Tiết 64, Bài 58: Đa dạng sinh học (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013

1. Kiến thức :

- Học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật.

- Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. ý nghĩa của việc bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập nhóm.

- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm giảm đa dạng sinh học.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa, những lợi ích của đa dạng sinh học; về nguy cơ suy giảm và nhiệm vụ bảo vệ sự đa dạng sinh học là của toàn dân.

- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, suy luận.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1773Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 64, Bài 58: Đa dạng sinh học (Tiếp theo) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 32	 Ngaøy soạn: 05/04/2013
Tieát 64	 Ngaøy giảng: 13/04/2013 	 
Bài 58: ĐA DẠNG SINH HỌC (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi loài sinh vật.
- Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. ý nghĩa của việc bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập nhóm. 
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm giảm đa dạng sinh học. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa, những lợi ích của đa dạng sinh học; về nguy cơ suy giảm và nhiệm vụ bảo vệ sự đa dạng sinh học là của toàn dân. 
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, suy luận. 
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Tư liệu về đa dạng sinh học. 
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.(1/)
2. Kiểm tra bài cũ: (4/)
 	- Trình bày sự đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng?
3. Hoạt động dạy – học	
Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác với các môi trường khác như thế nào?
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
(12/)
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nội dung bảng 189, theo dõi ví dụ trong một ao thả cá.
VD: nhiều loài cá sống trong ao, có loài kiếm ăn ở tầng nước mặt (cá mè) một số loài kiếm ăn ở tầng đáy (trạch, cá quả) một số sống ở đáy bùn (lươn). Thảo luận và trả lời:
- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào?
- Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau?
- Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong cùng một ao?
- Tại sao số lượng loài phân bố một nơi lại có thể rất nhiều?
- GV đánh giá ý kiến của các nhóm.
- Vì sao số lượng loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin trong bảng ghi nhớ kiến thức về các loài rắn.
- Chú ý các tầng nước khác nhau trong ao.
- Thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành câu trả lời.
- Yêu cầu nêu được:
+ Đa dạng thể hiện ở số loài rất nhiều.
+ Các loài cùng sống tận dụng được nguồn thức ăn.
+ Chuyên hoá, thích nghi với điều kiện sống.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Do động vật thích nghi được với khí hậu ổn định.
I.Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
- Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.
- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học.
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
 (10/)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi:
- Sự đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm?
- GV cho các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau:
- Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá gì đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước?
- GV thông báo thêm:
+ Đa dạng sinh học là điều kiện đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường, hình thành khu du lịch.
+ Cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển oxi, giảm xói mòn.
+ Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu.
- Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK trang 190 và ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, yêu cầu nêu được giá trị từng mặt của đa dạng sinh học.
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.
+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.
+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
- HS nêu được: giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới.
VD: Cá basa, tôm hùm, tôm càng xanh
II.Những lợi ích của đa dạng sinh học.
- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.
Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học 
và việc bảo vệ đa dạng sinh học
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
(13/)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết thực tế, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới?
- Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học?
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào?
- GV cho các nhóm trao đổi đáp án, hoàn thành câu trả lời.
- GV liên hệ thực tế:
- Hiện nay chúng ta đã và sẽ làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK trang 190, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm nêu được:
+ Ý thức của người dân: đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
+ Nhu cầu phát triển của xã hội; xây dựng đô thị, lấy đất nuôi thuỷ sản
+ Biện pháp: giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật, cấm săn bắn, chống ô nhiễm
+ Cơ sở khoa học: động vật sống cần có môi trường gắn liền với thực vật, mùa sinh sản.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nghiêm cấm bắt giữ động vật quý hiếm.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Nhân nuôi động vật có giá trị...
III.Nguy cơ suy giảm đadạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học
- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
+ Cấm săn bắt động vật hoang dã.
+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
+ Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
4. Củng cố : (4/)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
5. Dặn dò: (1/)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học trên đài báo.
- Đọc trước bài 59
6.Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo).doc