Tiết 66, Bài 54: Polime (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được:

- Khái niệm về chất dẻo, cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống, sản xuất

2. Kỹ năng:

- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,. từ các monome.

- Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả.

- Phân biệt một số vật liệu polime.

- Tính toán được khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp

3. Thái độ: - Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn. Tự giác tích cực

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: - Một số mẫu vật tranh ảnh một số sản phẩm chế tạo từ polime.

2. HS: - Sưu tầm một số đồ dùng, dụng cụ về chất dẻo, tơ sợi, cao su, ôn tập các bài học: etilen, tinh bột, xenlulozơ .

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 66, Bài 54: Polime (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66: Ngày soạn://2011.
Bài 54: POLIME(tiếp theo)
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Định nghĩa, câu tạo, phân loại polime...
- Khái niệm về chất dẻo, cao su, tơ sợi...
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về chất dẻo, cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống, sản xuất
2. Kỹ năng: 
- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,... từ các monome.
- Sử dụng bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả.
- Phân biệt một số vật liệu polime.
- Tính toán được khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp
3. Thái độ: - Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn. Tự giác tích cực
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Một số mẫu vật tranh ảnh một số sản phẩm chế tạo từ polime.
2. HS: - Sưu tầm một số đồ dùng, dụng cụ về chất dẻo, tơ sợi, cao su, ôn tập các bài học: etilen, tinh bột, xenlulozơ ...
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? Polime là gì? Nêu 5 hợp chất polime? Polime có những tính chất gì?
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Hiện nay trong đời sống cũng như trong kĩ thuật Polime đóng một vai trò hết sức quan trọng, chúng được ứng dụng dưới các dạng khác nhau và phổ biến nhất là: Chất dẻo, tơ sợi, và cao su. Để hiểu rõ hơn về 3 ứng dụng này ...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(12’)
- GV cho HS Q/s 1 số vật dụng chế tạo từ chất dẻo, mô tả cách chế tạo các v.dụng đó.
? Chất dẻo là gì?
? Tính dẻo là gì?
? Tại sao các vật liệu chất dẻo có màu sắc, độ bền, hoặc mùi khác nhau?
- GV giới thiệu thêm về thành phần.
? Sử dụng các chất phụ gia nhiều có tác hại không? (GV lưu ý vấn đề gây độc hại đối với chất phụ gia)
? Sử dụng các sản phẩm làm từ chất dẻo có những đặc tính gì so với các sản phẩm bằng kim loại, sành sứ?
II. ỨNG DỤNG CỦA POLIME 
I. Chất dẻo là gì?
1. Khái niệm:
- Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime có tính dẻo.
* Tính dẻo: Khi ép chất dẻo vào khuôn ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu được các vật phẩm có hình dạng xác định.
2. Thành phần: - Chủ yếu là polime.
- Ngoài ra còn có: chất hoá dẻo, chất độn, chất phụ gia.
* Lưu ý: chất phụ gia gây độc, gây mùi...
3. Đặc tính:
- Nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt tốt, dễ gia công ...
b. Hoạt động 2: (10’)
- GV cho HS quan sát một số loại tơ.
? Tơ là gì?
- GV giới thiệu cách phân loại, và nêu 1 số ví dụ về các loại tơ.
? Sử dụng tơ nhân tạo (hoá học) có những ưu điểm gì?
II. Tơ là gì?
1. Khái niệm:
- Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo thành sợi.
2. Phân loại:
- Tơ thiên nhiên: có sẵn: tơ tằm, sợi bông, sợi đay.
- Tơ hoá học:
+ Tơ nhân tạo: Chế biến hoá học từ các polime thiên nhiên (tơ visco, tơ axetat ...)
+ Tơ tổng hợp: Chế tạo từ chất đơn giản: Tơ nilon -6.6, tơ capron ...
3. Đặc tính: Tơ hóa học có nhiều ưu điểm: bền, đẹp, giặt dễ sạch, phơi mau khô ...
c. Hoạt động 3: (10’)
- GV cho HS quan sát một số mẫu cao su, kể tên các vật dụng chế tạo từ cao su, làm thí nghiệm về sự đàn hồi của cao su.
? Cao su là gì?
- GV giới thiệu cách phân loại về cao su.
- Trong thực tế chúng ta sử dụng những sản phẩm nào được làm từ cao su?
? Những sản phẩm đó có những đặc tính gì của cao su?
III. Cao su là gì?
1. Khái niệm:
- Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi. (Nó bị biến dạng dưới tác dụng của lực và trở lại dạng ban đầu khi lực đó không tác dụng nửa).
2. Phân loại:
- Cao su thiên nhiên: (mũ cây cao su)
- Cao su tổng hợp: phổ biến là cao su buna.
c. Đặc tính: 
- Không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòi, cách điện tốt nên được ứng dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực.
IV. Củng cố: (3’) 
- GV gọi 1 HS đọc mục “Em có biết”: “Vua chất dẻo” ở SGK – 164, 165.
- Hãy kể tên các sản phẩm ứng dụng trong gia đình được chế tạo từ polime?
V. Dặn dò: (3’)
- Về nhà học bài cũ.
- Làm các bài tập: 5 (SGK - 165).
- Ôn tập lại tính chất của Glucozơ, saccarozơ, tinh bột để giờ học sau thực hành.
- Kẽ sẵn bảng tường trình thí nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 54. Polime (2).doc