Tiết 9, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả

1/ MỤC TIÊU .

1.1 .Kiến thức:

- Học sinh biết trình bày được sự chuyển động tự quay quanh trục của tri đất:hướng ,thời gian của quỹ đạo v tính chất của chuyển động.

- Học sinh hiểu được các hệ quả của chuyển động.

 1.2 . Kĩ năng :

- Học sinh thực hiện được kĩ năng quan sát ảnh địa lí.

- Học sinh thực hiện thành thạo kĩ năng trình bày một số hệ quả :

+ Hiện tượng ngày đêm liên tục trên Trái Đất

+ Mọi vật trên Trái Đất chuyển động điều có sự lệch hướng (lực Coriolic).

+ Sự chuyển động tịnh tiến Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.

- Rèn kỹ năng sống: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.

1.3.Thái độ :

- Thói quen hiểu được ý nghĩa của môn học.

- tính cách giải thích được các hiện tượng địa lí và yêu thích các môn học.

2/NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả.

3/Chuẩn bị:

 3.1.Giáo viên : Quả Địa Cầu,tranh minh họa sự vận động tự quay quanh trục của trái đất.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 9, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:9 
Tiết 9
ND:9/10/12
SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
1/ MỤC TIÊU .
1.1 .Kiến thức:
- Học sinh biết trình bày được sự chuyển động tự quay quanh trục của tri đất:hướng ,thời gian của quỹ đạo v tính chất của chuyển động.
- Học sinh hiểu được các hệ quả của chuyển động.
 1.2 . Kĩ năng :
- Học sinh thực hiện được kĩ năng quan sát ảnh địa lí.
- Học sinh thực hiện thành thạo kĩ năng trình bày một số hệ quả :
+ Hiện tượng ngày đêm liên tục trên Trái Đất
+ Mọi vật trên Trái Đất chuyển động điều có sự lệch hướng (lực Coriolic).
+ Sự chuyển động tịnh tiến Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- Rèn kỹ năng sống: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.
1.3.Thái độ : 
- Thói quen hiểu được ý nghĩa của môn học.
- tính cách giải thích được các hiện tượng địa lí và yêu thích các môn học.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả.
3/Chuẩn bị:
 3.1.Giáo viên : Quả Địa Cầu,tranh minh họa sự vận động tự quay quanh trục của trái đất.
 3.2. Học sinh: SGK, Tập bản đồ
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 6a1:42/
6a2: 42/
6a3:41/
4.2.Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
4.3.Tiến trình bài học:
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung bài học
Hoạt động 1. (16’) Giới thiệu quả địa cầu cho HS biết, quay quả Địa Cầu.
GV ? Trái Đất quay theo hướng nào ?
HS - Hướng quay từ trái sang phải (từ Tây sang Đông)
GV - Gọi HS quay quả Địa Cầu theo hướng từ Tây sang Đông .
GV ? Thời gian Trái Đất quay một vòng là bao lâu ?
HS - 24 giơ, là 1 ngày đêm.
GV Cho HS xem hình 20 SGK trang 22.
GV ? Trong cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ ? Vì sao ?
GV - Trong cùng một lúc trên Trái Đất có 24 giờ, Vì một ngày và đêm có 24 giờ.
GV - Một ngày và đêm có 24 giờ ứng với 24 khu vực trên bề mặt Trái Đất. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
GV ? Giờ khu vực là gì ?
HS - Là giờ riêng của khu vực đó.
GV ? Mỗi khu vực rộng bao nhiêu kinh tuyến ?
HS - Rộng 15 kinh tuyến.
GV ? Khu vực giờ gốc là gì ?
HS - Là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua và đánh số 0, gọi là giờ quốc tế.
GV cho hs thảo luận cặp và trình bày.
* Khu vực giờ gốc là 0 giờ tính giờ của Hà Nội ?
HS - Hà Nội là 7 giờ.
* Khu vực giờ gốc là 0 giờ tính giờ của Bắc Kinh ?
HS - Bắc Kinh là 8 giờ.
* Khu vực giờ gốc là 0 giờ tính giờ của Niu Ióoc ?
HS -Niu Iooc là 19 giờ.
* Khu vực giờ gốc là 12 giờ tính giờ của Matcơva ? 
HS - Matcơva là 14 giờ.
* Khu vực giờ gốc là 12 giờ tính giờ của Tôkiô? 
HS - Tôkiô là 21 giờ.
* Khu vực giờ gốc là 12 giờ tính giờ của Niu Ióoc ? 
HS - Niu Iooc là 7 giờ.
GV Nếu khu vực giờ gốc là 0 ta thấy giờ phía đông sớm hơn giờ phía tây.
Liên hệ: Khi xem bóng đá ở Châu Á thì xem vào buổi chiều tối, còn ở châu Mĩ và châu Âu thì phải thức khuya.
Hoạt động 2. (17’) tại sao có ngày và đêm.
GV Cho HS xem hình 21 
GV ? Diện tích được chiếu sáng gọi là gì ? Diện tích không được chiếu sáng gọi là gì?
HS - Diện tích được chiếu sáng gọi là ngày.
 - Diện tích không được chiếu sáng gọi là đêm.
GV ? Hiện tượng ngày đêm xảy ra như thế nào ? Vì sao ?
HS - Hiện tượng ngày đêm xảy ra liên tục. Vì Trái Đất tự quay liên tục từ Tây sang Đông.
G GV Gọi HS đọc bài đọc thêm SGK trang 24
GV ? Tại sao hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây ?
HS – Vậy chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời là chuyển động biểu kiến.
GV Cho HS xem hình 22 SGK trang 23.
GV ? Các vật khi chuyển động bị lêch hướng như thế nào? 
HS - Ở nữa cầu Bắc vật lệch sang phải.
 - Ở nữa cầu Nam vật lệch sang trái.
Liên hệ: Gió Tín Phong ở nữa cầu Bắc lệch hướng ĐB, dòng chảy của sông ngòi cũng bị lệch hướng.
I Sự vận động của Trái Đất quanh trục 
- Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông một vòng là 24 giờ
- Người ta chia Trái Đất ra thành 24 giờ .
- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực 
II Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau.
-Các vật khi chuyển động điều bị lệch hướng :
+ Ở nữa cầu Bắc vật lệch sang bên phải.
+ Ở nữa cầu Nam vật lệch sang trái.+ Ở nữa cầu Nam v- Các vật + Ở nữa cầu Nam bêvật lệch sang
Bên trái.
4.4.Tổng kết:
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào ? Sinh ra hệ quả gì ?
+ Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
+ Hệ quả : ngày và đêm, các vật chuyển động bị lệch hướng.
 - Khu vực giờ gốc là 0 VN là mấy giờ ?
+ VN là 7 giờ
 4.5.Hướng dẫn học tập :
 + Đối với bài học ở tiết này:
 - Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông một vòng là 24 giờ
 - Người ta chia Trái Đất ra thành 24 giờ .
 - Mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực 
 - GV hướng dẫn HS làm tập bản đồ 
+ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 8 “ Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”
- Xem hình 23 : Nhận xét sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trả lời các câu hỏi trong bài.
- Trái Đất có những chuyển động nào?
 - Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, Trái Đất chuyển động theo quĩ đạo gì ?
5.PHỤ LỤC:
............................................................................................................................
..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.doc