Tuần 23 - Tiết 47, Bài 38: Axetilen

A. Mục tiêu bài học

1/ Hs nắm được :

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetilen

- Khái niệm và đặc điểm của liên kết ba

- Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước , dễ cháy tạo ra khí cacbonic và nước, tỏa nhiều nhiệt

- Biết một số ứng dụng của axetilen

2/ Củng cố kỹ năng viết phương trình phản ứng của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của chất dựa vào thành phần và cấu tạo

B. Chuẩn bị

1/ Giáo viên

- Mô hình phân tử axetilen

- Tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen

- Hóa chất: đất đèn, nước, dd brom, C2H2 (đựng sẵn trong lọ)

- Dụng cụ: bình cầu, phễu, chậu thủy tinh, ống dẫn khí, bình thu nhỏ

2/ Học sinh

- Nghiên cứu trước nội dung bài học

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tuần 23 - Tiết 47, Bài 38: Axetilen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Bài 38
Ngày soạn: 21/02/08
Tiết: 47
axetilen
Ngày dạy: 29/02/08
A. Mục tiêu bài học 
1/ Hs nắm được :
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axetilen
- Khái niệm và đặc điểm của liên kết ba
- Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước , dễ cháy tạo ra khí cacbonic và nước, tỏa nhiều nhiệt 
- Biết một số ứng dụng của axetilen
2/ Củng cố kỹ năng viết phương trình phản ứng của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của chất dựa vào thành phần và cấu tạo
B. Chuẩn bị
1/ Giáo viên
- Mô hình phân tử axetilen 
- Tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen
- Hóa chất: đất đèn, nước, dd brom, C2H2 (đựng sẵn trong lọ)
- Dụng cụ: bình cầu, phễu, chậu thủy tinh, ống dẫn khí, bình thu nhỏ
2/ Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài học
C. Tiến trình bài giảng
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
1/ Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của axetilen?
2/ Chữa bài tập 4 (SGK- tr119)
III- Bài mới
GV cung cấp: công thức phân tử là C2H2
 ? Phân tử khối: 26 (g)
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu "tính chất vật lý"
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát lọ chứa C2H2, đông thời quan sát tranh vẽ H 4. 9, để rút ra tính chất vật lý của C2H2
HS quan sát, rút ra tính chất vật lý 
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước
- Nhẹ hơn không khí
2/ Hoạt động 2: "Cấu tạo phân tử"
- So sánh công thức phân tử của etylen và axetylen ị khác nhau về thành phần phân tử của 2 chất
- HS so sánh công thức phân tử của etylen và axetylen
- Gọi 1 HS viết công thức cấu tạo của C2H4
 CH2 = CH2
- GV: Giả sử nếu tách đi ở mỗi nguyên tử C, 1 nguyên tử H. Khi đó mỗi C có một hóa trị tự do và liên kết với nhau tạo lên liên kết 3
- HS theo dõi
- GV cho HS quan sát mô hình, viết công thức cấu tạo C2H2
- HS viết công thức cấu tạo
 CH º CH
GV giới thiệu khái niệm liên kết 3 và đặc điểm của liên kết 3
* Đặc điểm: 
- Giữa 2 nguyên tử C có 1 liên kết 3
- Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học
* Hoạt động 3: "Tính chất hóa học"
- GV cho HS nhận xét về thành phần, cấu tạo của CH4; C2H4; C2H2
- HS nhận xét
Từ đó yêu cầu HS dự đoán tính chất của C2H2
HS đưa ra dự đoán
- Phản ứng cháy
- Phản ứng cộng
- GV: Bằng thí nghiệm chúng ra sẽ kiểm tra các dự đoán trên
GV làm thí nghiệm
Gọi 1 HS nêu hiện tượng
1/ Axetylen có cháy không?
HS quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng
* Axetylen cháy trong không khí, ngọn lửa sáng
- Phản ứng tỏa nhiệt
- GV gọi 1 HS viết phương trình phản ứng
* PT phản ứng:
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
 (k) (k) (k) (h)
- GV liên hệ: Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, nên dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetylen
2/ C2H2 có làm mất màu dung dịch Br2 không?
- Gv biểu diễn thí nghiệm yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng
HS nêu hiện tượng và nhận xét:
- Hiện tượng: dung dịch Brom bị nhạt màu (nhận xét: dự đoán đúng)
GV hướng dẫn HS viết phương trình p/ư
- HS viết phương trình:
CH º CH + Br-Br đ Br-CH=CH-Br
 (k) (dd) (l)
- Sản phẩm có tiếp tục tham gia phản ứng cộng nữa không?
Br-CH=CH-Br+Br-BrđBr2CH-CHBr2 (l) (dd) (l)
- GV thông báo: Trong điều kiện thích hợp, C2H2 còn phản ứng cộng với H2 và một số chất khác
* Hoạt động 5: "ứng dụng"
- GV cho HS quan sát sơ đồ ứng dụng của axetylen
HS quan sát và nêu nhận xét
- Làm nhiên liệu cho đèn xì
 đ Nêu nhận xét
- Làm nguyên liệu để sản xuất:
+ PVC
+ Cao su
+ Axit axetic
* Hoạt động 6: "Điều chế"
GV cho HS quan sát hình vẽ điều chế C2H2 từ đất đèn (CaC2), mô tả quá trình hoạt động của thiết bị, giải thích vai trò của bình đựng dung dịch NaOH là loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S
HS theo dõi nắm được phương pháp điều chế (Cho đất đèn tác dụng với nước)
- GV yêu cầu HS viết phương trình điều chế C2H2 từ CaC2
Phương trình:
CaC2 + 2H2O đ C2H2 + Ca(OH)2
GV giới thiệu phương pháp hiện đại được dùng nhiều hiện nay: (nhiệt phân khí mêtan ở nhiệt độ cao)
IV- Củng cố
1/ GV treo bảng phụ ghi đề bài:
	Cho các hợp chất CH4, C2H2, C2H4
a) Viết công thức cấu tạo của 3 chất trên
b) Trong các chất trên, chất nào có phản ứng thế với clo, brom? Viết phương trình minh họa
2/ Làm bài tập 4 SGK- tr119
V- Hướng dẫn
- Học kỹ bài
- Làm bài tập trong SGK
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra 45'

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38. Axetilen.doc