Tiết 9, Bài 11: Biểu diễn ren - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.

- Biết được quy ước vẽ ren.

- Rèn kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị tranh vẽ và mẫu vật của bài học.

HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 11- SGK. Tìm và quan sát các chi tiết có ren.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Nêu khái niệm hình cắt, tác dụng của hình cắt?

? Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết?

 

doc 28 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 9, Bài 11: Biểu diễn ren - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên gọi: Bộ vòng đai.
Tỉ lệ: 1:2.
NơI sản xuất: Nhà máy cơ khí Hà Nội.
Bảng kê.
TT
Tên gọi
S.lượng
Vật liệu
1
Bộ vòng đai.
2
Thép
2
Đai ốc.
2
Thép
3
Vòng đệm.
2
Thép
4
Bulông.
2
Thép
Hình biểu diễn.
Hình chiếu bằng có sử dụng hình cắt riêng phần.
Hình chiếu bằng.
Kích thước.
Kích thước chung: 140, 50, 78.
- Kích thước lắp: M10.
Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết: 50, 110. 
Phân tích chi tiết.
1- Đai ốc, 2- Vòng đệm, 3- Vòng đai, 4- Buông.
Tổng hợp.
Trình tự tháo: 2-3-4-1
Trình tự lắp: 1-4-3-2.
Công dụng: Ghép các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác.
4- Củng cố.
- Gv yêu cầu học sinh đọc lạibản vẽ lắp: Bộ vòng đai.
- Đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thành câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 14.
.
Tiết 12.
Tuần 6.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 14: Thực hành.
đọc bản vẽ lắp đơn giản.
A- Mục tiêu.
- Đọc được bản vẽ lắp bộ ròng rọc và hình thành kĩ năng đọc băn vẽ.
- Rèn tác phong làm việc theo một quy trình công nghệ.
- Ham thích tìm hiểu bản vẽ cơ khí.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh vẽ bộ ròng rọc.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 14 SGK, ôn lại trình tự đọc bản vẽ.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? So sánh nội dung của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp? bản vẽ lắp dùng để làm gì?
? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp? Đọc bản vẽ: Bộ vòng đai?
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Giới thiệubài.
	Trong quá trình tìm hiểu môn học vẽ kĩ thuật, chúng ta phải tìm hiểu thông qua các bản vẽ đẻ tìm hiểu về cấu tạo, cách vận hành máy móc thiết bị. Vì vậ việc đọc bản vẽ lắp có tầm quan trọng rất lớn. Để hình thành kĩ năng đọcbản vẽ lắp chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản.
	Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
Gv gọi học sinh đọc nội dung thực hành.
GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung bản vẽ: Bộ ròng rọc.
? Nêu tên gọi của sản phẩm? Tỉ lệ bản vẽ? Nơi sản xuất ra chi tiết?
? Nêu tên gọi và số lượng các chi tiết trong sản phẩm? 
? Bản vẽ bộ ròng rọc sử dụng những hình biểu diễn gì?
? Các kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết điều gì?
? Nêu vị trí các chi tiết trong ban rvẽ?
? Em hãy nêu trình tự tháo lắp và công dụng của ròng rọc?
Đọc khung tên.
Tên gọi: Bộ ròng rọc.
Tỉ lệ: 1:2.
Nơi sản xuất: nhà máy cơ khí Hà Nội.
Đọc bảng kê.
Bánh ròng rọc-1- Chất dẻo.
Trục - 1- Thép.
Móc treo-1- Thép.
Giá-1- Thép.
Hình biểu diễn.
Hình chiếu đứng có sử dụng hình cắt riêng phần.
Hình chiếu cạnh.
Kích thước.
Kích thước chung: 75; 100; 40.
Đường kính rãnh: 60. 
Phân tích chi tiết.
- Chi tiết 1 bánh ròng rọc ở giữa lắp với chi tiết trục 2 trục được lắp với giá chữ U 4.Móc treo 3 ở phía trên lắp với giá chữ U
Tổng hợp.
Trình tự tháo lắp:
+ Dũa 2 đầu trục, tháo cụm 2-1, sau đó dũa móc treo tháo cụm 3-4.
+ Lắp cụm 3-4 và tán đầu móc treo và lắp cụm 2-4 và tán 2 đầu trục.
- Công dụng: Nâng vật lên cao.
4- Củng cố.
- GV nhận xét bài thực hành và hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu cảu bài học.
- GV thu và chấm một số bài thực hành.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Tìm và quan sát cấu tạo của bộ ròng rọc và công dụng của nó trong thực tế.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 15: Bản vẽ nhà.
.
Hết tuần 6
Tiết 13.
Tuần 7.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 15.
Bản vẽ nhà.
A- Mục tiêu.
- Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
- Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phậndùng trên bản vẽ nhà.
- Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bản vẽ H15.1 và bảng kí hiệu quy ước một số bộ phậncủa ngôI nhà.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 15 SGK. Tìm hiểu, quan sát các vị trí của các bộ phận trong ngôi nhà.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? GV gọi 2 học sinh lên bảng đọc bản vẽ: Bộ ròng rọc. 
3- Bài mới.
	Hoạ động 1: Nội dung bản vẽ nhà.
GV treo tranh vẽ hình 15.1 và hình 15.2 yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
? Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Diễn tả mặt nào?
? Mặt bằng có mặt phẳng cắt cắt qua những bộ phận nào của ngôi nhà? Diễn tả bộ phận nào của ngôi nhà?
? Mặtphẳng cắt song song với mặt phẳng nào của ngôi nhà? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
? Cac kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì? Kích thước của ngôi nhà, kích thước từng phòng, từng bộ phận của ngôi nhà?
 Học sinh thảo luận và trả lời lần lượt từng câu hỏi.
GV nhận xét và kết luận chung.
Mặt đứng có hướng chiếu từ trước tới diễn tả mặt chính, lan can của ngôi nhà.
Mặt phẳng cắt đi qua các cửa và song song với nền nhà. Diễn tả vị trí , kích thước các tường , vách, cửa ra vào, cửa sổ, kích thước chiều dài, chiều rộng của các phòng và của cả ngôi nhà.
Mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh diễn tả vị trí cột kèo kết cấu tường, vách, móng nhà và kích thước mái nhà, các phòng, móng nhà theo chiều cao.
Kích thước ghi trên bản vẽ cho ta biết kích thước chung của ngôi nhà: (6300X4800X4800) và kích thước của từng phòng:
+ Phòng sinh hoạt chung: (4800X2400)+(2400X600).
+ Phòng ngủ: 2400X2400.
+ Kích thước từng bộ phận:
Hiên: 1500X2400
Nền cao: 2700.
Mái cao: 1500.
	Hoạt động 2: Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà.
GVyêu cầu học sinh đọc bảng 15.1 và giải thích trong mục ghi trong bảng:
? Kí hiệu cửa đi một cánh và hai cánh diễn tả trên hình biểu diễn nào?
? Kí hiệu của cửa sổ đơn và cửa sổ kép mô tả cửa sổ trên hình biểu diễn nào?
Kí hiệu cầu thang mô tả cầu thang trên hình biểu diễn nào?
Các kí hiệu được mô tả trên hình chiếu bằng 
Biểu diễn trên mặt phẳng chiếu cạnh mặt phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu bằng.
	Hoạt động 3: Cách đọc bản vẽ nhà.
Gv treo tranh vẽ hình 15.1 và hình 15.2 rồi hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ nhà.
? Nêu tên gọi của ngôi nhà và tỉ lệ của bản vẽ?
Nêu tên gọi hình chiếu và vị trí hình cắt?
Nêu kích thước của bản vẽ nhà một tầng?
Phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà một tầng?
Trình tự đọc.
Khung tên.
Tên gọi: Nhà một tầng.
Tỉ lệ: 1:100
Hình biểu diễn.
Hình chiếu: Hình chiếu đứng.
Hình cắt: Cạnh, A-A, mặt bằng.
Kích thước: 
Kích thước chung của ngôi nhà: (6300X4800X4800) 
Kích thước của từng phòng:
+ Phòng sinh hoạt chung: (4800X2400)+(2400X600).
+ Phòng ngủ: 2400X2400.
+ Kích thước từng bộ phận:
Hiên: 1500X2400
Nền cao: 2700.
 Mái cao: 1500.
Các bộ phận: 
Số phòng: 3 phòng.
Cửa: 1 cửa đi 2 cánh và 6 cửa sổ.
Các bộ phận khác: Hiên, lan can.
4- Củng cố.
- GV gọi hoc sinh lên bảng đọc bản vẽ nhà và đọc nội dung phần ghi nhớ.
- GVnhận xét bài học.
5- Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị trước bài 16: Đọc bản vẽ nhà đơn giản.
.
Tiết 14.
Tuần 7.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 16: Thực hành
đọc bản vẽ nhà đơn giản.
A- Mục tiêu.
- Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
- Hình thành kĩ năng đọc bản vẽ nhà và tác phong làm việc theo quy trình.
- Ham thích tìm hiẻu bản vẽ xây dựng.
B- Chuẩn bị.
GV:Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị trah vẽ: Nhà ở.
HS: Tìm hiểu trước bài 16; SGK, tìm hiểu và quan sát các bộphận của ngôI nhà cao cấp.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Nội dung bản vẽ nhà bao gồm những nội dung gì?
? Đọc bản vẽ nhà một tầng?
3- Bài mới.
	Hoạt đọng 1: Giới thiệu bài.
Như chúng ta đã biết bản vẽ nhà ở bao gồm các hình biểu diễn và các số liệu cần thiết để xác định kích thức và hình dạng và kết cấu của ngôi nhà. Để đọc, hiểu được bản vẽ nhà ở, xác định được hình dạng, kích thước, kết cấu của ngôI nhà chúng ta cùng tmf hiểu trong bài học hôm nay.
	Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
GV gọi học sinh đọc nộidung của bài thực hành.
HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ nhà.
Nội dung:
 Đọc nôịi dung bản vẽ nhà ở theo bảng 15.1
Trình tự:
Đọc khung tên.
Phân tích hình biểu diễn.
Đọc kích thước.
Tổng hợp các bộ phận.
GV yêu cầu học sinh đọc bản vẽ nhà ở và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trình tự đọc.
Nội dung cần hiểu.
Bản vẽ nhà ở.
Khung tên
Tên gọi.
Tỉ lệ.
Nơi thiết kế.
Nhà ở.
1:100
Công ti xây dựng số 1.
Hình biểu diễn.
Tên gọi hình chiếu.
Mặt cắt.
Hình chiếu đứng; mặt cắt B.
Mặt cắt A-A.
Mặt bằng.
Kích thước
Kích thước chung.
Kích thước từng bộ phận.
10200; 6000; 5900.
Phòng sinh hoạt chung: 3000X4500
Phòng ngủ: 3000X3000
Hiên: 1500X3000.
Khu phụ: 3000X3000
Nền chính cao: 800.
Tường cao: 2900.
Mái cao: 2200
Các bộ phận 
Số phòng.
3 phòng ngủ+ khu phụ
3 cánh cửa đi một cánh, 10 cửa sổ.
Hiên, khu phụ, bếp, nhà tắm, nhà xí.
4- Củng cố.
- Gv đánh giá, nhận xét bài thực hành.
- Gọi 2 học sin lên bảng đọc lại bản vẽ: Nhà ở.
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và ôn tập kiến thức toàn chương.
- Chuẩn bị tiết ôn tập..
.
Hết tuần 7
Tiết 15.
Tuần 8.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Tổng kết và ôn tập.
Phần I- Vẽ kĩ thuật.
A- Mục tiêu.
- Nắm vững một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học.
- Rèn cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
- Rèn kĩ năng và ý thức học tập.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị sơ đồ hệ thống kiến thức.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài ôn tập. Hệ thồng hoá kiến thức toàn chương.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức.
GV và học sinh cùng nghiên cứu bài thực hành theo kiến thức trong sơ đồ sau:
Vẽ kĩ thuật với đời sống.
Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.
Vẽ kĩ thuật với sản xuất.
Vẽ
kĩ
thuật
Hình chiếu.
Bản vẽ các khối hình học.
Bản vẽ các khối đa diện.
Bản vẽ các khối tròn xoay.
Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật.
Bản vẽ chi tiết.
Biểu diễn ren.
Bản vẽ lắp.
Bản vẽ nhà.
Bản vẽ kĩ thuật.
Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập.	
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối phần ôn tập.
1. Vì sao phải học vẽ kỹ thuật?
2. Bản vẽ kỹ thuật thuật là gì? bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì?
3. Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện 
4. Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?
5. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
6. Hãy kể tên một số loại ren thường dùng và nêu công dụng của nó?
7. Ren được vẽ theo quy ước nào?
8. Ren trục, ren lỗ được vẽ theo quy ước nào? 
9. Hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng và công dụng của nó?
Gọi học sinh lên bảng làm bài.
GV hướng dẫn và kết luận chung.
Bài 1: Hoàn thành bảng.
A
B
C
D
1
X
2
X
3
X
4
X
5
X
Bài 2: Hoàn thành bảng 2.
Vật thể
Hình chiếu 
A
B
C
Đứng
3
1
2
Bằng
4
6
5
Cạnh
8
8
7
Bài 3: Học sinh tự hoàn thành.
Bài 4: GV hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ các hình cắt và hình chiếu của các vật thể.
Bài 5: GV gọi một số học sinh lên bảng đọc lại một số bản vẽ lắp và bản vẽ nhà.
4- Củng cố.
GV hệ thống lại các phần cần ghi nhớ để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút
- Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì?
- Tác dụng của các hình chiếu, hình cắt?
- Ren trục, ren lỗ được vẽ theo quy ước nào? 
5- Hướng dẫn về nhà.
- Hướng dẫn HS về nhà tiếp tục ôn tập 
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 45 phút
.
Tiết 16.
Tuần 8.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Kiểm tra viết 1 tiết.
A- Mục tiêu.
- GV đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.
- Học sinh rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập và rèn luyện ý thức thái độ học tập.
- GV rut king nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạycho phù hợp và gây hứng thú học tập cho học sinh.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu nội dung chơng I, II, ra đề bài, biểu điểm và đáp án.
HS: Ôn tập kiến thức toàn chương và chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho bài kiểm tra.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài kiểm tra.
đề bài.
Lớp 8A.
Câu 1.(3đ)
 Cho vật thể có các cạnh A, B, C...G và các hình chiếu. Hãy ghi số tương ứng với các mặt của vật thể vào bảng:
Mặt
Hình chiếu
A
B
C
D
E
F
G
Đứng
Bằng 
Cạnh
1
2
3
3
5
6
7
8
4
9
B
C
D
G
A
F
E
Câu 2. (3đ): Hãy quan sát và vẽ các hình
 chiếu của vật thể sau:
Câu 3. (4đ): Hãy trình bày quy ước ren trục? Vẽ ký hiệu của ren trục?
Lớp 8B:
Câu 1: (2 điểm)
Nêu những nội dung cần hiểu của bản vẽ lắp?
Câu 2: (4 điểm)
a- Hình nón được hình thành như thế nào?
b- Vẽ hình chiếu biểu diễn hình nón?
Câu3: (4 điểm)
a- Ren lỗ được quy ước như thế nào?
b- Vẽ hình biểu diễn.
	Lớp 8C
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày nội dung cần hiểu của bản vẽ chi tiết?
Câu 2: (4 điểm)
a- Hình trụ được hình thành như thế nào?
b- Vẽ hình chiếu biểu diễn hình trụ?
Câu 3: (4 điểm)
a- Ren trục được vẽ theo quy ước nào?
b- Vẽ hình biểu diễn.
Đáp án- Biểu điểm.
Lớp 8A:
Mặt
Hình chiếu
A
B
C
D
E
F
G
Đứng
2
5
1
Bằng 
5
7
8
6
4
Cạnh
9
Câu 1. Đánh dấu đủ đúng mỗi hình chiếu 1 điểm.
Câu 2: Vẽ đúng các hình chiếu mỗi hình đúng 1 
điểm, yêu cầu cân đối thể hiện rõ mối liên hệ giữa 
các hình chiếu 
Câu 3 - Trình bày đủ 5 quy ước vẽ ren trục 
- Đường đỉnh ren dược vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
b- Vẽ hình biểu diễn.
Lớp 8B:
Câu 1: Nội dung bảng 13.1 SGK.
Câu 2:
- Khi ta quay 1 hình tam giác vuông quanh một cạnh góc vuông cố định thì ta được hình nón.
- Hình biểu diễn.
Câu 3: Quy ước vẽ ren lỗ:
- Đường đỉnh ren dược vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
Hình biểu diễn.
Lớp 8C:
Câu 1: Nội dung bản vẽ chi tiết theo bảng 9.1. SGK.
Câu 2: Khi ta quay một hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.
Câu 3: 
a- Quy ước vẽ ren trục.
- Đường đỉnh ren dược vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
b- Vẽ hình biểu diễn.
4- Củng cố.
 GV nhắc nhở về ý thức làm bài và kết quả dạt được qua bài kiểm tra.
5- Hướng dẫn về nhà.
Đọc và chuẩn bị trước bài 18: Vật liệu cơ khí.
.
Hết tuần 8
Phần 2: Cơ khí.
Chương III: gia công cơ khí.
Tiết 17.
Tuần 9. Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 18: 
Vật liệu cơ khí.
A- Mục tiêu.
- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến. 
- Biết được những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, rèn kỹ năng quan sát và phân biệt tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
- HS có ý thức nghiên cứu về vật liệu cơ khí, biết lựa chọn và ử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí.
B- Chuẩn bị.
 GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các mẫu vật liệu cơ khí, sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.
HS: Tìm hiểu trước nộ dung bài 18 SGK, tìm hiểu các vật liệu cơ khí và công dụng của chúng trong thực tế.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 Vật liệu cơ khí có vai trò quan trọng trong việc gia công cơ khí, nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm cơ khí. Để biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí từ đó lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí và hiệu quả chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	Hoạt động 2: Các vật liệu cơ khí phổ biến.
1- Phân loại vật liệu cơ khí.
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và hoàn thành sơ đồ sau ( dạng câm).
Vật liệu cơ khí.
Vật liệu phi kim loại
Vật liệu kim loại.
Gốm sứ
Chất dẻo
Cao su.
Kim loại màu
Kim loại đen.
Nhôm.
Đồng 
Thép
Gang
2- Tính chất và công dụng của các vật liệu cơ khí.
GV thông báo cho hoc sinh biết một số tính chất và công dụng của một số vật liệu cơ khí phổ biến và hoàn thành bảng sau:
Tên vật liệu.
Tính chất
Công dụng
Kim loại Đen
Gang
Có tính bền và tính cứng cao. Chịu được mài mòn, chịu nén và cống rung động tốt, dễ đúc, khó cắt gọt.
- Làm ổ đỡ, bàn trượt, vỏ máy bơm, má phanh tàu hoả, dùng để luyện thép.
Thép
Tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn.
Làm dụng cụ,đồ nghề, dụng cụ cắt gọt như lưỡi cưa, lưỡi đục, dao tiện, làm cốt thép bê tông.
Kim loại màu
Đồng và HK đồng.
Dễ gia công cắt gọt, dễ đúc, cứng, bền.
Sử dụng làm các chi tiết máy, dụng cụ gia đình, đúc chuông khánh.
Nhôm và HK nhôm
Nhẹ, tính cứng và tính bền dẻo cao.
Dùng trong công nghiệp hàng không, trong ngành xây dựng, đúc pittông-xilanh.
Vật liệu phi kim loại
Chất dẻo.
nhẹ dẻo, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, khôn gbị ôxi hoá, dễ gia công.
Dùng để sản xuất các dụng cụ gia đình, đồ điện tử, bánh răng, ổ đỡ.
Cao su
Dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt.
Dùng làm săm lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm, sản phẩm cách diện.
	Hoạt động 3: Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
? Hãy tìm hiểu thông tin trong SGK và cho biết vật liệu cơ khí thường có những tính chất nào?
HS dựa vào thông tin SGK trả lời...
? Bằng những kiến thức đã học và thực tiễn em hãy lấy ví dụ kể tính chất công nghệ và tính cơ học của các kim loại thường dùng?
HS: thảo luận đ thép có tính cứng dễ gia công ở nhiệt độ cao, đồng mềm khó đúc 
GV kết luận mỗi loại vật liệu có các tính chất khác nhau dựa vào những tính chất đó người ta chọn lựa phương pháp gia công cho phù hợp
* Tính cơ học: Là khả năng chịu được lực bên ngoài ngoài ra còn tính cứng, bền, dẻo..
* Tính vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, dẫn điện, dẫn nhiệt...
* Tính hoá học: Tính chống ăn mòn, chịu axit
* Tính công nghệ: Khả năng chịu gia công của vật liệu như tính đúc, tính hàn, rèn..
4- Củng cố.
- Muốn chọn vật liệu có thể sử dụng để làm những sản phẩm người ta phải dựa vào những yếu tố nào?
- Quan sát chiếc xe đạp hãy chỉ ra những chi tiết (bộ phận) làm bằng những loại vật liệu nào?
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
 5- Hướng dẫn về nhà.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK 
- Nhắc nhở HS về nhà học bài và nghiên cứu và chuẩn bị trước bài 19
.
Tiết 18.
Tuần 9.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 19: Thực hành.
Vật liệu cơ khí
A- Mục tiêu.
- HS nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. Biết phương pháp đơn giản để thử tính chất của vật liệu cơ khí.
- Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt, thực hành.
- HS có ý thức tổ chức trong lao động thực hành.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị đồ dùng: Bộ đoạn dây: Đồng,nhôm, thép, nhựa., bộ tiêu bản vật liệu: Gang, thép, đồng, nhôm, hợp kim, chất dẻo, cao su. Chuẩn bị búa, đe, dũa.
HS: Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới.
	Hoạt động 1: Hướng dãn ban đầu.
GV nêu rõ mục tiêu của buổi thực hành và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS 
Nhắc nhở HS về kỷ luật, an toàn trong giờ học về phân bố thời gian và tiến trình công việc sẽ tiến hành trong bài theo mục tiêu bài học ( Phân biệt kim loại màu và kim loại đen, phân biệt giữa gang và thép)
- Nhận biết các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng nhóm, khác nhóm qua quan sát mặt gẫy, màu sắc, ước lượng khối lượng riêng các vật liệu cùng kích thước 
- So sánh tính chất cơ học chủ yếu của vật liệu như: Tính cứng, tính giòn, dẻo
GV thao tác làm mẫu về về thử cơ tính của một vài loại vật liệu, HS ghi vào mẫu báo cáo thực hành.
Kết luận: - Để xác định được (ở mức động định tính) tính chất của các vật liệu bàng cách dùng lực bẻ bằng tay các thanh vật liệu.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức thực hành.
GV yêu cầu học sinh chuẩn bị: Gang, thép, đồng, nhôm và các hợp kim của chúng cùng các vật liệu như cao sư, chất dẻo, nhựa
GV hướng dẫn làm mẫu.
HS quan sát và làm theo rồi hoàn thành vào mục I BCTH
HS chuẩn bị cấc đoạn dây: Đồng, nhôm, thép, mẫu gang, búa, đe
GV làm mẫu.
HS quan sát và thực hiện theo.
Hoàn thiện vào mục II của báo cáo thực hành.
GV và học sinh chuẩn bị mẫu vật: Gang và thép.
GV làm mẫu.
HS quan sát và thực hiện theo.
Hoàn thiện vào mục III của báo cáo thực hành.
1. Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và phi kim loại. 
- Về màu sắc, khối lượng riêng 
- So sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách bẻ, uốn các vật liệu để ước lượng định tính
2. So sánh kim loại đen và kim loại màu 
* Phân biệt các nhóm bằng cách quan sát màu dây đồng, nhôm, thép, mầu gang, thép và các dụng cụ khác.
- Quan sát màu sắc và mặt gẫy.
- Thử tính dẻo, cứng bằng cách bẻ cong, dũa các đoạn vật liệu.
- Thử khả năng biến dạng bằng cách dùng búa đập vào đầu các mẫu vật liệu .
3. So sánh vật liệu gang và thép .
- Quan sát màu sắc và mặt gẫy mẫu gang và thép.
Gang xám có màu xám giống chì mặt gẫy thô, hạt to.
Thép có màu sáng trắng, mặt gẫy nhỏ hạt mịn.
- Dùng lực tay bẻ và dũa thử tính cứng hoặc dùng 2 vật liệu va chạm vào nhau vật liệu nào lõm sâu hơn thì vật liệu đó có tính cứng nhỏ hơn.
- Dùng búa đập vào đầu mẫu vật mãu nào vỡ vụn là gang, không vỡ vụn là thép.
4- Củng cố.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học.
- GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. GV nhấn mạnh cho HS rõ phương pháp thực hành vừa qua chỉ là mang tính chất định tính, kiểm nghiệm...
- GV yêu cầu HS thu dọn về sinh phòng thực hành, các dụng cụ, vật liệu và nhận xét chung tinh thần thái độ và nhận thức trong giờ thực hành...
5- Hướng dẫn về nhà.
Về nhà tiếp tục tìm hiểu các vật liệu khác có trong thực tiễn, tìm hiểu trước bài 20 - Dụng cụ cơ khí .
.
Hết tuần 9
Tiết 19.
Tuần 10.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 20.
Dụng cụ cơ khí.
A- Mục tiêu.
- Biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu của các vật liệu cơ khí và phân biệt được các dụng đó
- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí 
- HS có ý thức giữ gìn, sử dụng và bảo quản cách dụng cụ cơ khí 
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội udng bài dạy trng SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Bộ tranh vẽ về các dụng cụ cơ khí.
HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 20 S

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Biểu diễn ren - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An Đức.doc