Tính chất cơ bản của phân số - Lê Ngọc Anh

I ) Mục đích, yêu cầu :

a) Về nhận thức:

- Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số, bước đầu có khái niệm về số hữu tỉ.

b) Về kĩ năng:

- Học sinh giải được một số bài toán đơn giản vận dụng tính chất cơ bản của phân số, viết được một phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.

c) Về thái độ:

- Học sinh có thái độ và tinh thần học tập cao.

II ) Chuẩn bị:

- SGK, bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn các tính chất, các bài tập, trò chơi.

- Phiếu bài tập, phiếu học tập.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tính chất cơ bản của phân số - Lê Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Tên bài dạy: Tính chất cơ bản của phân số.
Thời gian: Tiết 2 ngày 16 tháng 02 năm 2009.
Lớp: 6A2.
Giáo viên hướng dẫn: Kim Thị Dung.
Tên người soạn: Lê Ngọc Anh.
I ) Mục đích, yêu cầu :
a) Về nhận thức:
- Học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số, bước đầu có khái niệm về số hữu tỉ.
b) Về kĩ năng:
- Học sinh giải được một số bài toán đơn giản vận dụng tính chất cơ bản của phân số, viết được một phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.
c) Về thái độ: 
- Học sinh có thái độ và tinh thần học tập cao.
II ) Chuẩn bị:
SGK, bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn các tính chất, các bài tập, trò chơi.
Phiếu bài tập, phiếu học tập.
III ) Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- GV: Mời 1 em lên bảng làm bài tập. ( BT được chuẩn bị trong bảng phụ 1).
+ Lớp truởng lên lấy phiếu bài tập phát cho các bạn. 
Các em ở dưới lớp làm bài tập trong phiếu bài tập.
+ Bạn trên bảng đã làm bài xong. Các em đặt bút xuống và nhìn lên bảng.
+ Em nào nhận xét cho cô bài làm của bạn trên bảng?
GV: Tại sao nói theo định nghĩa phân số bằng nhau?
+ Em có nhận xét gì tử số và mâũ số của phân số thứ nhất với tử số và mẫu số của phân số thứ hai?
GV: Dựa vào định nghĩa hai phân số bằng nhau, ta đã biến đổi một phân số đã cho thành một phân số bằng nó mà tử số và mẫu số đã thay đổi. Ta cũng có thể làm được điều này dựa trên tính chất cơ bản của phân số. Đó chính là nội dung của bài học hôm nay: Tính chất cơ bản của phân số.
GV viết đề bài.
- 1 HS lên bảng làm BT.
+ Lớp trưởng đi phát phiếu BT.
+ HS dưới lớp làm BT trong phiếu BT.
+ HS dừng bút và nhìn lên bảng.
+ HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS trả lời: Vì theo định nghĩa phân số bằng nhau: 1.4 = (-2).(-2)
+ HS trả lời: Tử số và mẫu số đã thay đổi.
HS chăm chú lắng nghe.
Tính chất cơ bản của phân số
Hoạt động 2: Nhận xét ( 10 phút)
GV: Trước tiên ta đi vào phần nhận xét. Ta đã biết: vì 1.4 = (-2).(-2)
+ Em hãy nhận xét: Ta đã nhân cả tử và mẫu của phân số thứ nhất với bao nhiêu để được phân số thứ hai?
Vậy: Nếu ta nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng 1 số nguyên thì ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho.
+ Các em hãy nhìn vào cặp phân số sau và cho cô biết : 
Tại sao nói theo định nghĩa phân số bằng nhau?
+ Em hãy nhận xét: Ta đã chia cả tử và mẫu của phân số thứ nhất với bao nhiêu để được phân số thứ hai?
GV: (-2) là gì của (-4) và (-12)?
 Vậy : Nếu ta chia cả tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng 1 ước chung của chúng thì ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho.
- GV treo bảng phụ 2 và yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời.
+ Phân số và phân số có bằng nhau không? Vì sao?
+ Làm thế nào để 2 phân số bằng nhau?
- GV: Lần lượt mời 2 HS lên làm VD trong bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS trả lời: Ta đã nhân cả tử và mẫu của phân số với -2 để được phân số thứ hai.
+ HS trả lời: Vì theo định nghĩa phân số bằng nhau: 
(-4).6 = (-12).2
+ HS: Ta đã chia cả tử và mẫu của phân số với 
(-2) để được phân số thứ 2.
HS: (-2) là một ước chung của (-4) và (-12).
- HS đứng tại chỗ trả lời.
+ Hai phân số không bằng nhau vì 1.(-4)2.2.
+ Điền thêm dấu trừ vào số 4.
- 2 HS lần lượt lên bảng làm BT.
- HS dưới lớp làm BT vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
1) Nhận xét: 
vì 1.4 = (-2).(-2)
 vì (-4).6 = (-12).2
Hoạt động 3: Tính chất cơ bản của phân số ( 16 phút)
GV : Trên cơ sở tính chất cơ bản của phân số đã học ở tiểu học, dựa vào các VD trên. 
Em hãy rút ra tính chất cơ bản của phân số?
+ Tại sao số nguyên phải khác 0?
+ Tại sao n ƯC(a,b)?
GV: Trở lại với bài tập trong phần KT bài cũ, em nào cho cô biết: Từ , ta có thể giải thích phép bến đổi dựa vào tính chất cơ bản của phân số như thế nào?
+ Mẫu của phân số thay đổi như thế nào?
- GV nhấn mạnh: Vậy ta có thể viết 1 phân số bất kì có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương bằng cách nhân cả tử và mẫu của phân số đó với (-1). 
+ Chơi trò chơi:
GV chia lớp thành 2 đội chơi. Từng thành viên trong đội sẽ lần lượt lên bảng và viết các phân số bằng phân số mà cô đã cho trên bảng. Mỗi lần lên là 1 bạn và bạn đó chỉ được viết 1 phân số.Bạn đó về thì bạn khác mới được lên. Trong 2 phút, đội nào viết được nhiều phân số chính xác thì đội đó sẽ trở thành đội thắng cuộc.
GV yêu cầu HS: Nhận xét, giải thích.
GV công bố đội thắng cuộc.
- GV: Như vậy mỗi phân số có vô số phân số bằng nó. Các phân số bằng nhau là cách viết khác nhau của cùng 1 số mà người ta gọi là số hữu tỉ.
+ Mời 1 HS đọc 3 dòng cuối của SGK trang 10.
GV: Trong dãy phân số bằng nhau này, có phân số có mẫu dương, có phân số có mẫu âm. Nhưng để các phép biến bổi được thực hiện dễ dàng, người ta thường dùng các phân số có mẫu số dương.
HS phát biểu như SGK trang 10.
- Vì khi nhân cả tử và mẫu của phân số với số 0 thì phân số tạo thành sẽ không xác định vì mẫu số bằng 0 mà mẫu số thì phải khác 0.
- Vì a n , b n nên 
n ƯC(a,b).
HS: Ta có thể nhân cả tử và mẫu của phân số với (-1):
+ Mẫu âm thành mẫu dương.
HS tham gia chơi trò chơi.
+ HS đứng lên đọc.
2) Tính chất cơ bản của phân số: 
 với m Z và m0.
 với nƯC(a,b)
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (12 phút)
- GV yêu cầu học sinh phát biểu lại tính chất cơ bản của phân số.
+ Mời 2 HS lên bảng làm bài tập trong 2 bảng phụ.
+ Lớp trưởng lên lấy phiếu học tập phát cho các bạn.
Các em ở dưới lớp làm BT trong phiếu học tập.
+ Bạn trên bảng đã làm bài xong. Các em đặt bút xuống và nhìn lên bảng.
+ Em nào nhận xét cho cô bài làm của bạn trên bảng?
Qua tiết học ngày hôm nay, cô mong rằng các em sẽ nắm vững được tính chất cơ bản của phân số và giải được các bài toán liên quan đến tính chất cơ bản của phân số. 
+ Các em ghi bài tập về nhà.
+ Lớp trưởng đi thu cho cô phiếu bài tập và phiếu học tập của các bạn. 
- HS phát biểu tính chất cơ bản của phân số.
+ 2 HS lên bảng làm BT
+ Lớp trưởng đi phát phiếu học tập.
HS dưới lớp làm BT trong phiếu học tập.
+ HS dừng bút và nhìn lên bảng.
+ HS nhận xết bài làm của bạn.
HS chăm chú lắng nghe.
+ HS ghi bài tập về nhà.
+ Lớp trưởng đi thu phiếu bài tập và phiếu học tập của các bạn.
3) Luyện tập:
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Học thuộc tính chất cơ bản của phân số, viết dạng tổng quát.
BTVN: 11,12,13 (SGK/11)
 20,23,24 (SBT/6-7)
Ôn tập rút gọn phân số.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tính chất cơ bản của phân số - Lê Ngọc Anh.doc