Âm nhạc 7 - Nguyễn Thị Hương

Đoạn1: Từ đầu đến “Thân yêu”

Đoạn 2: Phần còn lại (đây là đoạn điệp khúc và được nhắc lại hai lần)

Mỗi đoạn chia thành hai câu (GV nêu cụ thể từng câu)

- Luyện thanh: Theo mẫu âm Mi, Ma.

- Tập hát từng câu:

+ GV đàn và hát mẫu câu 1 khoảng ba lần nhắc HS vừa nghe vừa nhẩm theo giai điệu sau đó hát hoà cùng đàn lưu ý các tiếng chào, mặt rơi vào nốt móc kép nên trường độ rất ngắn, cuối câu ngân đủ hai phách rưỡi theo tiếng đếm của GV. Nếu có HS hát sai thì GV hát mẫu lại để sửa sai cho HS.

+ Hướng dẫn tập hát câu 2 theo cách tương tự, giai điệu của câu 2 tương đối giống câu 1 nên có thể cho HS hát luôn cùng đàn sau khi nghe hát mẫu một lần. Cho HS hát toàn bộ đoạn 1.

+ Tập tương tự với từng câu của đoạn 2, lưu ý HS giai điệu câu 4 khác nhau ở từng lần hát.

Cuối cùng cho HS hát đầy đủ cả bài.

 

doc 102 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2361Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Âm nhạc 7 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV nêu khái niệm
GV ghi bảng
GV đàn và hướng dẫn
GV hỏi
GV ghi bảng
GV nêu khái niệm
GV yêu cầu
GV giải thích
GV yêu cầu
GV treo hình phím đàn
 1. Ôn tập bài hát 
" Khúc hát chim sơn ca "
- Luyện thanh :Theo mẫu âm Mi, Ma.
Bài hát Khúc hát chim sơn ca được chia thành mấy đoạn ? Em hãy cho biết tính chất âm nhạc của từng đoạn ?
- Cho HS nghe lại giai điệu của bài hát để các em tự so sánh, điều chỉnh.
- Cả lớp cùng trình bày bài hát : Thể hiện tình cảm vui tươi, rộn rã, nhí nhảnh.
GV nghe và phát hiện những chỗ còn sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sửa lại cho đúng .
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát. GV nhận xét và cho điểm tượng trưng để tạo không khí thi đua.
- GV gọi một nhóm HS ( nhóm 3 em ) lên bảng trình bày bài hát Khúc hát chim sơn ca.
 2. Nhạc lí 
* Cung và nửa cung :
Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa hai âm thanh đi liền bậc, một cung bằng hai nửa cung.
Kí hiệu : 
 1 cung : È
 Nửa cung : Ú
- Bẩy bậc âm tự nhiên có khoảng cách cung và nửa cung như sau :
- Đọc cao độ của 7 bậc âm tự nhiên.
Độ cao chúng ta vừa đọc còn được gọi là gì ? ( Gam Đô trưởng )
* Dấu hoá :
Dấu hoá là ký hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc, có ba loại dấu hoá thường dùng :
+ Dấu thăng : # nâng cao nốt nhạc lên 1/2 cung.
+ Dấu giáng : b hạ thấp nốt nhạc xuống 1/2 cung.
+ Dấu bình : huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng.
- GV yêu cầu HS quan sát VD về hoá biểu và dấu hoá bất thường trong SGK (Tr 31.)
Dấu hoá xuất hiện ở đầu khuông nhạc ngay sau khoá nhạc là dấu hoá suốt gọi là hoá biểu, các dấu hoá trong hoá biểu được ghi cùng một loại và nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc ( Vì có 7 nốt nhạc nên trên hoá biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hoá tương ứng ).
Dấu hoá bất thường là dấu hoá được đặt trước nốt nhạc chỉ có tác dụng tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một ô nhịp.
Em hãy kể tên một số bài hát đã học có hoá biểu ?
Lấy VD về một bài hát đã học có sử dụng dấu hoá bất thường ?
- Hướng dẫn HS quan sát hình phím đàn :
Hai phím trắng ở gần nhau nếu không có phím đen ở giữa thì cách nhau nửa cung, còn nếu có phím đen ở giữa thì chúng cách nhau một cung ( Phím trắng là tên các nốt nhạc khi ở trạng thái bình thường, còn phím đen là các nốt nhạc khi được thăng lên hoặc giáng xuống )
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS trả lời
HS nghe và nhẩm theo
HS trình bày
HS sửa sai
HS trình bày theo tổ
HS lên kiểm tra 
HS ghi bài
HS ghi bài
HS ghi bài
HS đọc cùng đàn
HS trả lời
HS ghi bài
HS ghi bài
HS quan sát 
HS nghe và ghi nhớ
HS trả lời
HS theo dõi
 4, Củng cố : 
- Yêu cầu HS tìm khoảng cách một cung và nửa cung trong hai nhịp đầu của bài hát Khúc hát chim sơn ca ?
5, Dặn dò : 
- Về nhà tập trình diễn bài hát Khúc hát chim sơn ca. Học thuộc các khái niệm nhạc lí .
- Xem trước bài TĐN số 5 . 
****************************************
Ngày soạn: 22 / 11 /2014 
Tiết 14 :
 - Ôn tập bài hát : Khúc hát chim sơn ca
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 5 
 - Âm nhạc thường thức : Giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven
I. Mục tiêu :
- HS ôn lại để hát thuần thục hơn bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5 : Em là bông hồng nhỏ.
- Cung cấp thêm cho HS kiến thức về lịch sử âm nhạc thế giới qua phần giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đàn và hát thuần thục bài Khúc hát chim sơn ca .
- Đọc nhạc, đánh đàn và hát thuần thục bài TĐN số 5.
- Chép bài TĐN số 5 ra bảng phụ.
- Tập hát bản Bài ca hoà bình của Bét-tô-ven.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
2.Kiểm tra bài cũ : Đan xen trong tiết học.
3. Bài mới :
Hoạt độngcủa GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV thực hiện 
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV treo bảng phụ
GV hỏi
GV chia câu trên bảng phụ
GV yêu cầu
GV đàn gam
GV ghi bảng và hướng dẫn
GV đàn, hướng dẫn
GV điều chỉnh
GV đàn và hướng dẫn
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV giới thiệu
GV thực hiện
 1. Ôn tập bài hát 
" Khúc hát chim sơn ca "
- Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát .
- Tất cả cùng trình bày bài hát : Thể hiện vui tươi, rộn rã nhưng không nhanh.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát hoàn chỉnh kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhịp đồng thời có thể làm hai động tác phụ hoạ sau:
Khi hát câu đầu tiên : " Tiếng sơn ca..đâu đây ", đưa ngón trỏ tay phải lên ngang mắt, ánh mắt nhìn chếch theo đầu ngón tay.
Khi hát đến câu : " Dâng cho mê say " thì hai tay từ từ đưa lên ngang ngực.
- GV chỉ định hai HS hát song ca bài hát này kết hợp vận động và phụ hoạ như vừa được hướng dẫn. 
 2. Tập đọc nhạc số 5 
" Em là bông hồng nhỏ "
( Trích )
 Nhạc và lời:Trịnh Công Sơn
- Giới thiệu bài TĐN số 5 .
- Nhận xét bài TĐN :
Bài TĐN số 5 được viết ở nhịp bao nhiêu ? Ô nhịp đầu tiên thuộc loại nhịp gì ? ( Nhịp 4/4, nhịp đầu tiên là nhịp lấy đà )
Về cao độ gồm tên các nốt nhạc nào ?
( Đô - Rê - Mi - Pha - Sol - la ., có sử dụng dấu hoá bất thường ở nốt Pha )
Về trường độ gồm các hình nốt nào ?
( Nốt đen và nốt trắng )
Trong bài sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào ?
( Dấu nhắc lại, khung thay đổi )
- Chia câu : Bản nhạc có 4 câu, mỗi câu đều kết thúc bằng nốt trắng.
- Đọc tên nốt nhạc từng câu.
- Đọc gam Đô trưởng.
- Hướng dẫn HS thực hiện tiết tấu chủ đạo của bài :
4/4 
 1 2 1 2 3 4 1
- Tập đọc nhạc từng câu và hát lời ca:
+ GV đàn giai điệu câu 1 khoảng ba lần, yêu cầu HS lắng nghe và TĐN nhẩm theo sau đó GV tiếp tục đàn giai điệu câu1 và bắt nhịp để HS đọc nhạc cùng với đàn.
+ GV vẫn đàn giai điệu câu 1 yêu cầu HS tự hát ngay lời ca cùng giai điệu đó.
Trong quá trình HS tự đọc nhạc và hát lời ca cùng đàn nếu còn sai GV hướng dẫn các em sửa cho chính xác.
+ Tiến hành tương tự với các câu tiếp theo, học xong câu 2 GV chỉ định HS đọc nối câu 1 - 2, xong câu 4 co HS đọc nối câu 3 - 4.( Riêng ở câu 4 GV nhắc HS lưu ý: Lần thứ nhất đọc các nốt ở khung 1, lần thứ hai đọc các nốt ở khung 2. )
Cuối cùng cho các em đọc nối tất cả các câu lại thành bài TĐN hoàn chỉnh.
- Đọc nhạc và hát lời ca cả bài kết hợp gõ phách.
 3. Âm nhạc thường thức 
Giới thiệu nhạc sĩ : Bét-tô-ven
- Đọc diễn cảm bài giới thiệu về nhạc sĩ Bét-tô-ven trong SGK (Tr 34.)
- Vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bét-tô-ven :
+ Bét-tô-ven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770 tại Bon ( Một thành phố của nước Đức ) trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc.
+ Được mệnh danh là " Vị đại tướng của các nhạc sĩ " do đặc điểm âm nhạc và tính cách của ông, đó là : Bùng nổ, mới lạ và sáng tạo.
+ Sáng tác nổi bật của ông là các bản giao hưởng và sô-nát, các bản giao hưởng của ông rất hay và đồ sộ, ông có 32 bản sô-nát cho đàn Pi-a-nô và người ta đã coi Bét-tô-ven đã viết nhật ký cuộc đời mình bằng những bản sô-nát đó.
- Trình bày bản : Bài ca hoà bình của Bét tô-ven cho HS nghe
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS nhẩm theo
HS trình bày tập thể
HS thực hiện tại chỗ
HS lên kiểm tra
HS ghi bài
HS quan sát bảng
HS trả lời
HS theo dõi
 HS đọc tên nốt
HS đọc gam
HS thực hiện tiết tấu
HS thực hiện
HS hát lời ca trên nền giai điệu
HS sửa sai
HS thực hiện tập thể, nhóm, cá nhân
Cả lớp trình bày
HS ghi bài
HS đọc bài
HS theo dõi
HS nghe và cảm nhận
4, Củng cố : - Hướng dẫn HS vừa trình bày bài TĐN số 5 vừa kết hợp đánh nhịp .
5, Dặn dò : 
- Về nhà học bài theo câu hỏi 1,2 SGK (Tr 35) chép bài TĐN số 5.
***********************************
Ngày soạn: 27 / 11 /2014
Tiết 15 :
 Ôn tập
I. Mục tiêu :
- HS được ôn tập, củng cố lại những kiến thức đã học.
- Biết thể hiện tình cảm khi trình bầy hai bài hát : Chúng em cần hoà bình, khúc hát chim sơn ca.
- Ghi nhớ hai hình tiết tấu chính trong TĐN số 4, số5.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đàn, hát, đọc nhạc thành thạo các nội dung ôn tập.
III. Tiến trình lên lớp :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra cá nhân 
Em hãy kể đôi điều về nhạc sĩ vĩ đại người Đức : Bét-tô-ven ?
3, Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV đệm đàn và yêu cầu
GV điều khiển
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV chữa bài tập
GV hỏi và điều chỉnh cho đúng
GV ghi bảng
GV ghi hình tiết tấu của hai bài TĐN
GV đàn VD về cao độ
GV yêu cầu
GV điều khiển
 1. Ôn tập hai bài hát 
- Chúng em cần hoà bình.
- Khúc hát chim sơn ca.
- Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma.
- Trình bày lần lượt từng bài hát với tình cảm : Vui, khoẻ, tự hào ( Chúng em cần hoà bình ), vui, nhí nhảnh, say sưa ( Khúc hát chim sơn ca).
- Mỗi tổ cử một nhóm trình bày một trong hai bài hát trên. GV nhận xét và chấm điểm từng nhóm.
 2. Ôn tập nhạc lí 
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau :
Ghi khoảng cách 1 cung và nửa cung của bảy bậc âm tự nhiên trên khuông nhạc ?
Có mấy loại dấu hoá thường dùng ? nêu tác dụng của từng loại dấu hoá ?
( Có ba loại dấu hoá thường dùng : Dấu thăng, dấu giáng, dấu bình .
Dấu thăng : Nâng cao nốt nhạc lên 1/2 cung.
Dấu giáng : Hạ thấp nốt nhạc xuống 1/2 cung.
Dấu bình : Huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng. )
Hãy cho biết tác dụng của các dấu hoá trong hoá biểu ? tác dụng của dấu hoá bất thường ?
( Các dấu hoá trong hoá biểu có hiệu lực tới tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc . Dấu hoá bất thường chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một ô nhịp )
 3. Ôn tập TĐN số 4 ,số 5 
- HS thực hiện tiết tấu của bài TĐN số 4, số 5 :
+ TĐN số 4 :
4/4 
 1 2 1 2 3 1
 2 3 1 2 3 4 1 
+ TĐN số 5 :
 4/4 
 1 2 1 2 3 4 1
- HS đọc cùng đàn các VD về cao độ trong SGK (Tr 36)- Đọc nhạc và hát lời kết hợp gõ phách TĐN số 4 và TĐN số 5.
- Chơi trò chơi nhận biết câu nhạc :
GV đàn từng câu nhạc bất kỳ của TĐN số 4 và TĐN số 5 cho HS nghe và chỉ định HS đọc câu nhạc đó. Với những HS nhận biết nhanh và đọc đúng GV nên tuyên dương và cho điểm động viên
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS trình bày
HS thảo luận sau đó lên trình bày
HS ghi bài
HS làm bài vào vở
HS theo dõi
HS trả lời
HS ghi bài
HS thực hiện
HS đọc cùng đàn
HS trình bày
HS nghe, nhận biết và đọc nhạc
4, Củng cố : 
- Cả lớp cùng trình bày hai bài hát : Chúng em cần hoà bình, Khúc hát chim sơn ca.
5, Dặn dò 
- Về nhà các em ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu năm, chuẩn bị ôn tập học kỳ.
*******************************************
 Ngày soạn: 27 /11/2014
 Tiết 16 :
 Ôn tập học kỳ
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bốn bài hát đã học : Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, Khúc hát chim sơn ca.
- Đọc đúng cao độ , trường độ các bài TĐN số 1, số 2, số 3, số 4, số 5.
- Ghi nhớ một vài nét chính về các tác giả, tác phẩm đã giới thiệu trong phần Âm nhạc thường thức.
- Qua việc ôn tập GV hướng dẫn HS cách thi học kỳ để các em có hướng ôn tập phù hợp.
II. Chuẩn bị của Giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đàn và hát thuần thục các nội dung ôn tập.
- Cách kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ I.
III. Tiến trình lên lớp :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2, Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3, Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV hỏi và điều chỉnh
GV đệm đàn và yêu cầu
GV ghi bảng
GV hỏi
GV đàn gam
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV ghi bảng
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
GV cho HS ghi đề thi
 1. Ôn tập học kỳ 
* Ôn tập 4 bài hát :
- Mái trường mến yêu.
- Lí cây đa.
- Chúng em cần hoà bình.
- Khúc hát chim sơn ca.
- Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma.
Em hãy cho biết cách thể hiện tình cảm, sắc thái của từng bài hát như thế nào ?
+ Mái trường mến yêu : Hát thiết tha, tình cảm.
+ Lí cây đa : Thể hiện sự vui tươi, dí dỏm.
+ Chúng em cần hoà bình : Hát vững khoẻ, tự tin.
+ Khúc hát chim sơn ca : Hát rộn rã, vui tươi và trong sáng.
- Cả lớp cùng trình bày lần lượt từng bài hát .
GV phát hiện và sửa chỗ hát sai nếu có.
* Ôn tập TĐN số 1, 2, 3, 4, 5 :
Em hãy cho biêt số chỉ nhịp của từng bài TĐN từ TĐN số 1 đến TĐN số 5 ?
- Đọc gam Đô trưởng.
- Đọc nhạc và hát lời ca lần lượt từng bài TĐN . Khi trình bày kết hợp gõ phách.
GV hướng dẫn sửa sai nếu có HS đọc nhạc và hát lời chưa chính xác.
* Ôn tập Âm nhạc thường thức :
Em hãy kể tên các nhạc sĩ đã được tìm hiểu trong phần Âm nhạc thường thức và giới thiệu tóm tắt một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của các nhạc sĩ đó ? ( Nhạc sĩ Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Bét-tô-ven )
Hãy cho biết nội dung của các bài hát : Nhạc rừng, Hành quân xa, Bài ca hoà bình .
 2. Đề thi học kỳ I 
- GV hướng dẫn nội dung thi :
Kiểm tra thực hành gồm hát, TĐN và kiểm tra vở ghi bài của HS 
- Cách thi như sau : 
Kiểm tra riêng từng HS, từng em sẽ lên bảng trình bày bài thi của mình.
+ Hát : Tự chọn và trình bày một bài hát đã học trong học kì I . Yêu cầu thuộc lời, hát to rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát ( 4 điểm ).
+ TĐN : Bốc thăm trình bày một bài TĐN đã học. Yêu cầu đọc đúng tên nốt, đúng cao độ , trường độ, lời ca thuộc lòng ( 4 điểm ).
+ Kiểm tra vở ghi chép bài : Yêu cầu ghi bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp, có bọc và có nhãn vở ( 2 điểm ).
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS trả lời
HS trình bày và sửa sai
HS ghi bài
HS trả lời
HS đọc gam cùng đàn
HS trình bày
HS sửa sai
HS ghi bài
 HS trả lời
HS ghi bài
HS theo dõi
HS ghi đề thi
4, Củng cố : 
- GV giải đáp các thắc mắc của HS .
5, Dặn dò : 
- Về nhà các em ôn tập theo nội dung của đề thi. Tiết sau kiểm tra học kì I.
 ***********************************
Ngày soạn: 6/12/2014
Tiết 17-18
Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
-Phiếu bốc thăm.
III. Tiến trình lên lớp :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
2, Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị cua học sinh.
3, Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV nhắc lại nội dung đề thi
GV gọi từng HS lên kiểm tra
 Kiểm tra học kì I 
Kiểm tra thực hành gồm hát, TĐN và kiểm tra vở ghi bài của HS 
 - Cách thi như sau : Kiểm tra từng em HS lên bảng trình bày bài thi của mình.Điểm thi được xếp theo hai mức:Loại thứ nhất là Đạt(Đ) là những học sinh có tổng số điểm từ 5 trở lên.Loại thứ hai là những học sinh có tổng số điểm từ 4 trở xuống.
+ Hát :Bốc thăm và trình bày một bài hát đã học trong học kì I . Yêu cầu thuộc lời, hát to rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát ( 4 điểm ).
+ TĐN : Bốc thăm trình bày một bài TĐN đã học. Yêu cầu đọc đúng tên nốt, đúng cao độ , trường độ, lời ca thuộc lòng ( 4 điểm ).
+ Kiểm tra vở ghi chép bài:Yêu cầu ghi bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp, có bọc và có nhãn vở 
( 2 điểm ).
- GV tiến hành kiểm tra theo nội dung đề thi.
HS ghi bài
HS nghe
HS lên kiểm tra
4, Củng cố : 
- GV nhận xét ý thức của HS trong tiết kiểm tra học kì .
5, Dặn dò : - Về nhà các em xem trước bài Đi cắt lúa.
Ngày soạn:27/12/2014
Tiết 19
- Học hát: Bài Đi cắt lúa
 - Nhạc lí: Sơ lược về quãng
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Đi cắt lúa.
- Qua bài hát HS biết được một làn điệu dân ca của dân tộc Hrê -Tây Nguyên và biết được sự phong phú độc đáo của nền ca nhạc dân gian các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
- Cung cấp cho HS những kiến thức về quãng trong âm nhạc 
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đĩa nhạc có bài hát Đi cắt lúa.
- Đàn và hát thuần thục bài Đi cắt lúa.
- Tập hát hai trích đoạn dân ca Tây Nguyên để giới thiệu cho HS : Ru em, Bạn ơi lắng nghe.
- Tập đàn các quãng được giới thiệu trong phần nhạc lí.
III. Tiến trình lên lớp :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3, Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV thực hiện
GV hỏi
GV thực hiện
GV hướng dẫn
GV đàn
GV đàn, hát mẫu và hướng dẫn
GV điều chỉnh
GV đàn, hát mẫu và hướng dẫn
GV hướng dẫn và điều khiển
GV ghi bảng
GV nhấn mạnh
GV đàn và giải thích
GV hỏi
GV giải thích
GV đàn và yêu cầu
 1.Học hát bài 
"Đi cắt lúa"
 Dân ca Hrê - Tây Nguyên
- Đọc phần giới thiệu về bài hát trong SGK (Tr 38).
Trình bày hai trích đoạn dân ca Tây Nguyên để giới thiệu thêm cho HS:
+ Ru em- Dân ca Xơ đăng.
+ Bạn ơi lắng nghe - Dân ca Ba Na
- Nhận xét về bài hát:
Bài hát được viết ở giọng gì? số chỉ nhịp bao nhiêu?
(Bài hát viết ở giọng Đô trưởng, số chỉ nhịp 2/4)
Trong bài có các kí hiệu âm nhạc nào?
(Dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu lặng)
- Cho HS nghe bài hát Đi cắt lúa trên đĩa nhạc.
- Chia đoạn, chia câu: Bài hát có bốn câu
C1: Từ đầu đến "Vang lừng"
C2: Tiếp theo đến "Bản làng ề"
C3: Tiếp theo đến "Ngát hương ê ê"
C4: Phần còn lại
- Luyện thanh: HS luyện thanh theo mẫu âm Mi, Ma.
- Tập hát từng câu: Dịch giọng bằng -2
+ GV hát mẫu câu 1 và dùng nhạc cụ đàn giai điệu câu này khoảng ba lần HS nghe và nhẩm theo câu hát sau đó GV bắt nhịp để HS hát hoà cùng đàn, chú ý hát đúng tiếng luyến bằng ba nốt nhạc và tiết tấu đảo phách ở cuối câu.
Nếu có HS hát sai GV vừa đàn vừa hát mẫu lại để sửa cho HS.
+ Tập hát tương tự với câu 2, ở câu hát này GV giải thích tiếng ê là tiếng đệm thường gặp trong dân ca Tây Nguyên khi hát các em không được bỏ tiếng này. Cho HS hát nối câu 1 và 2.
+ Đối với câu 3 và 4 giai điệu hoàn toàn giống hai câu trên nên có thể cho HS hát luôn hai câu này cùng với đàn. 
Cuối cùng cho HS hát nối cả bốn câu thành bài hát hoàn chỉnh.
- Ở bài hát này cần thể hiện sự hồn nhiên yêu đời, lạc quan do đó các em cần hát sôi nổi và hào hứng. Bài hát ngắn nên các em hát ba lần theo cách hoà giọng và đối đáp như sau:
Lần 1: Tất cả cùng hát
Lần 2: 1 HS nữ hát hai câu đầu, 1 HS nam hát hai câu cuối.
Lần 3: Tất cả cùng hát.
 2. Nhạc lí 
Sơ lược về quãng
* Khái niệm: 
Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai nốt nhạc, vang lên lần lượt hoặc cùng một lúc. Nốt thấp gọi là âm gốc, nốt cao gọi là âm ngọn.
- GV đàn quãng giai điệu và quãng hoà âm cho HS nghe.
Quãng giai điệu khác quãng hoà âm ở điểm nào?
(Quãng giai điệu hai âm vang lên lần lượt, quãng hoà âm hai âm vang lên cùng một lúc)
* Cách gọi tên quãng:
Tên quãng là số âm cơ bản (Những nốt nhạc không bị thăng hoặc giáng) được tính từ âm gốc tới âm ngọn
- Đọc VD về các quãng trong SGK T39
HS ghi bài
HS đọc bài
HS nghe
HS trả lời
HS nghe và cảm nhận
HS theo dõi và ghi nhớ
HS luyện thanh cùng đàn
HS thực hiện tập thể, nhóm
HS sửa sai
HS tập hát tập thể, nhóm, cá nhân
HS trình bày theo hướng dẫn
HS ghi bài
HS ghi khái niệm
HS nghe và phân biệt
HS trả lời
HS ghi bài
HS nghe đàn và đọc đúng cao độ
4, Củng cố: 
- Hãy lấy VD về các quãng 2,3,5,7,8 ?
- Cả lớp cùng trình bày bài hát Đi cắt lúa.
5, Dặn dò : 
- Về nhà các em học bài theo câu hỏi 1,2 SGK T40, xem trước bài TĐN số 6 .
***********************************************
Ngày soạn:5/1/2014
Tiết 20
- Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 6
I. Mục tiêu :
- HS thuộc lời ca bài hát Đi cắt lúa, hát đúng giai điệu, nhẹ nhàng và rõ lời.
- Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 6. Biết thang 5 âm âm chủ La: La-Đô-Rê-Mi-Son.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đàn và hát thuần thục bài Đi cắt lúa.
- Đàn, đọc nhạcvà hát lời thuần thục bài TĐN số 6.
- Chép bài TĐN số 6 ra bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp :
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 
2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra cá nhân 
Em hãy gọi tên các quãng trong bài TĐN số 2 SGK T40?
3, Bài mới :
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV hỏi
GV thực hiện
GV đàn
GV yêu cầu
GV điều chỉnh
GV hướng dẫn
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV treo bảng phụ
GV hỏi
GV giới thiệu
GV hỏi
GV chia câu trên bảng phụ
GV chỉ định
GV đàn và hướng dẫn
GV hướng dẫn
GV đàn và hướng dẫn
GV đàn giai điệu
GV điều khiển
GV chỉ định
1. Ôn tập bài hát 
"Đi cắt lúa"
Bài hát Đi cắt lúa là dân ca của dân tộc nào? Em hãy cho biết tính chất của bài hát?
(Là dân ca Hrê- Tây Nguyên. Bài hát có tính chất hồn nhiên, lạc quan trong sáng)
- Cho HS nghe lại giai điệu bài hát Đi cắt lúa .
- Luyện thanh: Theo mẫu âm Mi, Ma.
- Cả lớp cùng trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, yêu cầu hát nhẹ nhàng và rõ lời.
Nếu có HS hát sai GV hát mẫu lại để sửa cho HS.
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp đánh nhịp 2/4 (Lưu ý ô nhịp đấu tiên là nhịp lấy đà động tác tay sẽ phải đánh lên trước)
- GV chỉ định mỗi tổ một HS lên trình bày bài hát kết hợp đánh nhịp 2/4.
2. Tập đọc nhạc số 6 
"Xuân về trên bản"
 Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ
- Giới thiệu bài TĐN số 6:
- Nhận xét bài TĐN số 6:
Số chỉ nhịp của bài TĐN ?
(Nhịp 2/4)
Về cao độ bài TĐN có các nốt nào?
(La-Đô-Rê-Mi-Son)
Đây là các nốt nhạc trong thang 5 âm mà âm chủ là nốt La.
Về trường độ bài TĐN có các hình nốt nào?
 (Nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, nốt đen chấm dôi)
Hãy cho biết các kí hiệu âm nhạc có trong bài? 
(Dấu luyến, dấu chấm dôi)
- Chia câu: Bài TĐN có 4 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp.
- Đọc tên nốt nhạc từng câu.
- Đọc gam La 5 âm.
- Hướng dẫn HS hình tiết tấu cần chú ý ở nhịp thứ 15,16:
2/4 
 1 2 1 2 3 1
- Tập đọc nhạc từng câu: Dịch giọng bằng -2
+ GV đàn giai điệu câu 1 khoảng ba lần, yêu cầu HS lắng nghe và TĐN nhẩm theo.
+ GV tiếp tục đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp để HS đọc nhạc cùng với đàn. Trong quá trình HS tự đọc nhạc cùng đàn nếu chưa chính xác GV hướng dẫn sửa lại cho đúng.
+ Tiến hành tương tự với các câu còn lại, xong câu 2 GV cho HS nối câu 1-2, xong câu 4 cho HS đọc nối câu 3-4, cuối cùng cho đọc nối cả bốn câu thành bài.
Lưu ý: Cuối mỗi câu đều dùng ccác nốt nhạc ngân dài để tạm ngừng nghỉ, đặc biệt là tiết tấu ở cuối câu 4, GV có thể đọc mẫu để HS đọc chính xác.
- Tập hát lời ca trên nền giai điệu (Cả hai lời)
- TĐN và hát lời hoàn chỉnh: Cả lớp cùng TĐN và hát lời kết hợp gõ phách.
- Một HS nam và 1 HS nữ trình bày bài TĐN theo lối đối đáp như sau:
HS nữ đọc nhạc và hát lời C1,3. HS nam đọc nhạc và hát lời C2,4.
HS ghi bài
HS trả lời
HS nhẩm theo tự so sánh, điều chỉnh
HS luyện thanh
HS thực hiện
HS sửa sai
HS tập đánh nhịp 
HS lên trình bày
HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docÂm nhạc 7 - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Thượng Lâm.doc