ có đặc điểm giống lưỡng cư cổ : có 1 đốt sống cổ, tim 3 ngăn.
- Chim có nguồn gốc từ bò sát cổ.
CM : Chim cổ có đặc điểm giống bò sát cổ : hàm có răng, có đuôi dài, ngón có vuốt.
- Thú có nguồn gốc từ bò sát cổ.
CM : Thú giống bò sát cổ : chi nằm ngang, đẻ trứng.
.
- Cá nhân tự đọc thông tin mục bảng, quan sát các hình 56.1; 56.2 trang 182-183 SGK.
+ Di tích hoá thạch cho biết quan hệ các nhóm động vật.
+ Lưỡng cư cổ – cá vây chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang.
+ Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi, 5 ngón.
+ Chim cổ giống bò sát: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt.
+ Chim cổ giống chim hiện nay: có cánh, lông vũ.
+ Nói lên nguồn gốc của động vật.
VD: Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của ếch nhái.
+Lưỡng cư có nguồn gốc từ cá vây chân cổ.
+ Chim có nguồn gốc từ bò sát cổ.
-HS lắng nghe
1. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật.
- Di tích hoá thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay.
- Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng.
4. Củng cố (4 phút)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Dặn dò(1 phút
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước phần 2: cây phát sinh giới sinh vật
6.Rút kinh nghiệm:
Tuaàn 31	 Ngaøy soạn: 01/04/2013
Tieát 62	 Ngày dạy:06/04/2013 	 
Bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT(tt)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
 - Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật – cây phát sinh giới động vật.
- HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm .
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Tranh hình 56.1, 56.2, 56.3 , bảng phụ . 
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Trình bày mối quan hệ giữa các nhóm động vật?
3. Hoạt động dạy – học	
Hoạt động : Cây phát sinh giới động vật
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
35’
-- GV giảng: những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau.
- GV yêu cầu: HS quan sát hình, đọc SGK, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:
- Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
- Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
- Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó?
- Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
-Thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Ruột khoang hơn hay ngành Giun đốt hơn? 
- Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?
- GV hỏi: Tại sao ngày nay vẫn còn tồn tại những động vật có cấu tạo phức tạp như động vật có xương sống bên cạnh động vật nguyên sinh có cấu tạo rất đơn giản ?
-Khi nhìn cây phát sinh chúng ta biết được điều gì?
? hiện nay số lượng ĐV như thế nào?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ ĐV?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân HS tự đọc thông tin trong SGK và quan sát hình 56.3 trang 183.
- Thảo luận nhóm, yêu cầu nêu được:
+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật.
+ Nhóm có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc có quan hệ họ hàng gần hơn nhóm ở xa.
+ Vì kích thước trên cây phát sinh lớn thì số loài đông.
+ Chân khớp có quan hệ gần với thân mềm hơn.
+Thân mền có quan hệ với ngành Giun đốt gần hơn.
+ Chim và thú gần với bò sát hơn các loài khác.
+Khi một nhóm động vật mới xuất hiện, chúng phát sinh biến dị cho phù hợp với môi trường và dần dần thích nghi. Ngày nay do khí hậu ổn định, mỗi loài tồn tại có cấu tạo thích nghi riêng với môi trường.
-Cây phát sinh phản ánh:
+ Mức độ quan hệ giữa các nhóm động vật 
+ Quá trình tiến hoá của các nhóm động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Biết được số lượng của các nhóm động vật
- HS liên hệ trả lời.
2. Cây phát sinh giới động vật
-Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp: từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện tới hoàn thiện.
- So sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
4. Củng cố (4 phút)
- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?
(Cá voi có quan hệ họ hàng với hươu sao)
-Đà điểu có quan hệ họ hàng gần với cá chép hơn hay dơi hơn?
(Đà điểu có quan hệ họ hàng với dơi)
-Hãy chọn một câu sai:	
* Cây phát sinh giới động vật thể hiện:
 a. Quan hệ nguồn gốc của các loài động vật
 b. Quan hệ họ hàng của các loài động vật
 c. Số lượng cá thể của mỗi loài động vật
 d. Số lượng loài động vật
5. Dặn dò(1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài: Đa dạng sinh học
6.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 56. Cây phát sinh giới Động vật (2).doc