Viết bài tập làm văn số 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 11

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng :

 - Hoàn thiện kiến thức đọc hiểu bài thơ, kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội.

 - Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ Việt Nam trung đại (Ngữ văn 11).

 - Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong cách làm bài.

 => Năng lực hướng tới :

 - Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn văn bản.

 - Năng lực phân tích và đề xuất cách giải quyết những tình huống cụ thể được đặt ra trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm thơ.

 - Hoàn thiện kĩ năng viết đoạn văn.

 - Năng lực trình bày, cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1318Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Viết bài tập làm văn số 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I
 VIẾT BÀI TLV SỐ 2 
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : NGỮ VĂN 11 – THPT
Thời gian làm bài: 
 Chủ đề
THƠ TRUNG ĐẠI (Ngữ văn 11)
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng :
	- Hoàn thiện kiến thức đọc hiểu bài thơ, kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội.
	- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ Việt Nam trung đại (Ngữ văn 11).
	- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong cách làm bài...
	=> Năng lực hướng tới :
	- Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập đoạn văn bản.
	- Năng lực phân tích và đề xuất cách giải quyết những tình huống cụ thể được đặt ra trong tác phẩm và trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm thơ.
	- Hoàn thiện kĩ năng viết đoạn văn.
	- Năng lực trình bày, cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội.
B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề : 
 Thơ Việt Nam Trung đại- Ngữ văn 11 (theo định hướng năng lực).
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Xác định dạng đề
- Chỉ ra những từ ngữ hình ảnh trong bài thơ
- Lập dàn ý.
- Chọn ý để triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội có mở đoạn / kết đoạn.
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo qua tác phẩm.
- Xác định được vấn đề câu hỏi đưa ra (Nội dung, nghệ thuật, ...)
- Xác định phạm vi kiến thức cần sử dụng.
- Lựa chọn thao tác lập luận cho đoạn văn..
- Xác định được vấn đề nêu ra trong văn bản.
- Xác định được các thao tác lập luận cần sử dụng để tạo lập văn bản.
Câu hỏi định tính, định lượng:
- Câu hỏi mở:
+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn.
+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài.
Bài tập thực hành: Bài viết nghị luận liên quan đến một vấn đề trong tác phẩm thơ Việt Nam Trung đại (Ngữ văn 11)
- Bài tự chọn theo những định hướng cho trước.
C. Ma trận đề kiểm tra
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Đọc hiểu:
- Nhận diện phương thức biểu đạt.
- Chỉ ra nội dung và biện pháp tu từ.
- Hiểu được ý nghĩa, chi tiết trong đoạn văn. Viết đoạn văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
5.0
50%
5
5.0
50%
2. Làm văn
Đoạn văn Nghị luận về vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học.
- Nhân diện vấn đề nêu ra thuộc dạng đề nghị luận xã hội.
- Cần sử dụng những đơn vị kiến thức liên quan đến tác phẩm và ngoài xã hội để giải quyết vấn đề.
* Lập dàn ý cho đề bài. 
- Hình thành các luận điểm cho bài viết.
* Viết được đoạn văn. 
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo để thấy được giá trị mà tác phẩm mang lại.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5.0
50%
1
5.0
50%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
5.0
50%
1
5.0
50%
5
10
100%
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I
 VIẾT BÀI TLV SỐ 2 
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : NGỮ VĂN 11 – THPT
Thời gian làm bài: 
ĐỀ BÀI
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
 CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
 Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Câu 1 : (1,0đ)
Hãy chỉ rõ các vần được gieo trong bài thơ mà tác giả sử dụng nhiều nhất ? 
Câu 2 : (1,0đ)
 Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu ? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào ? 
Câu 3 : (1,5đ)
Em có nhận xét gì về không gian trong bài thơ qua các chuyển động ? 
Câu 4 : (1,5đ)
Qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến với ,thiên nhiên, đất nước ? 
Câu 5 : (5,0đ)
Viết một đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi : tuổi trẻ hiện nay phải làm gì để bảo vệ môi trường trước nạn ô nhiễm ngày càng tăng ? 
SỞ GD&ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS&THPT HỒNG VÂN
 VIẾT BÀI TLV SỐ 2 
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn : NGỮ VĂN 11 – THPT
Thời gian làm bài: Về nhà một tuần
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu/Ý
Yêu cầu
Điểm
1
- Vần “eo” 
- (Lẽo, veo, tẻo teo, theo vèo, teo, bèo)
1,0
2
- Hình ảnh: ao thu lạnh lẽo, nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng 
- Đường nét, sự chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng
+ Đặc biệt cảnh sắc trong bức tranh được tạo nên bởi các điệu xanh: xanh ao, xanh trời, xanh sóng 
- Cảnh thu ấy đã gợi lên được nét riêng của một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
1,0
1
3
- Không gian Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng bóng người. Không gian ấy được hiện lên qua màu sắc : xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. 
- Không gian ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động, một sự chuyển động rất khẽ : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Sự chuyển động ấy khẽ đến mức không đủ để tạo thành âm thanh. 
- Cả bài thơ chỉ có một tiếng động duy nhất – tiếng cá đớp động nhưng là đớp động dưới chân bèo. Từ đâu gợi sự mơ hồ, không xác định.
 1,5
4
- Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. - Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.
1,5
5
- Đoạn văn cần đảm bảo có mở đoạn và kết đoạn.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo các ý sau:
+ Nêu rõ hiện trạng.
+ Nêu nguyên nhân.
+ Hậu quả.
+ Hướng khắc phục.
+ Bài học nhận thức.
5,0
 Giáo viên ra đề
 Nguyễn Hà Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_5_Viet_bai_lam_van_so_2_Nghi_luan_van_hoc_bai_lam_o_nha.doc