Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

I. Mục tiêu

 Sau khi học bài học sinh phải:

 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. Nêu rõ các tác nhân gây hại tim mạch và biện pháp rèn luyện tim mạch.

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tư duy logíc và tư duy tổng hợp.

 - Giáo dục học sinh hình thành ý thức vệ sinh hệ tim mạch.

II. Chuẩn bị

 - GV: Tranh vẽ hình 18.1,2. Bảng 18.

 - HS: Kẻ bảng 18 vào vở bài tập.

III. Phương pháp

 Quan sát tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi.

IV. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 a. Mở bài: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch diễn qua như thế nào? Có phải vận tốc máu trong 3 loại mạch giống nhau không? Làm thế nào để có 1 trái tim khỏe mạnh?

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu
 Sau khi học bài học sinh phải:
 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. Nêu rõ các tác nhân gây hại tim mạch và biện pháp rèn luyện tim mạch.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tư duy logíc và tư duy tổng hợp.
 - Giáo dục học sinh hình thành ý thức vệ sinh hệ tim mạch. 
II. Chuẩn bị
 - GV: Tranh vẽ hình 18.1,2. Bảng 18.
 - HS: Kẻ bảng 18 vào vở bài tập.
III. Phương pháp
 Quan sát tìm tòi, hỏi đáp tìm tòi.
IV. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
 a. Mở bài: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch diễn qua như thế nào? Có phải vận tốc máu trong 3 loại mạch giống nhau không? Làm thế nào để có 1 trái tim khỏe mạnh?
 b. Phát triển bài:
+ HĐ1: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
HS đọc 3 hàng đầu của thông tin 1.
H. Tìm những chữ in nghiêng?
H. Tìm mối liên hệ giữa 3 ý trên (sức đẩy (tim) = HA + vận tốc máu).
H. Huyết áp là gì? Khi nào huyết áp đạt tối đa? Khi nào huyết áp đạt tối thiểu?
H. Khi đo huyết áp bác sĩ ghi 120/80 có ý nghĩa gì?
HS đọc tiếp đoạn “ sức đẩy tĩnh mạch”. Quan sát hình 18.1 à thảo luận.
H1: Trên sơ đồ màu hồng và màu xanh có ý nghĩa gì? (hồng: HAĐM; xanh: HATM).
H2: Hãy chỉ ra chiều giảm huyết áp trong hệ mạch? Giải thích? (ĐMàTMàMM).
H3: Vận tốc máu trong hệ mạch biến đổi như thế nào? (Vận tốc giảm từ ĐMàMM à tăng dần ở tĩnh mạch).
H4: Vận tốc máu phụ thuộc vào yếu tố nào? (tiết diện mạch máu).
GV gọi các nhóm trả lời.
HS đọc “Ở động mạch  chảy ngược” + quan sát hình 18.2.
H. Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
H. Huyết áp trong mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyến được qua tĩnh mạch về tim nhờ tác động chủ yếu nào?
+ HĐ2: Tìm hiểu vệ sinh hệ tim mạch.
HS đọc thông tin.
H. Nêu các tác nhân có hại cho tim mạch?
H. Nêu các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch?
HS quan sát bảng 18.
H. Qua bảng 18 cho biết điều gì?
H. Các vận động viên thể thao lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút ít hơn người bình thường có ý nghĩa gì?
H. Nêu các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch?
I. Sự vận chuyên máu qua hệ mạch
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.
- Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn- van tim) và hệ mạch.
II. Vệ sinh hệ tim mạch
1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
a. Tác nhân có hại
- Khuyết tật: xơ cứng động mạch, hở hoặc hẹp van tim.
- Mất máu, mất nước quá nhiều, quá lo sợ hay hồi hộp, sốt cao
- Sử dụng các chất kích thích.
- Bệnh truyền nhiễm: cúm, bạch hầu, thương hàn, khớp
- Thức ăn có nhiều mỡ động vật.
b. Phòng tránh
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức TDTT, xoa bóp.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. 
c. Tổng kết: HS đọc ghi nhớ SGK.
 4. Kiểm tra đánh giá
 - Chọn câu sai trong câu sau: Máu từ tĩnh mạch về tim ngược chiều trọng lực nhưng không bị chảy ngược vì:
 a. Sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch. b. Hoạt động của van tĩnh mạch.
*c. Huyết áp trong tĩnh mạch rất cao. d. Sức hút của tâm nhĩ khi dãn.
 e. Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
 - Khi bác sĩ đo huyết áp cho 1 bệnh nhân, kết quả là:160/ 110 nnHg, chỉ số huyết áp trên cho biết điều gì? 
 5. Hướng dẫn tự học
 - Học bài, đọc: “ Em có biết”.
 - Mỗi nhóm (2 HS) chuẩn bị: 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, bông, 1dây cao su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm. Tất cả đều sạch. Kẻ bảng 19 vào vở bài tập.
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn (2).doc