Tiết 87: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- Học sinh có kỹ năng vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép tính hợp lý, nhất là khi nhân nhiều phân số.

- Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.

II. CHUẨN BỊ :

GV: Giáo án + sgk, máy chiếu.

HS: Bút dạ, đọc bài trước.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2428Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 87: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 87: 
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết các tính chất cơ bản của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
- Học sinh có kỹ năng vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép tính hợp lý, nhất là khi nhân nhiều phân số.
- Có ý thức quan sát đặc điểm các phân số để vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân phân số.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Giáo án + sgk, máy chiếu.
HS: Bút dạ, đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã được học về phép nhân phân số. Tuy nhiên nếu chỉ biết quy tắc nhân phân số thôi thì chưa đủ. Để việc tính toán các bài toán liên quan đến phép nhân phân số được thuận lợi và nhanh chóng chúng ta cần phải tìm hiểu xem phép nhân phân số có những tính chất gì và vận dụng chúng như thế nào vào việc giải toán. 
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các tính chất của phép nhân phân số. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra:
GV: Gọi 1 HS lên bảng viết các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên dưới dạng tổng quát.
GV: Nhận xét và ghi điểm
GV: Các tính chất trên có tác dụng gì trong việc giải toán?
*) Nếu HS không trả lời được thì gv cho ví dụ sau để gợi ý :
Tính: 2.13.5
*) Nếu HS trả lời được là tính nhanh thì gv yêu cầu hs cho ví dụ minh họa. 
GV: Phép nhân phân số cũng có các tính chất cơ bản như các tính chất cơ bản của phép nhân các số nguyên.
HS: 
- Giao hoán: a.b=b.a
- Kết hợp: (a.b).c= a. (b.c)
- Nhân với 1: a.1=1.a = a
- Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: 
 a(b+c) = ab+ac
( Có thể HS viết không theo thứ tự này)
HS: Tính nhanh.( Có thể HS không trả lời được)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Các tính chất:
a). Tính chất giao hoán:
 . = ?
b). Tính chất kết hợp:
c). Nhân với số 1
.1= ?
d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
. + =?
GV: Lưu ý học sinh viết theo chiều ngược lại của tính chất này.
Chúng ta vận dụng các tính chất mà chúng ta vừa học để giải các bài tập sau.
 Hoạt động 3- Vận dụng:
GV: Chiếu ví dụ trong sgk lên màn hình.
Sau khi cho HS đọc VD trong thời gian 2 phút. 
GV hỏi: Các em có hiểu bài toán này người ta giải như thế nào và vận dụng những tính chất gì không?
GV: Qua ví dụ này chúng ta thấy khi nhân nhiều phân số người ta đã vận dụng các tính chất trên để thực hiện phép toán một cách hợp lý. 
Vậy bây giờ chúng ta hãy vận dụng các tính chất mà chúng ta vừa học để làm các bài tập sau:
?2/SGK.
GV: Chiếu nội dung câu hỏi lên màn hình. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, cô sẽ chấm điểm cho những em nào làm nhanh nhất.
GV: Chọn 3 hoặc 4 bài nhanh nhất chiếu lên màn hình cho HS khác nhận xét và đánh giá.
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Chiếu kết quả lên màn hình.
GV: Lưu ý trường hợp câu C các em đã vận dụng cách viết ngược lại của tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
HS trả lời: 
. = .
HS trả lời: 
HS trả lời: 
.1= 1. = 
HS trả lời: 
. + = . +.
HS tự nghiên cứu ví dụ.
HS: Dòng 1: Tính chất giao hoán.
Dòng 2: Tính chất kết hợp.
Dòng cuối: Nhân với số 1.
HS cả lớp làm vào vở
HS cả lớp theo dõi và góp ý.
1. Các tính chất:
a). Tính chất giao hoán:
 . = .
b). Tính chất kết hợp:
c). Nhân với số 1
.1= 1. = 
d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
. + = . +.
2.Áp dụng: Tính tích: 
Giải: Ta có:
?2/sgk: Hãy vận dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính giá trị các biểu thực sau:
 với 
Hoạt động 4: Luyện tập, Củng cố.
*) Bài tập 75(SGK39):
GV chiếu nội dung bài tập lên màn hình cho HS hoạt động nhóm 2. Sau 1 phút lần lượt các nhóm trả lời kết quả (Khi làm các em lưu ý đến tính chất giao hoán).
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
*) Củng cố kiến thức bằng trò chơi ô chữ bí mật. 
Tên 1 nhà Toán học nổi tiếng của nước ta ở thế kỷ 15. Tên của ông có 5 chữ cái, dưới mỗi ô số là 1 chữ cái và nhiệm vụ của mỗi nhóm là mở được 1ô. Khi mở được 1 ô chúng ta sẽ tìm được 1 chữ cái.
Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm được chọn 1 ô chữ.
1) Áp dụng tính chất nào để viết: .
A. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
V. Tính chất giao hoán.
Y. Nhân với số 1.
Z. Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
2) Áp dụng tính chất nào để viết 
A. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
B. Tính chất giao hoán.
U. Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
Y. Nhân với số 1.
3) Áp dụng tính chất nào để viết 
H. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
B. Tính chất giao hoán.
HS: Hoạt động nhóm 2 
HS chọn: V. Tính chất giao hoán.
HS chọn: U- Tính chất giao hoán và kết hợp.
HS chọn: H- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
HS chọn: Ư : M = -2
HS Chọn: U- cả 3 cách đều đúng.
Vũ Hữu.
Bài tập 75(SGK39):
GV: Chiếu kết quả lên màn hình.
K. Tính chất giao hoán và tính chất chất kết hợp.
T. Nhân với số 1.
4) Tính giá trị của biểu thức: 
 với 
H: M = -1
O: M = 2
Ư: M =-2
5) Trong các cách viết sau cách viết nào đúng.
U. Cả 3 cách trên đều đúng.
Qua trò chơi ô chữ chúng ta đã tìm ra được nhà Toán học nào?
GV: Giới thiệu sơ qua về nhà Toán học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của phép nhân phân số vào giải bài tập.
Làm các bài tập 74, 76, 77 sgk.
Làm các bài tập 89, 90,91, 92, 93 SBT.
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Tính chất cơ bản của phép nhân phân số (3).doc