Tiết 7, Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiếp theo)

I. Mục tiêu tiết học

1. Kiến thức

- HS hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

- Biết mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối, sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.

2. Kĩ năng

- Biết sử dụng bảng 1 (SGK tr.42)

Tìm kí hiêu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố

Biết nguyên tử khối hoặc biết số proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.

- HS rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hóa học, đồng thời rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 7, Bài 5: Nguyên tố hóa học (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7	Ngày soạn:.............
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tt)
Mục tiêu tiết học
Kiến thức
HS hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
Biết mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối, sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
Kĩ năng
Biết sử dụng bảng 1 (SGK tr.42)
Tìm kí hiêu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố
Biết nguyên tử khối hoặc biết số proton thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.
HS rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hóa học, đồng thời rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.
Thái độ
Yêu thích môn học.
Chuẩn bị
Bảng 1 SGK tr42
Tiến trình tiết học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ (15 phút)
Nêu định nghĩa nguyên tố hóa học? Viết KHHH của các nguyên tố sau: nhôm, canxi, kẽm, magie, bạc, sắt, đồng, photpho, clo, lưu huỳnh
Chữa bài tập 1 SGK tr 20
Chữa bài tập 3 SGK tr 20
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
II.Nguyên tử khối
Người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắc là đvc
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đvC.
Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy có thể dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tử nào.
Hoạt động 1: Nguyên tử khối
GV: Thuyết trình
Nguyên tử khối có khối lượng vô cùng nhỏ, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ, không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắc là đvc
GV: Đưa ra VD
Khối lượng của một nguyên tử hidro bằng 1 đvC (quy ước viết là H = 1 đvC)
Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 12 đvC (quy ước viết là: C = 12 đvC)\
Khối lượng của một nguyên tử oxi là: O = 16 đvC
HS: Ghi vào vở
GV: Thông báo
Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất?
Nguyên tử cacbo,nguyên tử oxi nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử hidro?
HS: Nghe và trả lời
GV: Thuyết trình
Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử.
Người ta gọi khối lượng này là nguyê tử khối.
GV: Hỏi
Vậy nguyên tử khối là gì?
HS: Trả lời
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đvC.
GV: Hướng dẫn
Tra bảng 1 SGK tr42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố.
GV: Thuyết trình
Mỗi nguyên tố đều có một nguyên tử khối riêng biệt. Vì vậy có thể dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tử nào.
HS: Lắng nghe
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1
Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hidro. Em hãy tra bảng 1 SGK tr 42 và cho biết
R là nguyên tố nào?
Số p và số e trong nguyên tử
HS: Suy nghĩ và làm bài tập ra nháp (khoảng 2 phút)
GV: Hướng dẫn bài tập 1
Muốn xác định được R là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố R?
Với dữ kiện đề bài trên, ta có thể xác định được số p trong nguyên tố R không?
HS: Trả lời
GV: Vậy ta phải xác định nguyên tử khối của nguyên tố R. Em hãy tra bảng 1 SGK tr 42 cho biết tên, KHHH, số p, số e của nguyên tố R.
HS: Tính nguyên tử khối của nguyên tố R, sau đó tra bảng 1.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2
Bài tập 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 proton trong hạt nhân. Em hãy xem bảng 1 SGK tr 42 và trả lời các câu hỏi sau:
Tên và KHHH của X?
Số e trong nguyên tử của nguyên tố X?
Nguyên tử X nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử hidro, nguyên tử oxi?
HS: Suy nghĩ làm vào nháp (khoảng 2 phút)
GV: Hướng dẫn làm bài tập 2
Em hãy tra bảng 1 và cho biết X là nguyên tố nào
Số e trong nguyên tử X
So sánh nguyên tử khối của X với hidro và oxi.
HS: Làm bài tập 2 vào vở.
Hoạt động 2: Củng cố
GV: Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm
HS: Đọc phần đọc thêm.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để làm bài tập 3
Bài tập 3: Hoàn thành bảng sau
TT
Tên N tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Số n
Tổng số hạt
NTK
1
Flo
10
2
19
20
3
12
36
4
3
4
GV: Yêu cầu các nhóm chấm chéo nhau và đưa ra bảng đúng.
Hoạt động 3: Dặn dò
BTVN:4,5,6,7,8 SGK tr 20 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Nguyên tố hóa học.doc