Tiết 9, Bài 7: Áp suất - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu

1. Kiến thức :

 - Phát biểu được định nghĩa áp lực, áp suất.

 - Viết được công thức tính áp suất; nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

 - Vận dụng được công thức tính áp suất để làm bài tập áp lực, áp suất

 - Biết và giải thích được cách làm tăng, làm giảm áp suất, các hiện tượng trong đời sống.

2. Kĩ năng : Lm thí nghiệm xt mối quan hệ giữa p suất v hai yếu tố l S v p lực F

3. Thi độ : Rn luyện thi độ nghim tc, hợp tc khi lm thí nghiệm.

 II. Chuẩn bị : Mỗi nhóm học sinh:

 -1 chậu nhựa đựng cát hạt nhỏ (bột mì).

 - 3 viên gạch thẻ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1404Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 7: Áp suất - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/10/2010
Tuần 9 - Tiết 9 Bài 7: ÁP SUẤT
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : 
 - Phát biểu được định nghĩa áp lực, áp suất.
 - Viết được công thức tính áp suất; nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
 - Vận dụng được công thức tính áp suất để làm bài tập áp lực, áp suất 
 - Biết và giải thích được cách làm tăng, làm giảm áp suất, các hiện tượng trong đời sống.
2. Kĩ năng : Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố là S và áp lực F
3. Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm.
 II. Chuẩn bị : Mỗi nhóm học sinh:
 -1 chậu nhựa đựng cát hạt nhỏ (bột mì).
 - 3 viên gạch thẻ.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Lực ma sát trượt,ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? So sánh độ lớn của lực ma sát trượt với lực ma sát lăn?
- Độ lớn của lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực nào? Vì sao?
- Lực ma sát có lợi hay có hại? Cho ví dụ.
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập
- Cho HS quan sát H 7.1 – SGK/25.
- Chúng ta thấy rằng trong cùng một quãng đường, máy kéo nặng hơn ôtô nhưng máy kéo lại chạy được còn ôtô thì không chạy được. Vì sao vậy? Đó là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài 7: ÁP SUẤT
Hoạt động 3: Tìm hiểu áp lực là gì?
- Cho HS quan sát H 7.2 - SGK/25 
- Hãy cho biết người và tủ đã tác dụng lên sàn nhà những lực ép có phương như thế nào?
- GV gọi 1 HS nêu nhận xét, gọi thêm vài HS cho ý kiến, cuối cùng GV tóm lại và cho HS ghi vào vở khái niệm áp lực. 
- GV: Những lực ép có phương vuông góc với mặt ép có tên là áp lực.
- Cho HS quan sát H 7.3 – SGK.
- Hãy xác định áp lực trong H 7.3.
- GV: Do có trọng lực nên bàn, ghế, máy móc,luôn tác dụng lên nền nhà một lực. Vì mặt sàn nằm ngang nên lực ép này có phương vuông góc với mặt sàn bị ép.
-Hãy tìm thêm 1 số ví dụ về áp lực trong đời sống.
I. Aùp lực là gì?
- HS quan sát H 7.2.
- Cá nhân học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
-1 HS nêu nhận xét, 2 HS cho ý kiến.
- Aùp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Quan sát H 7.3.C1
- H 7.3a: lực kéo tác dụng lên mặt đường.
- H 7.3b: cả hai lực.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về áp suất
- Cho HS quan sát H 7.4 – SGK/26.
- Aùp lực có thể gây ra hiện tượng gì trên bề mặt bị ép?
- GV: áp lực gây ra biến dạng của mặt bị ép.
- Bây giờ chúng ta hãy xét xem tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Cho HS đọc câu C2.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- GV phân chia nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho HS và yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm.
- Cho HS kẻ bảng 7.1 vào vở và hoàn thành bảng 7.1 sau khi làm thí nghiệm.
- Gọi đại diện 3 nhóm làm nhanh nhất trình bày bảng 7.1.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- Từ thí nghiệm, các em rút ra được kết luận gì?
- Tác dụng của áp lực phụ thuộc như thế nào vào cường độ áp lực và diện tích bề mặt bị ép?
- GV: tác dụng của áp lực không những phụ thuộc vào cường độ của áp lực mà còn phụ thuộc vào diện tích bề mặt bị ép. Do đó, để đặc trưng cho tác dụng của áp lực lên bề mặt bị ép mà người ta dùng một đại lượng gọi là áp suất.
- Yêu cầu HS đọc mục 2 – SGK.
- Aùp suất có độ lớn đo bằng gì?
- GV: đơn vị của áp suất là N/m2, còn gọi là Paxcan ( Pa ), 1 Pa = 1 N/m2
- GV: Aùp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
- Chúng ta có những biện pháp như thế nào để bảo vệ môi trường cũng như con người?
II. Aùp suất:
1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS: làm cho bề mặt bị lún.
- Đọc câu C2.
- Quan sát sự hướng dẫn của GV.
- HS phân nhóm, gồi theo nhóm, nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm.
- Hoàn thành bảng 7.1.
- Các nhóm trình bày bảng 7.1.
- C3
* Kết luận: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng mạnh và diện tích bị ép càng nhỏ.
2. Công thức tính áp suất:
- Aùp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
- Đọc thông tin mục 2.
- HS: Độ lớn của áp suất bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.
 p = trong đó: p : áp suất
F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép.
S: diện tích bị ép.
- Đơn vị: N/m2 hoặc Pa
- HS: Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động( khẩu trang, mũ cách âm, cách li ccá khu vực mất an toàn,)
Hoạt động 5:Củng cố – Vận dụng
* Củng cố:
- Aùp lực là gì? Thế nào là áp suất? Để tính áp suất sử dụng công thức nào và đơn vị là gì?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc câu C4, C5.
- Cho cá nhân làm việc trả lời câu C4.
- Yêu cầu thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm ) trong 5 phút làm câu C5 vào bảng nhóm.
- GV thu kết quả của 3 nhóm nhanh nhất dán lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện bài làm của HS.
- HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài.
III. Vận dụng:
- HS đọc các câu vận dụng.
- C4: giảm diện tích mặt bị ép để tăng áp suất và ngược lại.VD: lưỡi dao càng mỏng càng sắc.
- HS lấy bảng của nhóm mình ra, thảo luận và làm câu C5 vào bảng.
- 3 nhóm làm xong nhanh nhất nộp cho GV.
- C5: áp suất của xe tăng p = 226 666,6 N/m2
 áp suất của ôtô: p = 800 000 N/m2
- Các nhóm khác phát biểu nhận xét.
Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò
* Củng cố:
- Aùp lực là gì? Thế nào là áp suất? Để tính áp suất sử dụng công thức nào và đơn vị là gì?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc câu C4, C5.
- Cho cá nhân làm việc trả lời câu C4.
- Yêu cầu thảo luận nhóm ( 1 bàn/ nhóm ) trong 5 phút làm câu C5 vào bảng nhóm.
- GV thu kết quả của 3 nhóm nhanh nhất dán lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện bài làm của HS.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Áp suất - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc