Trung điểm của đoạn thẳng - Phạm Thành Trung

Thông qua hỗ trợ của công nghệ thông tin cho tiết dạy giúp cho học sinh lớp 6:

- Nắm được các tính chất của điểm. Đường thẳng, đoạn thẳng, tia, đoạn thẳng có độ dài cho trước, giúp học sinh hiểu được trung điểm của đoạn thẳng một cách sinh động , trực quan hơn.

- Biết được thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.

- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng bằng nhiều cách, biết vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh;

- Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng “Thước phân giác”.

Đối với giáo viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình vẽ hình, hạn chế được việc sử dụng nhiều bảng phụ trong tiết dạy; tăng tính trực quan, gây hứng thú, kích thích sự chú ý của học sinh trong phát hiện và tiếp thu kiến thức mới, gắn kết được phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại mà Ngành Giáo Dục đã phát động.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trung điểm của đoạn thẳng - Phạm Thành Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUỜNG THCS TÀ NĂNG – ĐỨC TRỌNG – LÂM ĐỒNG 
TỔ : TOÁN - LÝ – TIN. 
Tên sản phẩm:
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TIẾT “ TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG” HÌNH HỌC 9 
 Người thực hiện : Phạm Thành Trung
I. THIẾT KẾ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO BÀI GIẢNG:
Thông qua hỗ trợ của công nghệ thông tin cho tiết dạy giúp cho học sinh lớp 6: 
- Nắm được các tính chất của điểm. Đường thẳng, đoạn thẳng, tia, đoạn thẳng có độ dài cho trước, giúp học sinh hiểu được trung điểm của đoạn thẳng một cách sinh động , trực quan hơn.
- Biết được thế nào là trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng bằng nhiều cách, biết vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau vào các bài tập về tính toán và chứng minh;
- Biết cách tìm tâm của một vật hình tròn bằng “Thước phân giác”. 
Đối với giáo viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình vẽ hình, hạn chế được việc sử dụng nhiều bảng phụ trong tiết dạy; tăng tính trực quan, gây hứng thú, kích thích sự chú ý của học sinh trong phát hiện và tiếp thu kiến thức mới, gắn kết được phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại mà Ngành Giáo Dục đã phát động.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SẢN PHẨM: 
 Thông qua bài giảng điện tử tiết “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau” nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ tích cực cho người thầy trong giảng dạy, tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động của người thầy trong tiết dạy; kích thích hứng thú học tập của học sinh; đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, kiểm tra việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh, đặc biệt hơn là thông qua bài giảng điện tử này giúp học sinh ôn tập và tiếp thu kiến thức mới một các trực quan, sinh động thông qua các hiệu ứng động và hình ảnh trực quan được thiết kế trong bài giảng. Qua bài giảng giúp cho giáo viên khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kết hợp việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, cải thiện vấn đề chất lượng học sinh trong nhà trường hiện nay của địa phương.
III. GIẢI PHÁP – KỸ THUẬT: 
1. Phần mềm sử dụng: 
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, trong giai đoạn hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau, song chương trình mà tôi sử dụng trong bài giảng điện tử nói trên là Microsoft PowerPoint là chủ yếu. Sở dĩ như vậy là vì phần mềm này thông dụng, nó có trong Office của mọi máy tính và dễ sử dụng, không cần các phần lập trình phức tạp cho các hiệu ứng. Bên cạnh đó, tôi có sử dụng thêm phần mềm Violet và Geogbra để hỗ trợ cho bài tập và vẽ hình trong tiết học.
2. Cấu trúc, trình tự của bài giảng :
Trong bài giảng điện tử “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau” tiết 28 - hình học 9 tôi thiết kế gồm các mục như sau : 
- Đặt vấn đề vào bài mới thông qua hiệu ứng động mô phỏng cách vẽ hai tiếp tuyến cất nhau.
- Tiêu đề : Tiết 28: §6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Mục 1 : Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau
- Mục 2 : Đường tròn nội tiếp tam giác
- Mục 3 : Đường tròn bàng tiếp tam giác
- Mục 4 : Bài tập
- Mục 5 : Hướng dẫn về nhà.
3. Đặc điểm ưu thế của bài giảng:
- Trong bài giảng được sử dụng phối kết hợp một cách linh hoạt gữa các hiệu ứng xuất hiện, biến mất và di chuyển theo đường để tạo ra các hiệu ứng sinh động, mô phỏng các bước dựng các chi tiết của hình vẽ một cách trực quan; cách lưu lại nội dung ghi bài trên màn hình một cách hợp lý giúp cho học sinh ghi nội dung bài học một cách dễ dàng (quy định nội dung ghi bài của học sinh là chữ màu xanh đen).
- Bố cục của bài giảng rõ ràng giúp cho học sinh thấy rõ nội dung từng phần của bài học. 
- Sử dụng các nút liên kết hỗ trợ giáo viên trong các minh hoạ trực quan và chủ động hơn trong phân phối thời gian của tiết học.
- Cách sử dụng bài giảng đơn giản giúp cho người giáo viên không rành về tin học nhưng xem qua hướng dẫn sẽ ứng dụng được bài giảng trong tiết dạy của mình.
- Trong bài giảng có quy định màu chữ để phân biệt nội dung trong bài giảng : chữ màu đỏ là các câu hỏi đặt vấn đề hoặc gợi ý; chữ màu xanh nhạc là đề bài hoặc những hướng dẫn, giải thích; chữ màu xanh đen là nội dung ghi bài của học sinh điều này giúp cho học sinh được học với bài giảng điện tử chủ động hơn trong các hoạt động và ghi bài của mình, những câu hỏi chốt nhằm gieo vấn đề hoặc để giải quyết vấn đề nếu học sinh chưa nghe rõ giáo viên nêu có thể đọc thêm ở trên màn hình.
- Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài giảng trên đã gieo vấn đề vào bài mới cũng như chuyểm qua các mục một cách trực quan, logic thông qua việc ôn kiến thức cũ để so sánh, phát hiện kiến thức mới.
IV. CÁCH SỬ DỤNG BÀI GIẢNG:
1. Cách sử dụng bài giảng hỗ trợ trong tiết dạy, tiết 28- Hình học 9:
Nháy đôi chuột vào tên tệp tin “Tiet 28- hinh hoc 9” để mở tệp tin vào Power Point
Chạy chương trình Power Point bằng cách nhấn phím F5
Khi đã chạy chương trình, sau mỗi lần nhấn chuột trái sẽ đến một một hiệu ứng mới hoặc một trang tiếp theo.
Các hiệu ứng mặc định là nhấn nút trái chuột để hiển thị các đối tượng cũng như một số các hiệu ứng hỗ trợ cho tiết dạy.
Trong các Slide có ?. khi nhấn vào liên tiếp sẽ được lần lượt các câu hỏi định hướng cho nội dung bài dạy.
Trong Slide 4 khi nhấn vào 	sẽ bật/ tắt hiển thị minh hoạ tia phân giác của góc BAC , tương tự nhấn vào 	 bật / tắt hiển thị minh hoạ tia phân giác của góc BOC
Trong Slide 8 nhấn vào “Ve phan giac” sẽ liên kết với Violet để chạy chương trình mô phỏng ôn lại các bước vẽ tia phân giác của một góc. Trong màn hình trình chiếu của Violet nhấn vào để thoát quay về màn hình trình chiếu Power Point.
HDVN
Khi đến Mục Bài tập nhấn vào “Bài tập” sẽ liên kết với bài tập ở phần mềm Violet (đây là phần mở nếu còn thời gian trong tiết học) 
Trong các Slide (trang ) có các nút lệnh ở cuối 
có các tác dụng lần lượt : 
	 + Quay về Slide trước bỏ qua việc chạy các hiệu ứng còn lại
HDVN
 + Đến Slide kế tiếp bỏ qua việc chạy các hiệu ứng còn lại
	+ Đến Slide Hướng dẫn về nhà 
2. Thông tin về các hoạt động trong giảng dạy: 
STT
Hoạt động
(thời gian)
Cách thức tiến hành và các hoạt động được lập kế hoạch
Lý do sử dụng CNTT
1
Đặt vấn đề vào bài mới
(6phút)
GV yêu cầu HS quan sát và HS trả lời các câu hỏi vừa ôn kiến thức cũ và từ đó giáo viên gieo vấn đề cho nội dung bài mới. GV giới thiệu tiêu đề tiết học.
-Khai thác yếu tố trực quan, sinh động, kênh hình của CNTT
2
Mục 1 : Định lí về hai tiếp tuyến cắt nhau, (có thể em chưa biết)
(11phút)
Qua phần đặt vấn đề và làm bài ?1 theo hoạt động cá nhân HS phát hiện ra kiến thức mới về tích chất của hai tiếp tuyến cắt nhau. GV chốt lại và nhấn mạnh qua các hiệu ứng động giới thiệu các góc và vẽ tia phân giác của các góc đó.
- GV giới thiệu một ứng dụng của tính chất trên là thước phân giác. Cho học sinh tìm hiểu về cách sử dụng và thực hành qua mục “Có thể em chưa biết”. GV mô phỏng lại các bước xác định tâm trên màn hình sau khi học sinh đã trình bày.
-Tăng tính trực quan, sinh động
-Gây sự chú ý khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3
Mục 2 : Đường tròn nội tiếp tam giác
(10phút)
- GV ôn lại đường tròn ngoại tiếp tam giác và đặt vấn đề để học sinh tìm hiểu về đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Cho HS tìm hiểu bài ?2 hướng dẫn HS phân tích và tìm cách xác định các yếu tố trong vẽ hình bài ?2 và thực hiện vẽ hình.
GV ôn lại cách vẽ phân giác của một góc ở lớp 7 bằng hình động mô phỏng của Violet, mô phỏng cách xác định các điểm D,E,F bằng hiệu ứng Power Point.
GV cho HS chứng minh dựa theo những gợi ý (nếu cần) , GV lần lượt chiếu nội dung chứng minh.
Sau khi chứng minh xong GV cho hiệu ứng đường tròn qua ba điểm D, E, F xuất hiện và giới thiệu đó là đường tròn nội tiếp --> HS rút ra khái niệm, tâm đường tròn nội tiếp. 
- Khai thác kênh hình trực quan.
- Khai thác kênh ảnh, hiệu ứng động.
4
Mục 3 : Đường tròn bàng tiếp tam giác
(10phút)
- Sau khi GV chốt lại khái niệm GV đặt vấn đề Giao điểm các đường phân giác các góc ngoài của tam giác là gì --> đường tròn bàng tiếp tam giác.
- Cho HS tìm hiểu bài ?3 hướng dẫn HS phân tích và tìm cách xác định các yếu tố trong vẽ hình bài ?3 và thực hiện vẽ hình.
GV hướng dẫn cách xác định các điểm K, D,E,F bằng hiệu ứng Power Point.
GV cho HS hoạt động nhóm --> trình bày bài giải, GV lần lượt chiếu nội dung chứng minh.
Sau khi chứng minh xong GV cho hiệu ứng đường tròn qua ba điểm D, E, F xuất hiện và giới thiệu đó là đường tròn bàng tiếp --> HS rút ra khái niệm.
==> Xác định tâm của đường tròn bàng tiếp . Số đường tròn bàng tiếp của một tam giác.
- Khai thác yếu tố trực quan
- Khai thác kêng hình trực quan
5
Mục 4: Củng cố và bài tập 
(6phút)
- GV chiếu hệ thống các nội dung đã học học sinh nhắc lại.
- GV chiếu nội dung bài tập bằng Violet 
Bài 1 cho HS đọc và trả lời nhanh
Bài 2 cho HS đọc sau đó cho hoạt động nhóm 2 em --> chọn --> kiểm tra kết quả và giải thích vì sao ?
Khai thác kênh văn bản, hình ảnh và thế mạnh về các dạng bài tập của Violet.
6
Mục 5 : Hướng dẫn về nhà.
(2phút)
GV nêu nội dung Hướng dẫn về nhà và chiếu lên màn hình . HS chú ý lắng nghe và ghi lại.
Khai thác kênh văn bản
V. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
	Với thiết kế bài giảng như trên, bản thân tôi đã áp dụng và nhận thấy nó rất có hiệu quả đối với các tiết như bài “Cung chứa góc” tiết 45, 46 hình học 9, bài “Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song” hình học 8, “Diện tích tam giác” tiết 29 hình học 8,  Những bài này có tính trừu tượng cao, nội dung kiến thức nhiều, phức tạp khi thiết kế bài giảng như trên sẽ giúp tiết kiện được thời gian trong tiết học, minh hoạ được nhiều nội dung kiến thức cho bài học một cách trực quan, sinh động.
	VI. HIỆU QUẢ:
	Thông qua bài dạy việc sử dụng chương trình hỗ trợ cho tiết dạy này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong quá trình vẽ hình, hạn chế được việc sử dụng nhiều bảng phụ trong tiết dạy; tăng tính trực quan, gây hứng thú, kích thích sự chú ý của học sinh trong tiếp thu kiến thức mới, gắn kết được phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại.
	Trong tiết dạy có chương trình hỗ trợ này giúp cho giáo viên có các hình ảnh và thao tác trực quan mà không cần chính giáo viên phải thao tác, giúp cho giáo viên có thời gian quan sát việc học tập của lớp được tốt hơn và chủ động, tiết kiệm được thời gian trong các thao tác vẽ hình.
	Nhờ có chương trình hỗ trợ này, trong tiết học, giáo viên sẽ cung cấp và ôn tập được nhiều nội dung kiết thức cho học sinh một cách trực quan. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách hứng thú, chủ động, trực quan.
	Với bài soạn này chắc chắn rằng còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để giúp bản thân tôi rút kinh nghiệm trong những bài soạn lần sau. 
	Ninh Gia, ngày 28 tháng 03 năm 2009
	Người soạn 
	Hoàng Văn Hoà 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Trung điểm của đoạn thẳng - Hoàng Văn Hòa - Trường THCS Ninh Gia.doc
  • pptBài 10. Trung điểm của đoạn thẳng - Hoàng Văn Hòa - Trường THCS Ninh Gia.ppt