Tiết 9, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

1.1 Kiến thức:

 Học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của trái đất.

 Biết hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ hay một ngày đêm.

 Trình bày được một số hệ quả của sự vận chuyển của Trái Đất quanh trục.

1.2 Kỹ năng:

 Biết dùng quả địa cầu

 Biết chứng minh hiện tượng trái đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất

 Tư duy: tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết

 Giao tiếp: Tích cực trình bày suy nghĩ, hợp tác khi làm việc nhóm

 Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về việc được giao

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6264Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
Tuần dạy: 9..
Bài: 7. Tiết: 09
MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
Học sinh biết được sự chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng của trái đất.
Biết hướng chuyển động từ Tây sang Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục của Trái Đất là 24 giờ hay một ngày đêm.
Trình bày được một số hệ quả của sự vận chuyển của Trái Đất quanh trục.
1.2 Kỹ năng:
Biết dùng quả địa cầu
Biết chứng minh hiện tượng trái đất tự quay quanh trục và hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất
Tư duy: tìm kiếm và xử lý thông tin qua bài viết
Giao tiếp: Tích cực trình bày suy nghĩ, hợp tác khi làm việc nhóm
Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về việc được giao
1.3 Thái độ: 
Giáo dục ý thức và lòng đam mê học bộ môn địa lý
Có thái độ đứng đắn đối với chân lý khoa học
2. Trọng tâm
Biết được sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và vận động này đã tạo ra nhiều hệ quả diễn ra trên Trái Đất.
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Quả địa cầu
Học sinh: SGK, tập ghi, viết, thước
 Tập bản đđồ Địa lí 6.
TIẾN TRÌNH:
4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện
 6A1: ./ vắng :..
 6A2: ./ vắng :.. 
 6A3: ./ vắng :..
 4.2 Kiểm tra miệng: không
4.3 Bài mới:
Giới thiệu bài: Bình thường chúng ta có cảm giác như là Trái Đất đứng im bởi vì ta chỉ thấy Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Nhưng trên thực tế Trái Đất có nhiều vận động từ đó sinh ra nhiều hệ quả diễn ra hàng ngày hàng giờ trên Trái Đất. Vậy vận động đó như thế nào? Và sinh ra những hệ quả gì? Chúng ta sẽ được biết trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Hoạt động 1:
- GV: Giới thiệu Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. Lưu ý HS thực tế trục Trái đất chỉ là trục tưởng tượng và Trái đất quay quanh trục tưởng tượng này với độ nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo là 660 33’
- GV: Quan sát H.19 cho biết Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
- HS: Từ Tây sang Đông
- GV: Mô tả trên Quả địa cầu 
- GV: Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước bao nhiêu giờ?
- HS: 24 giờ
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV mở rộng: Thực tế thời gian đúng là 23 giờ 56’ 4” ( ngày thực hay ngày thiên văn ). Còn 3’ 56’’ là thời gian Trái Đất phải quay thêm để thấy được vị trí xuất hiện ban đầu của Mặt Trời vì đồng thời với vận động tự quay Trái Đất còn quay quanh Mặt Trời.
- GV: Chúng ta có 24 khu vực giờ vậy mỗi khu vực giờ trên Trái Đất rộng bao nhiêu kinh tuyến?
- HS: 360 : 24 = 15 kinh tuyến
- GV: Do Trái Đất được chia ra 24 khu vực giờ nên để tiện tính toán giờ giấc trên toàn TG người ta đã quy ước ra khu vực giờ gốc. Vậy khu vực giờ gốc là giờ như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV mở rộng: 1884 hội nghị quốc tế thống nhất lấy khu vực có kinh tuyến gốc ( 00 ) đi qua làm khu vực giờ gốc, phía Đông giờ gốc thì tính sớm hơn 1 giờ còn phía Tây giờ gốc thì tính chậm hơn 1 giờ
GV: Quan sát h.20 cho biết VN nằm ở KV giờ thứ mấy?
- HS: thứ 7
- GV: giờ gốc ( 0 ) đang là 12 giờ thì ở Việt Nam ( 7 ) sẽ là 12 + 7 = 19 giờ
* Thảo luận nhóm: 3 phút
- Câu hỏi: Dựa vào H.20 Nếu KV giờ gốc đang là 7 giờ thì giờ ở Việt Nam và Mỹ là bao nhiêu ?
- HS: Việt Nam 14 giờ
 Hoa Kỳ 2 giờ
- GV chuyển ý: chúng ta đã biết Trái Đất quay 1 vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ như vậy với vận động đó sinh ra những hệ quả gì chúng ta sẽ sang phần 2 tìm hiểu.
- Hoạt động 2:
- GV: Tại sao trên Trái Đất Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu được 1 nửa? 
- HS: Do Trái Đất hình cầu
- GV: Tại sao trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm ?
- HS: Do Trái Đất tự quay
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Tại sao chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động từ Đông sang Tây?
- HS: Do TĐ quay quanh trục từ Tây sang Đông
- GV: Giống như các em ngồi trên xe chạy về phía trước thì nhìn thấy cây cối sẽ chuyển động theo hướng ngược lại.
- GV: Các vật thể chuyển động trên Trái Đất có hiện tượng gì ?
- HS: lệch hướng
- GV: Ghi bảng
- GV: Vẽ hình trên bảng và hỏi HS
 + Nửa cầu Bắc chuyển động lệch theo hướng nào?
HS: Hướng phải
 + Nửa cầu Nam các vật chuyển động lệch theo hướng nào?
HS: Hướng trái
- GV mở rộng:
 + Do hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất, nên tất cả các vật thể chuyển động theo hướng kinh tuyến trên bề mặt Trái Đất đều lệch hướng bên phải ở nửa cầu Bắc và bên trái ở nửa cầu Nam. Hiện tượng này được nhà toán học Pháp Coriolit tìm ra vào 1853.
 + Sự lệch hướng này còn ảnh hưởng đến sự chuyển động của viên đạn pháo, dòng biển, hướng gió
Sự vận động của Trái Đất quanh trục 
- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ ( 1 ngày đêm ). Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia ra 24 khu vực giờ.
- Giờ gốc là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua và đánh số 0 ( còn gọi là giờ GMT )
- Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
- Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng
 + Ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động sẽ lệch về bên phải
 + Ở nửa cầu Nam các vật chuyển động sẽ lệch về bên trái
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố
 - Câu 1: Tính giờ của Nhật Bản nếu giờ gốc là 13 giờ?
 - Câu 2: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra những hệ quả gì
Đáp án câu 1: 22 giờ
Đáp án câu 2: 
- Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm
- Các vật chuyển động đều bị lệch hướng: ở nửa cầu Bắc là bên phải, ở nửa cầu Nam là bên trái.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học
- Đối với bài học ở tiết học này:
 + Học bài
 + Làm bài tập bản đồ
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 + Đọc trước bài 8
 + Trả lời câu hỏi: tại sao lại có các mùa xuân, hạ, thu, đông luân phiên nhau ?. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ntn?
5. Rút kinh nghiệm
 - Nội dung: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả - Trường THCS Bưng Bàng.doc